daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tác giả Đoàn Minh Tâm với Nguyễn Bình Phương – Một hồn thơ “tinh quái”, lại đặc biệt chú ý đến dấu ấn của “thiền” tập trung ở tập thơ Buổi câu hờ hững của Nguyễn Bình Phương. Theo tác giả: “Tâm thế Nguyễn Bình Phương trải giữa một bên là hiện thực cuộc sống và một bên là những trạng thái tĩnh lặng mang dấu ấn thiền - nỗi day dứt về tự thân bộc lộ qua câu thơ mà tui đánh giá là đề từ của thi tập này: Đó là đời hay thơ/ Đó là anh hay Phật? Đôi lúc có cảm giác như ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, suy tưởng của Nguyễn Bình Phương đều hướng về thiền” [54].
Nhã Thuyên trong Phía khác của mặt trăng đã nhận xét về thế giới thơ Nguyễn Bình Phương như sau: “Thế giới thơ của Nguyễn Bình Phương không phải là một hư cấu, nó là một hiện thực khác. Nó có hệ sinh vật riêng, vừa trùng khít với không gian sống của con người, vừa trở nên khác biệt: linh miêu, con hươu ma, những quả đồi lơ mơ, ngôi nhà rét, sương mù, khuôn mặt xanh, những ngôi sao màu hung…”. Tác giả còn nhấn mạnh: “Sự khó hiểu của thơ Nguyễn Bình Phương, nếu có, có thể có nguyên nhân từ chính người đọc (thơ): chúng ta thường lơ là việc nhìn ngắm chính cảm giác của mình đến nỗi, khi lạc vào một thế giới của một tâm hồn khác, ta vẫn giữ thói quen quan sát và nhìn ngắm một cái gì xa lạ, một cái gì ngoài ta” [59].
Luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương của Phạm Ngọc Lan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đi sâu tìm hiểu thế giới thơ của tác giả Nguyễn Bình Phương, phân tích các yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật thơ trên các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới nghệ thuật thơ và thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Nông Hồng Diệu trong bài viết Nguyễn Bình Phương: Sống bình thường, viết không bình thường, đã nhận định: “Chẳng dại khen văn chương Nguyễn Bình Phương. Ngay khi tập thơ “Buổi câu hờ hững” xôn xao văn đàn, trước cơn mưa ca tụng, anh chỉ buông câu: “tui thấy đã làm một việc là gói lại một quãng thời gian sáng tác”. Nhưng cũng chẳng chê Nguyễn Bình Phương làm gì cho nhọc. Anh thú nhận: “Ở góc độ khen, chê, tui là người bảo thủ. tui chỉ nghe chính tôi” [4].
Hiện nay, chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu chuyên biệt và hệ thống vấn đề thi pháp thơ Nguyễn Bình Phương. Các công trình chủ yếu chỉ đề cập tới một khía cạnh trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương, bàn về một khía cạnh trong một tác phẩm thơ ông, hay phân tích những khó khăn trong giải mã tín hiệu thơ của tác giả. Như vậy, qua khảo sát các tư liệu, bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, chúng tui nhận thấy vấn đề thi pháp thơ Nguyễn Bình Phương chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Thi pháp thơ Nguyễn Bình Phương.
3.2. Phạm vi khảo sát
Với đề tài này, chúng tui đi sâu khảo sát các tập thơ Nguyễn Bình Phương, cụ thể:
- Lam chướng (1992)
- Khách của của trần gian (1996)
- Xa thân (1997)
- Từ chết sang trời biếc (2001)
- Thơ Nguyễn Bình Phương (2004)
- Buổi câu hờ hững (2011)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tui xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Đặt thơ Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy chung của thơ ca Việt Nam đương đại để làm nổi rõ được nét chung và nét riêng tạo nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Bình Phương. Từ đó xác định vị trí của nhà thơ Nguyễn Bình Phương trong thế hệ các nhà thơ sau 1975.
- Phân tích đặc điểm thi pháp thơ Nguyễn Bình Phương trên phương diện tổ chức hình tượng nghệ thuật và tổ chức lời thơ. Trên cơ sở đó, thấy được những đóng góp của ông trên hành trình cách tân thơ Việt Nam sau 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tui đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp cấu trúc hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu thơ của Nguyễn Bình Phương từ góc độ thi pháp. Do vậy, nó thể hiện những đánh giá, tìm tòi của người viết về mặt hình thức, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu đúng về thơ ông. Đồng thời, luận văn góp phần khẳng định phong cách thơ độc đáo của Nguyễn Bình Phương và những đóng góp của ông trong hành trình cách tân thơ Việt Nam sau 1975.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Thơ trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Bình Phương
Chương 2: Hệ thống hình tượng trong thơ Nguyễn Bình Phương
Chương 3: Ngôn ngữ, kết cấu và bút pháp tạo hình trong thơ Nguyễn Bình Phương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top