Đang lúc giá dầu thô có xu hướng hồi phục, Chính phủ lại đưa ra đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu để bù đắp hụt thu ngân sách. Giá xăng dầu trong nước sẽ càng thêm cớ trỗi dậy.


Liên bộ Công thương -Tài chính quyết định chi quỹ bình ổn để bù đắp chênh lệch giá xăng dầu
Giữ ổn định giá xăng dầu hiện hành
Giá xăng E5 giảm 320 đồng/lít, giá các loại xăng dầu khác giữ nguyên
Kể từ năm 2012 đến nay, mỗi lít xăng A92 đang phải cõng 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường. Mặt hàng dầu diezen gánh 500 đồng/lít, dầu hoả và madut chịu mức thấp hơn là 300 đồng/lít,kg cho thuế bảo vệ môi trường.



Biểu thuế này được ban hành theo Nghị quyết 1269 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký ngày 14/7/2011.



Tuy nhiên, đó chỉ là mức thuế sàn. Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 quy định một khung thuế rộng hơn nhiều đối với mặt hàng xăng dầu.



Cụ thể, đối với xăng, mức thuế trần cho bảo vệ môi trường lên tới 4.000 đồng/lít, gấp 4 lần hiện nay. Dầu diezen có mức thuế trần là 3.000 đồng/lít, gấp 6 lần hiện nay.



Hai mặt hàng dầu hoả và madut, có sản lượng tiêu thụ ít nhất cũng chịu mức thuế trần lên tới 2.000 đồng/lít,kg, gấp 6,5 lần so với mức hiện nay.



Trong bối cảnh giá dầu thô sụt giảm triền miên suốt 5 tháng qua, Chính phủ đã đặt vấn đề cần tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu.



"Kế hoạch" này đã được trình bày khá rõ ở Tờ trình số 52 của Chính phủ, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thay mặt, thừa uỷ quyền của Thủ tướng ký gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/2.



Tại Tờ trình này, Bộ Tư pháp cho biết, từ quý II/2014 đến nay, giá dầu thế giới đã giảm rất mạnh, từ 111,81 USD/thùng xuống còn 46,01 USD/thùng, chưa có dấu hiệu dừng lại và còn diễn biến phức tạp. Diễn biến đó đã tác động làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho cân đối ngân sách nhà nước năm 2015.



Đồng thời, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam sẽ bắt đầu phải thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong đó, mức thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ là 20%, xăng máy bay là 10%; nhiên liệu bay, dầu diezel và dầu hỏa là 35%.



Trong khi đó, thuế suất bảo vệ môi trường hiện nay đối với xăng dầu chỉ ở mức sàn.



Do vậy, Bộ Tư pháp rằng, việc nâng thuế suất thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trên mức sàn là cần thiết, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và cam kết giảm thuế theo Hiệp định ATIGA, đồng thời, tạo sự chênh lệch hợp lý giữa xăng E5 và xăng khoáng để khuyến khích người dân sử dụng xăng, dầu sinh học.



Để thực hiện chính sách trên, Bộ Tư pháp đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sửa đổi Nghị quyết số 1269 về biểu thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội, đưa vào chương trình xây dưng luật, pháp lệnh năm 2015.



Hiện Bộ Tài chính chưa có con số tăng mới dự kiến cho thuế bảo vệ môi trường của xăng dầu. Nhưng nếu đề xuất trên được thông qua, giá xăng dầu bán lẻ trong nước chắc chắn sẽ có cớ tăng kỷ lục.



Năm 2014, tăng mạnh nhiều khoản phí trong kết cấu giá thành xăng dầu.



Đáng chú ý nhất là mức tăng chi phí bán hàng.



Đối với xăng, chi phí bán hàng đã tăng từ 860 lên 1.050 đồng/lít. Dầu diezen và dầu hoả tăng từ 600 lên 950 đồng/lít. Dầu madut tăng từ 500 lên 600 đồng/kg.



Mức trích lập Quỹ Bình ổn giai đoạn tháng 8/2014 đến nay đã nhiều đợt tăng gấp 2,6 lần, từ 300 lên 800 đồng/lít.



Thuế nhập khẩu xăng dầu đã tăng từ các mức 14-18% lên mức 30-35% tuỳ loại.



>>> Giảm giá chưa bao lâu, xăng dầu nhấp nhổm tăng lại



Theo Phạm Huyền



Vietnamne
 

hoacomay1727

New Member
“Ông lớn” cũng hoang mang

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

Chỉ có cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, sản phẩm nông nghiệp mới hy vọng nâng sức cạnh tranh trước hàng hóa của nước ngoài. Trong ảnh: Mô hình sản xuất nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai tại Campuchia Ảnh: Quốc Hy



Quen dựa vào sự bảo hộ, “bầu sữa” ngân sách nên khi cánh cửa hội nhập chuẩn bị mở toang, nhiều doanh nghiệp chới với

Các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực công - nông nghiệp đang được hưởng chính sách bảo hộ thuế quan như thép, ô tô, sữa, mía đường... sẽ chịu sức ép lớn nhất.



Khốc liệt ngành thép



Ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nhìn nhận nguy cơ với DN ngành thép đã đến từ năm ngoái khi hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được đàm phán, ký kết với lộ trình giảm dần thuế về 0%. Khi không còn được bảo hộ bằng thuế quan, các DN phải cạnh tranh sòng phẳng về chất lượng, giá cả trước sự đổ bộ của thép nhập khẩu từ Nga, Trung Quốc, Belarus, Kazakhstan, Hàn Quốc...



Năm 2014, dù tăng trưởng ngành thép cao hơn nhiều so với dự kiến nhưng công suất của DN chỉ đạt khoảng 60% so với thiết kế do thép nhập khẩu tăng mạnh. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam nhập khẩu sắt thép của nhiều nước, trong đó lớn nhất là từ Trung Quốc với 6,3 triệu tấn trị giá hơn 3,8 tỉ USD và hơn 1 tỉ USD nhập các sản phẩm từ sắt thép... Cuối năm ngoái, hàng loạt nhà máy trong nước phải đóng cửa do làm ăn thua lỗ. Ngược lại, nhiều dự án sắt thép của nước ngoài không ngừng rót vốn, mở rộng đầu tư và được hưởng nhiều ưu đãi. Tổng giám đốc một thương hiệu lớn trong ngành thép cho rằng đây là vấn đề đòi hỏi vai trò của Chính phủ tạo ra môi trường bình đẳng giữa DN trong nước với nhau, chưa nói đến DN nước ngoài. “Nhật, Hàn Quốc đã nhận ra DN trong nước mới là nền tảng để phát triển đất nước lâu dài và phải là DN có vốn tư nhân. Đó là con đường duy nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững” - vị tổng giám đốc này chia sẻ.



Theo nhiều DN, từ lâu, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đã mất dần vai trò dẫn dắt, làm đầu tàu do thua lỗ. Ông Phạm Chí Cường cho rằng VNSteel đã để lỡ nhiều cơ hội phát triển trong quá khứ do cách thức tổ chức, điều hành chưa đúng. Bản thân VNSteel đã nhận ra và bắt tay vào chấn chỉnh những đơn vị yếu kém, cải tổ bộ máy… Ở chiều xuất khẩu, sản phẩm của các thương hiệu như Hoa Sen, Pomina... liên tục bị kiện chống bán phá giá, áp thuế chống bán phá giá rất cao. Chẳng hạn, Tôn Hoa Sen xuất khẩu sắt thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á nhưng liên tục bị các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia khởi kiện chống bán phá giá, gây không ít khó khăn. “DN Việt phải cố gắng hạ chi phí sản xuất, giá thành để cạnh tranh với hàng ngoại và cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để các nhà nhập khẩu nước ngoài ủng hộ” - ông Cường nói.



Mía đường cầm chắc thua



Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện có 30% DN mía đường đang “mệt mỏi”, 70% còn lại tạm ổn và chỉ một số ít bắt đầu đầu tư vùng nguyên liệu, hướng đến phát triển bền vững. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, nhận định hội nhập sẽ khắc nghiệt nhưng là công cụ sàng lọc hữu hiệu nhất: DN yếu phải rời sân chơi, nhường chỗ cho DN mạnh. Điều đó tốt hơn là tất cả cùng “sống chung” trong cùng kiệt khó. Tuy nhiên, thời gian qua chính sách không ổn định nên DN không dám bung tiền đầu tư cho nông dân trồng mía.



“Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân thông qua việc nghiên cứu giống cây trồng, công cụ, kỹ thuật... Chính phủ Thái Lan có cả chương trình mía đường, có Luật Mía đường và quy hoạch bài bản nên họ vượt xa Việt Nam. Đường Thái Lan bán trong nước giá khoảng 18.000-19.000 đồng/kg, nhập lậu vào Việt Nam bán chỉ 10.000-12.000 đồng/kg. Đường của Hoàng Anh Gia Lai sản xuất ở Lào giá thành chỉ trên dưới 5.000 đồng/kg. Vì sao họ làm được như vậy? Câu hỏi này đang cần được nhà nước trả lời kèm theo đó là những chính sách vĩ mô phù hợp cho DN phát triển. DN Việt hiện như kẻ tay ngang sắp phải ra trận đấu với những võ sĩ chuyên nghiệp thì làm sao thắng được” - ông Long thừa nhận.



Một thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết những khó khăn chung của ngành, DN đều nhìn thấy nhưng ít DN quan tâm và chịu làm khác để bứt phá. Chính sách cho ngành mía đường nghiêng về giải quyết phần ngọn, khắc phục hậu quả chuyện đã rồi chứ không đi vào vấn đề gốc. Hàng loạt nhà máy đường được thành lập nhưng không có chính sách đầu tư vùng nguyên liệu dẫn đến không có nguyên liệu sản xuất, phải đóng cửa. Sắp tới không còn bảo hộ, cạnh tranh sẽ trực diện hơn, chỉ một số nhà máy ở miền Trung, Tây Nguyên chịu đầu tư, hoạch định lại việc sản xuất kinh doanh mới có thể cạnh tranh được. Các nhà máy ở miền Tây dần phải dẹp hết, đó là diễn biến tất yếu và phải chấp nhận.



Chăn nuôi ảnh hưởng nặng



Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, thuế suất mặt hàng thịt gà, bò, trâu đối với 3 thị trường ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc xuống mức 0% và sẽ xuống 0% vào năm 2020 đối với các FTA khác. Theo dự báo của Bộ Tài chính, khả năng nhập khẩu các mặt hàng thịt sẽ tăng, nhất là thịt gà từ Hàn Quốc. Ngành chăn nuôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi TPP có hiệu lực vì mức thuế trung bình với thịt nhập khẩu từ 15% sẽ cắt giảm dần về 0% trong khi nhiều thành viên TPP như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand rất mạnh về chăn nuôi.



Theo Thái Phương - Thanh Nhân



Người Lao động



TỪ KHÓA
 

daophuc1982

New Member
B # BĐS



Tiền đổ vào bất động sản càng nhiều, rủi ro càng lớn

[​IMG]

[​IMG]

TS. Lê Xuân Nghĩa

Chuyên gia tài chính ngân hàng

CÙNG TÁC GIẢ




Tiền đổ vào bất động sản càng nhiều, rủi ro càng lớn
Ông Lê Xuân Nghĩa: Giá dầu giảm có lợi cho nền kinh tế
Ts. Lê Xuân Nghĩa: Buôn lậu, gian lận thương mại là rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp
Sáp nhập ngân hàng: Đâu phải chuyện cưỡng bức!
Xem tiếp »

Đây là nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khi bình luận về triển vọng của thị trường mua bán, sát nhập bất động sản trong năm 2015.


Các sàn bất động sản khởi động sớm
Bất động sản năm Ất Mùi 2015 “tiền hung, hậu cát”
Bất động sản kỳ vọng sôi động đầu năm mới
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, bất động sản là khu vực dễ bị tổn thương nhất khi nguồn tài chính tập trung vào khu vực này, bởi thị trường bất động sản rất dễ trở lại bong bóng nếu tín dụng tăng mạnh.



Đầu cơ là tự giết mình



Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu nhìn ở khía cạnh lạc quan, có 4 yếu tố "tăng" trong bất động sản trong thời gian tới, đó là: tăng nhu cầu về nhà ở; tăng đầu tư; tăng mua bán, sát nhập và tăng tín dụng.



Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít rủi ro. Chẳng hạn, rào cản về nợ xấu, yếu tố pháp lý, tính dễ bị tổn thương của thị trường này.



Đặc biệt, chuyện "thổi giá" và đầu cơ bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện trở lại, nhiều nhất tập trung ở cái gọi là "phân khúc cao cấp".



Thực tế cho thấy, mặc dù giao dịch bất động sản đã tăng trở lại nhưng giá cả vẫn còn bấp bênh. Đáng ngại nhất là yếu tố "thổi giá" luôn tỷ lệ thuận với số lượng giao dịch.



Mới đây, nhiều chủ đầu tư bất động sản ồ ạt tung ra các dòng bất động sản cao cấp với mức giá "trên trời". Điều đáng chú ý là có những cái tên chưa từng xuất hiện trong giới bất động sản trước đây. Hay có những cái tên vốn chỉ "làm" bất động sản bình dân cũng bắt đầu "lấn sân" sang cao cấp.



Cách đây không lâu, khi cái tên Đại Quang Minh rầm rộ đưa máy móc thiết bị "cày xới" một vị trí được xem là đắc địa nhất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, giới đầu tư bất động sản một phen "tá hỏa" bởi sự chịu chi của ông chủ "trẻ" này.



Hiện tại, Đại Quang Minh đang tung ra các dòng sản phẩm nhà ở cao cấp của dự án Khu đô thị Sala, trong đó riêng dòng biệt thự có mức giá lên tới hàng trăm triệu đồng m2.



Một số nhà quan sát cho rằng, chưa bàn đến chuyện vị trí hay mức độ sang trọng của dự án Sala, nhưng với sự ưu đãi đặc biệt mà chủ đầu tư này đang thừa hưởng thì mức giá trên liệu có phù hợp trong bối cảnh bất động sản rất cần quay về giá trị thực?



Tất nhiên, những đối tượng nhiều tiền có quyền sở hữu những bất động sản giá cao. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu mua những dự án bất động sản cao cấp tại thời điểm này để đầu tư cần hết sức thận trọng, bởi rủi ro luôn hiện hữu phía trước.



Dân tự xây doanh nghiệp sẽ "chết"



Chuyện xây nhà phải theo nhu cầu của thị trường nghe có vẻ thừa... Nhưng, nếu đi một vòng khu vực trung tâm TP.HCM dễ dàng nhận thấy có khá nhiều dự án căn hộ dù đã hoàn tất xây thô nhưng không thể hoàn thiện đưa vào sử dụng do hệ lụy của "cơn sốt" nhà đất trước đây.



Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, cơ cấu nhà ở tại nhiều dự án của các doanh nghiệp bất động sản đã chuyển dịch mạnh theo hướng sản phẩm hàng hóa có nhu cầu cao từ người tiêu dùng, chẳng hạn nhiều dự án đã chuyển dần sang diện tích nhỏ, trung bình.



Nói về triển vọng của thị trường bất động sản, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, một số liệu rất chính thống, rất đáng tin cậy đó là kết quả điều tra dân số giữa kỳ 5 năm của Tổng Cục thống kê đến tháng 4/2014 cho biết, trong 5 năm (từ 2010 - 2014) dân số chỉ tăng chưa tới 1 triệu người, nhưng bình quân mỗi năm chúng ta xây dựng mới được 83 triệu m2 nhà ở; trong khi mười năm trước đó bình quân chỉ xây được 70 triệu m2.



Cá biệt năm 2014, chúng ta xây dựng được 97 triệu m2 nhà ở. Ông Nguyễn Trần Nam dự báo, trong 5 năm tới, với điều kiện kinh tế phục hồi ổn định hoàn toàn chúng ta có thể tin tưởng trung bình mỗi năm xây dựng đạt 100 triệu m2 nhà ở.



Tuy nhiên, một yếu tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp bất động sản cần hết sức lưu ý đó là khoảng một nửa diện tích nhà ở xây dựng mới nói trên được xây dựng ở nông thôn do người dân tự xây, một nửa còn lại xây dựng ở thành thị nhưng có tới 65 - 70% người dân tự xây, chỉ có 30 - 35% là do doanh nghiệp bất động sản xây.



Điều này cho thấy, dù diện tích nhà ở tăng, nhu cầu ở tăng nhưng thời gian qua, phần lớn diện tích nhà ở do dân xây chứ không phải doanh nghiệp xây.



Các chuyên gia cho rằng, để diện tích nhà ở được xây dựng bằng các dự án do doanh nghiệp đầu tư tăng dần tỷ trọng, bản thân mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược, xây dựng đầu ra, phát triển căn cơ hơn, đi đúng vào nhu cầu thật hơn, không theo phong trào, không theo cảm tính.



Theo NGÔN DÂN



 

neo_kt89

New Member
[​IMG]



Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Dòng bank không phải hoa khôi

(ĐTCK) Tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài (từ 24-27/2), thị trường đã có những phiên tăng giảm đan xen với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, trong 10 cổ phiếu tăng phát triển nhất tuần qua lại vắng bóng nhóm cổ phiếu vua này.
 

quaquelhp

New Member
Được rồi GAS hồi về 2 phiên rất nhẹ chứng tỏ có đường lên tiếp
 

mailanng613

New Member
Kể từ ngày 1-3, giá gas bán lẻ khu vực TP HCM được nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối điều chỉnh tăng thêm 5.000 đồng/bình 12 kg.



Theo đó, giá gas bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng một số thương hiệu như sau (loại bình 12 kg): PetroVietNamgas 310.000 đồng/bình, Petrolimex 311.000 đồng/bình, Giadinhgas 313.000 đồng/bình,…



Đại diện Chi hội gas miền Nam cho biết nguyên nhân các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá là do giá gas thế giới theo hợp đồng (CP) vừa được công bố tăng thêm 15 USD/tấn, lên 480 USD/tấn.



Trước đó, vào đầu tháng 2-2015, giá gas cũng đã tăng 5.000 đồng/bình 12 kg sau khi giảm sâu 33.000 đồng/bình 12 kg vào tháng 1-2015 theo diễn biến của giá gas thế giới trong từng tháng.
 

sep_truong

New Member
Giá dầu nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức dưới 100 USD/thùng trong những năm tới.



Những điều chúng ta biết là mặc dù gần đây tăng giá trở lại nhưng giá dầu đã giảm gần 50%, là mức sụt giảm kéo dài và lớn nhất trong 20 năm qua.



Và chúng ta biết vì sao – dầu đá phiến của Hoa Kỳ, và trong mức độ ít hơn là dầu từ Libya quay lại thị trường, đã đẩy sản lượng lên trong lúc nền kinh tế Trung Quốc và EU giảm cung.



Thêm vào đó là đồng đôla Mỹ mạnh khiến dầu trở nên đắt hơn trên thực tế và giảm cung xuống cũng như chúng ta sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp với một xu thế giá dầu giảm.



Điều sẽ xảy ra có lẽ là khó đoán hơn.



Với việc ngành dầu đá phiến Hoa Kỳ (shale oil), vốn đang nở rộ, cho thấy ít chỉ dấu chững lại, và các quan ngại gia tăng về độ vững chắc của kinh tế toàn cầu, có nhiều lý do để cho rằng việc dầu giảm giá sẽ còn tiếp tục trong tương lai gần.



Đó chính là lý do thường xảy ra khi Opec, tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, thường can thiệp để bình ổn giá bằng cách giảm sản lượng. Opec trước đây là làm nhiều lần và trên thực tế thị trường mong đợi Opec can thiệp.



Lần này thì không. Trong một bước lịch sử vào cuối năm ngoái, Opec nói rằng chẳng những họ sẽ không cắt sản lượng theo định mức hiện nay từ mức 30 triệu thùng/ngày mà tổ chức này sẽ không có y định cắt sản lượng thậm chí giá dầu xuống mức 20 USD/thùng.

Opec tuyên bố như vậy bất chấp sự phản đối mạnh của Venezuela, Iran, Algeria, và nhiều nước thành viên khác vốn cần giá dầu ở mức 100 USD hay cao hơn thế để cân bằng ngân sách.



Với dự kiến khoảng 900 tỉ USD dự trữ ngoại hối, Ả rập Saudi có thể chờ đợi được.



Opec nay là tổ chức cung cấp hơn 30% lượng dầu cho toàn thế giới, giảm từ mức 50% hồi thập niên 1970, một phần do các nhà sản xuất dầu đá phiến của Hoa Kỳ vốn khởi nghiệp từ cách đây 10 năm và hiện đang phát triển mạnh.



"Nếu đây là nguyên nhân thì ai là người nên được trông đợi cắt sản lượng để hãm việc giá dầu giảm?" Opec biện luận vào tháng trước.



Trong khi đó Ả rập Saudi không sẵn sàng mất thêm thị phần cho các đối thủ, ít nhât là các nhà sản xuất dầu đá của Hoa Kỳ.



Bằng việc nắm rõ rằng họ có thể cầm cự được với giá dầu giảm rất thấp trong thời gian những năm tói, Ả rập Saudi thà đứng nhìn còn hơn, theo Philip Whittaker từ Boston Consulting Group.



Hệ lụy từ quyết định của Opec đã có tác động vượt quá cả việc đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa.



"Chúng ta đã sang một trang mới trong lịch sử thị trường dầu với thực tế là nay thị trường bắt đầu hoạt động không giống với mô hình cartel trước đây,’’ Stuart Elliott, chuyên gia năng lượng từ công ty Platts nói.



Hệ lụy của việc giá dầu giảm đã được chứng kiến tại nhiều khu vực trong ngành này và có thể kéo dài trong các tháng và thậm chí tính bằng các năm tới.



Nếu không có việc Opec tác động hỗ trợ cho giá dầu và nhu cầu dầu giảm do do tăng trưởng kinh tế thế giới chững lại, giá dầu nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức dưới 100 USD/thùng trong những năm tới.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top