Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thị trường bảo hiểm Việt Nam: thực trang và những thách thức phía trước để hội nhập, phát triển và các giải pháp, chính sách để giải quyết
BÀI LÀM:
I. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam:
1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bảo hiểm Việt Nam
Thị trường bảo hiểm Việt Nam chính thức được hình thành từ năm 1964 với sự thành lập của Doanh nghiệp Bảo Việt. Đến ngày 18/12/1993, Chính phủ ra Nghị định 100/1993/NĐ-CP quy định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của các DNBH tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, lần lượt các DNBH khác được cấp phép hoạt động, như: Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long (1995), PVI (1996), PTI (1998), VIA (1996), UIC (1997), Allianz (1999), Việt Úc (1999), BH AON (1999), VINARE (1994).
Đến năm 2000, Luật kinh doanh BH ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Việc thành lập, hoạt động KDBH được điều chỉnh bởi Luật KDBH và các văn bản pháp quy ban hành. Đặc biệt năm 2003, Vụ Bảo hiểm được thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý BH từ Vụ Quản lý Ngân hàng và các tổ chức tài chính, tạo nên sự quản lý nhà nước trong hoạt động KDBH chuyên trách và sâu sát hơn, thích ứng với sự phát triển của thị trường BH và hội nhập quốc tế.
Chúng ta đã tiến hành sửa đổi một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và ban hành NĐ 45, NĐ 46 (thay thế NĐ 42, NĐ 43) ngày 27/3/2007, Thông tư 155, Thông tư 156 (thay thế TT 98, 99) ngày 20/12/2007, QĐ 96 của Bộ Tài chính ngày 19/11/2007 ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và QĐ 102 ngày 14/12/2007 ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. QĐ 23 của Bộ Tài chính ngày 9/4/2007 ban hành Quy tắc biểu phí BHBB TNDS chủ xe cơ giới, QĐ 28 Bộ Tài chính ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Bộ Tài chính dang tiến hành sửa đổi bổ sung NĐ 115 về chế độ BHBB TNDS chủ xe cơ giới, NĐ 118 về xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các văn bản là cơ sở để tiến tới sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm vào năm 2009. NĐ 45, NĐ 46, TT 155, TT 156 đã tạo ra được rào cản kỹ thuật để sang lọc các DNBH muốn được thành lập và hoạt đọng như tăng vốn pháp dịnh từ 70 tỉ lên 300 tỉ đối với doanh nghiệp phi nhân thọ, 140 tỉ đồng lên 600 tỉ đồng đối với nhân thọ, tổ chức nước ngoài đứng ra thành lập DNBH phải có trên 10 năm hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tổng tài sản trển 2 (hai) tỉ USD, quy định về năng lực quản lý và chuyên môn cho các chức danh chủ tịch và ủy viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và Phó giám đốc chi nhành và trước các phòng ban, điều kiện mở thêm chi nhánh và phòng kinh doanh.
Đến năm 2009, hàng loạt các văn bản pháp lý được ban hành, điều chỉnh cụ thể hơn vấn đề KDBH:
Ban hành Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25/2/2009 hướng dẫn một số điều của Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới,
Ban hành Thông tư 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 155 và Thông tư 156,
Ban hành Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm,
Ban hành TT 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm Xe cơ giới,
Ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân đối với đai lý bảo hiểm.
Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm được ra đời thay thế Vụ bảo hiểm với nhiệm vụ và quyền hạn cao hơn trong việc thực hiện chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cục đã tiến hành kiểm tra thực hiện TT 126 về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, kiểm tra đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra toàn diện một số doanh nghiệp bảo hiểm. Quá trình kiểm tra Cục Quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính đã có những văn bản chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Số lượng các DNBH không ngừng gia tăng:
Tính đến hết năm 2006, trước thời điểm cam kết WTO có hiệu lực, thị trường BHVN có 21 DNBH Phi nhân thọ, trong đó có 2 DNBH nhà nước, 4 DNBH liên doanh, 5 DNBH có 100% vốn nước ngoài; 7 DNBH Nhân thọ, trong đó có 1 DNBH nhà nước và 6 DNBH 100% vốn nước ngoài; 8 DN môi giới BH trong đó có 5 công ty cổ phần và 3 công ty 100% vốn nước ngoài; 1 DN tái bảo hiểm là công ty cổ phần.
Theo Hiệp hội bảo hiểm VN, Tính đến tháng 8 năm 2009 cả nước hiện có 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động với tổng vốn chủ sở hữu gần 18.000 tỷ đồng.
Các DNBH vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nhằm cung cấp cho thị trường BH những sản phẩm BH có lợi hơn cho người tham gia BH, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội của từng thời kì, giai đoạn phát triển của đất nước.
3. Năng lực hoạt động của các DNBH ngày một nâng lên rõ rệt
Về vốn điều lệ của các DNBH: Tính đến hết năm 2006, vốn điều lệ của các DNBH Phi nhân thọ là 3.255 tỉ đồng và 74,4 triệu USD (tương đương 1.190,4 tỉ đồng); các DNBH Nhân thọ có vốn điều lệ là 1.500 tỉ đồng và 180 triệu USD (tương đương 2.880 tỉ đồng); các DN môi giới BH có vốn điều lệ 28 tỉ đồng và 0,9 triệu USD (tương đương 14,4 tỉ đồng); DN tái bảo hiểm có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Tổng tài sản của các DNBH Phi nhân thọ 8.215 tỉ đồng, các DNBH Nhân thọ 30.388 tỉ đồng, DN tái bảo hiểm 875 tỉ đồng. Doanh thu phí BH gốc của các DNBH Phi nhân thọ 6.445 tỉ đồng, các DNBH Nhân thọ 8.483 tỉ đồng. Đầu tư tài chính của các DNBH vào nền kinh tế quốc dân: DNBH Phi nhân thọ 5.143 tỉ đồng, DNBH Nhân thọ 25.533 tỉ đồng.
Vê doanh thu: Nếu như năm 2003, doanh thu phí BH toàn thị trường đạt mức 10.390 tỷ đồng thì đến năm 2008, đạt 19.600 tỷ đồng. Năm 2003, doanh thu từ hoạt động tái đầu tư của các DNBH đạt 1.046 tỷ đồng thì đến năm 2008 đạt 6.014 tỷ đồng. Năm 2009, Toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 6.442 tỉ đồng, tăng 15,8%, trong đó bảo hiểm xe cơ giới dẫn đầu doanh thu với 2.147 tỉ đồng, tăng 26,3%, Trong đó Bảo Việt dẫn đầu với 584 tỉ đồng, Bảo Minh 313 tỉ đồng, PJICO 305 tỉ đồng. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 771 tỉ đồng, tăng 28.2%, trong đó PVI đạt 253 tỉ đồng, Bảo Việt 223 tỉ đồng, Bảo Minh 130 tỉ đồng. Bảo hiểm y tế và tai nạn con người đạt doanh thu 714 tỉ đồng, tăng 22,3%, trong đó Bảo Việt 297 tỉ đồng, Bảo Minh 161 tỉ đồng, PVI 69 tỉ đồng. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt doanh thu 707 tỉ đồng, tăng trưởng 54,7%, Trong đó PVI 187 tỉ đồng, Bảo Việt 123 tỉ đồng, Bảo Minh 120 tỉ đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm giảm bao gồm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển giảm 12%, trong đó Bảo Việt 135 tỉ đồng, PJICO 46 tỉ đồng, Bảo Minh 44 tỉ đồng. Bảo hiểm hàng không giảm 47%, trong đó Bảo Việt 97 tỉ đồng, VNI 94 tỉ đồng, Bảo Minh 14 tỉ đồng. Bảo hiểm cháy nổ giảm 65%, trong đó Bảo Việt 150 tỉ đồng, PVI 124 tỉ đồng, Bảo Minh 108 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có doanh thu cao là Bảo Việt 1.667 tỉ đồng (tăng 0,54%); PVI đạt 1.520 tỉ đồng (tăng 35,2%), Bảo Minh đạt 909 tỉ đồng (giảm 8,8%), PJICO đạt 542 tỉ đồng (tăng 6,2 %).
Thu Phí bảo hiểm phi nhân thọ định kỳ năm đầu trong 06 tháng đầu năm 2009 đạt 1.184 tỉ đồng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 29,2 tỉ đồng tăng 220%. Tổng phí khai thác mới trong 6 tháng đầu năm đạt 1.213 tỉ đồng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 388 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ có phí bảo hiểm khai thác mới là 312 tỉ đồng, Manulife là 132 tỉ đồng. Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường là: 5.499 tỉ đồng, tăng 8.69% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với 2.182 tỉ đồng chiếm 39,69% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 1.812 tỉ đồng chiếm 32,95% thị phần, Manulife với 568,5 tỉ, chiếm 10,34% thị phần. Với bước tăng trưởng “ngoạn mục” trong 3 tháng năm Quý II năm 2009 về khai thác mới đạt 10% so với cùng kỳ năm trước và tổng doanh thu phí đạt 11% bất chấp những điều kiện khó khăn về kinh tế đã kéo kết quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đi lên. Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng có thể lạc quan nhận định rằng, thị trường bảo hiểm Nhân thọ đã tìm ra được hướng đi đúng và đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm ở nước ta đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Có thể khẳng định, đây là nguồn tái đầu tư vào nền kinh tế quan trọng hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế gần 59.000 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 số vốn mà các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế là gần 70.000 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2008. Đồng thời, giải quyết bồi thường bảo hiểm 6.400 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, hoạn nạn. Riêng thị trường bảo hiểm nhân thọ, với việc người dân đã quen thuộc với loại hình này nên tiềm năng phát triển là rất lớn.
Toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ đã giải quyết bồi thường 2.130 tỉ đồng trong đó các Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là AIG 88,6%, QBE 61,83%, các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn 56%, trong đó tỉ lệ bồi thường của PJICO 92%, ACE là 87,5%, BIC 87,1%, Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 58%, trong đó Bảo Minh 67%, AIG 65%...
Số lượng hợp đồng bảo hiểm không ngừng tăng: Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 06 tháng 2009 đạt 284.792 hợp đồng (sản phẩm chính) tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó Prudential khai thác được 107.286 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 75.608 hợp đồng, AIA là 25.455 hợp đồng. Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong 6 tháng đầu năm là 34.672 hợp đồng tăng 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 29.654 hợp đồng, Dai-ichi Life là 2.505 hợp đồng, AIA là 1.129 hợp đồng. Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 284.200 hợp đồng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Bảo Việt Nhân thọ là 109.494 hợp đồng, Prudential với 108.994 hợp đồng, , AIA là 29.073 hợp đồng .Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 3.879.017 hợp đồng và mức tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái (0.1%). Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 1.593.977, Bảo Việt Nhân thọ là 1.522.570 hợp đồng, Manulife là 259.429 hợp đồng.
Số tiền bảo hiểm:Tổng mức trách nhiệm mà các DNBH Nhân thọ đang nắm giữ là 250,43 nghìn tỉ đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 165,7 nghìn tỉ đồng tăng 17%, mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 84,7 tỉ đồng tăng 7,1%.
+ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu triển khai phát triển sản phẩm bảo hiểm, quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
+ Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn hay bằng vốn pháp định để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm lâu dài tại VN, tạo điều kiện đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và đảm bảo biên khả năng thanh toán cho khách hàng.
- Hoàn thiện từng bước luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn phù hợp với chuẩn mực quốc tế quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tiến tới đén năm 2010 sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩn mực quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh bao hiểm và bảo vệ quyền lợi ích khách hàng ngày một tốt hơn.
- Hình thành bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đủ mạnh để thực hiện việc hậu kiểm đạt kết quả cao.
+ Trước hết cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức Vụ Quản lý Bảo hiểm – Bộ Tài chính, nâng cấp thành Cục Quản lý Bảo hiểm. Trong đó, có bộ phận Thanh tra Bảo hiểm có quyền ra quyết định xử phạt những vi phạm trong hoạt động KDBH, bộ phận nghiên cứu định hướng phát triển thị trường bảo hiểm trong từng giai đoạn làm cơ sở cấp phép thành lập DNBH và ban hành các văn bản pháp quy.
+ Thứ hai là cần thành lập Cơ quan giám sát các dịch vụ tài chính trực thuộc chính phủ. Cơ quan này có chức năng tiếp nhận báo cáo hoạt động, kiểm tra xử phạt các hoạt động KDBH, chứng khoán, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ngân hàng, tín dụng. Việc kiểm soát liên ngành sẽ không cho phép tạo kẽ hở dấu rủi ro khiếm khuyết của ngành này đến khi phát hiện ra sẽ kéo theo sự ảnh hưởng của ngành khác như ngân hàng cho vay quá nhiều vào chứng khoán và bất động sản làm tăng trưởng bong bóng của 2 ngành này đến khi bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá ảnh hưởng đến sự suy sụp của ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.
- Cần có sự biến đổi về chất của các DNBH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng, phù hợp với mô hình phát triển DNBH theo chuẩn mực quốc tế.
+ Trước hết, phải tập trung vào công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu quản lý BH từ khâu khai thác, theo dõi hợp đồng, khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xử lý sự cố thiên tai, tai nạn, giám định bồi thường, tính phí, đánh giá rủi ro. Các DNBH trước đây đã đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng thiếu đồng bộ nên ít nhiều đã có thất bại hay hiệu quả ứng dụng điều hành không cao. Con đường ngắn nhất là từng DNBHVN lựa chọn đối tác chiến lược để tiếp thu kinh nghiệm, năng lực quản lý điều hành DN cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý điều hành của họ mang tính hệ thống và thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao.
+ Thứ hai là tập trung cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mang tính hệ thống, bài bản với những nội dung, chương trình đào tạo chuẩn mực quốc tế thay cho lối đào tạo truyền bá kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước dạy bảo người đi sau. Đối với các DNBH Phi nhân thọ cần từng bước tăng dần tỉ trọng khai thác BH qua khâu trung gian là môi giới và đại lý BH, tinh giảm biên chế đội ngũ cán bộ khai thác trước đây để đào tạo họ thành những cán bộ quản lý BH giỏi, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Ngoài ra, các DNBH cả nhân thọ và phi nhân thọ cần có những chương trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng chế độ đãi ngộ thích hợp cho những đại lý BH từ lúc mới tuyển dụng đến bước thăng tiến sau này sao cho có chất lượng và đảm bảo thu nhập ngày càng cao, tạo ra đội ngũ BH chuyên nghiệp, chuyên tâm với nghề, cống hiến cho DN.
+ Thứ ba là cần tạo ra thế mạnh hơn hẳn của DNBHVN về địa lý, văn hóa, pháp luật để cạnh tranh với các DNBH nước ngoài không hoạt động tại VN.
Thế mạnh địa lý tạo cơ hội cho DNBH tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đầu tư mở rộng các dịch vụ gia tăng cho khách hàng (như khám bệnh điều trị tại bệnh viện bác sĩ nổi tiếng VN, bảo dưỡng xe, chữa xe không thuộc tai nạn bảo hiểm được giảm giá…) và giải quyết việc giám định cũng như bồi thường nhanh nhất, trực tiếp tới khách hàng.
- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm VN và mạnh dạn giao dần cho Hiệp hội thực hiện các dịch vụ hành chính công. Sự hợp tác giữa các DNBH, xây dựng ngôi nhà chung mang tiếng nói chung, xây dựng chế độ tự quản của các DNBH tất yếu được xoay quanh trục là vai trò của HHBHVN. Thời gian qua, HHBH đã phát huy được vai trò trong tuyên truyền về BH; tư vấn, thẩm định đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp quy; tổng hợp cung cấp thông tin đánh giá tình hình thị trường BHVN; tổ chức đào tạo tập huấn và hội thảo, xây dựng chế độ hợp tác và tự quản; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Song, thực tế, không ít DNBH chưa tôn trọng Hiệp hội. Các Quy tắc ứng xử, Quy chế, Thỏa thuận hợp tác luôn bị các DNBH vi phạm mà chưa có chế tài xử phạt. Thực chất, hoạt động của HH vẫn sống nhờ 100% vào kinh phí đóng từ DNBH. Để HH có tiếng nói khách quan, có thể phát huy vai trò của mình thì cần từng bước tăng thu nhập của HH, giảm dần sự đóng góp kinh phí từ các DNBH. Đó chính là giao cho HHBH thực hiện các công việc hành chính công. Trước mắt, có thể giao cho HHBH là nơi duy nhất tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ đại lý BH Nhân thọ, Phi nhân thọ. Làm được việc này sẽ nâng cao rõ rệt chất lượng đào tạo, tuyển dụng đại lý, đồng thời ngăn chặn được việc tạo ra đội ngũ đại lý BH khống, chi hoa hồng khống cho đại lý khi DNBH vừa là người đào tạo cấp chứng chỉ vừa sử dụng và chi hoa hồng đại lý. Sau đó, HHBH sẽ là người được quyền thu các dịch vụ tư vấn phản biện đóng góp ý kiến văn bản pháp quy, thu từ dịch vụ duy trì hợp đồng và cung cấp thông tin từ phần mềm quản lý dữ liệu quản lý BH thống nhất, thu từ dịch vụ đào tạo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Thị trường bảo hiểm Việt Nam: thực trang và những thách thức phía trước để hội nhập, phát triển và các giải pháp, chính sách để giải quyết
BÀI LÀM:
I. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam:
1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bảo hiểm Việt Nam
Thị trường bảo hiểm Việt Nam chính thức được hình thành từ năm 1964 với sự thành lập của Doanh nghiệp Bảo Việt. Đến ngày 18/12/1993, Chính phủ ra Nghị định 100/1993/NĐ-CP quy định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của các DNBH tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, lần lượt các DNBH khác được cấp phép hoạt động, như: Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long (1995), PVI (1996), PTI (1998), VIA (1996), UIC (1997), Allianz (1999), Việt Úc (1999), BH AON (1999), VINARE (1994).
Đến năm 2000, Luật kinh doanh BH ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Việc thành lập, hoạt động KDBH được điều chỉnh bởi Luật KDBH và các văn bản pháp quy ban hành. Đặc biệt năm 2003, Vụ Bảo hiểm được thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý BH từ Vụ Quản lý Ngân hàng và các tổ chức tài chính, tạo nên sự quản lý nhà nước trong hoạt động KDBH chuyên trách và sâu sát hơn, thích ứng với sự phát triển của thị trường BH và hội nhập quốc tế.
Chúng ta đã tiến hành sửa đổi một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và ban hành NĐ 45, NĐ 46 (thay thế NĐ 42, NĐ 43) ngày 27/3/2007, Thông tư 155, Thông tư 156 (thay thế TT 98, 99) ngày 20/12/2007, QĐ 96 của Bộ Tài chính ngày 19/11/2007 ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và QĐ 102 ngày 14/12/2007 ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. QĐ 23 của Bộ Tài chính ngày 9/4/2007 ban hành Quy tắc biểu phí BHBB TNDS chủ xe cơ giới, QĐ 28 Bộ Tài chính ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Bộ Tài chính dang tiến hành sửa đổi bổ sung NĐ 115 về chế độ BHBB TNDS chủ xe cơ giới, NĐ 118 về xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các văn bản là cơ sở để tiến tới sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm vào năm 2009. NĐ 45, NĐ 46, TT 155, TT 156 đã tạo ra được rào cản kỹ thuật để sang lọc các DNBH muốn được thành lập và hoạt đọng như tăng vốn pháp dịnh từ 70 tỉ lên 300 tỉ đối với doanh nghiệp phi nhân thọ, 140 tỉ đồng lên 600 tỉ đồng đối với nhân thọ, tổ chức nước ngoài đứng ra thành lập DNBH phải có trên 10 năm hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tổng tài sản trển 2 (hai) tỉ USD, quy định về năng lực quản lý và chuyên môn cho các chức danh chủ tịch và ủy viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và Phó giám đốc chi nhành và trước các phòng ban, điều kiện mở thêm chi nhánh và phòng kinh doanh.
Đến năm 2009, hàng loạt các văn bản pháp lý được ban hành, điều chỉnh cụ thể hơn vấn đề KDBH:
Ban hành Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25/2/2009 hướng dẫn một số điều của Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới,
Ban hành Thông tư 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 155 và Thông tư 156,
Ban hành Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm,
Ban hành TT 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm Xe cơ giới,
Ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân đối với đai lý bảo hiểm.
Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm được ra đời thay thế Vụ bảo hiểm với nhiệm vụ và quyền hạn cao hơn trong việc thực hiện chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cục đã tiến hành kiểm tra thực hiện TT 126 về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, kiểm tra đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra toàn diện một số doanh nghiệp bảo hiểm. Quá trình kiểm tra Cục Quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính đã có những văn bản chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Số lượng các DNBH không ngừng gia tăng:
Tính đến hết năm 2006, trước thời điểm cam kết WTO có hiệu lực, thị trường BHVN có 21 DNBH Phi nhân thọ, trong đó có 2 DNBH nhà nước, 4 DNBH liên doanh, 5 DNBH có 100% vốn nước ngoài; 7 DNBH Nhân thọ, trong đó có 1 DNBH nhà nước và 6 DNBH 100% vốn nước ngoài; 8 DN môi giới BH trong đó có 5 công ty cổ phần và 3 công ty 100% vốn nước ngoài; 1 DN tái bảo hiểm là công ty cổ phần.
Theo Hiệp hội bảo hiểm VN, Tính đến tháng 8 năm 2009 cả nước hiện có 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động với tổng vốn chủ sở hữu gần 18.000 tỷ đồng.
Các DNBH vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nhằm cung cấp cho thị trường BH những sản phẩm BH có lợi hơn cho người tham gia BH, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội của từng thời kì, giai đoạn phát triển của đất nước.
3. Năng lực hoạt động của các DNBH ngày một nâng lên rõ rệt
Về vốn điều lệ của các DNBH: Tính đến hết năm 2006, vốn điều lệ của các DNBH Phi nhân thọ là 3.255 tỉ đồng và 74,4 triệu USD (tương đương 1.190,4 tỉ đồng); các DNBH Nhân thọ có vốn điều lệ là 1.500 tỉ đồng và 180 triệu USD (tương đương 2.880 tỉ đồng); các DN môi giới BH có vốn điều lệ 28 tỉ đồng và 0,9 triệu USD (tương đương 14,4 tỉ đồng); DN tái bảo hiểm có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Tổng tài sản của các DNBH Phi nhân thọ 8.215 tỉ đồng, các DNBH Nhân thọ 30.388 tỉ đồng, DN tái bảo hiểm 875 tỉ đồng. Doanh thu phí BH gốc của các DNBH Phi nhân thọ 6.445 tỉ đồng, các DNBH Nhân thọ 8.483 tỉ đồng. Đầu tư tài chính của các DNBH vào nền kinh tế quốc dân: DNBH Phi nhân thọ 5.143 tỉ đồng, DNBH Nhân thọ 25.533 tỉ đồng.
Vê doanh thu: Nếu như năm 2003, doanh thu phí BH toàn thị trường đạt mức 10.390 tỷ đồng thì đến năm 2008, đạt 19.600 tỷ đồng. Năm 2003, doanh thu từ hoạt động tái đầu tư của các DNBH đạt 1.046 tỷ đồng thì đến năm 2008 đạt 6.014 tỷ đồng. Năm 2009, Toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 6.442 tỉ đồng, tăng 15,8%, trong đó bảo hiểm xe cơ giới dẫn đầu doanh thu với 2.147 tỉ đồng, tăng 26,3%, Trong đó Bảo Việt dẫn đầu với 584 tỉ đồng, Bảo Minh 313 tỉ đồng, PJICO 305 tỉ đồng. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 771 tỉ đồng, tăng 28.2%, trong đó PVI đạt 253 tỉ đồng, Bảo Việt 223 tỉ đồng, Bảo Minh 130 tỉ đồng. Bảo hiểm y tế và tai nạn con người đạt doanh thu 714 tỉ đồng, tăng 22,3%, trong đó Bảo Việt 297 tỉ đồng, Bảo Minh 161 tỉ đồng, PVI 69 tỉ đồng. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt doanh thu 707 tỉ đồng, tăng trưởng 54,7%, Trong đó PVI 187 tỉ đồng, Bảo Việt 123 tỉ đồng, Bảo Minh 120 tỉ đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm giảm bao gồm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển giảm 12%, trong đó Bảo Việt 135 tỉ đồng, PJICO 46 tỉ đồng, Bảo Minh 44 tỉ đồng. Bảo hiểm hàng không giảm 47%, trong đó Bảo Việt 97 tỉ đồng, VNI 94 tỉ đồng, Bảo Minh 14 tỉ đồng. Bảo hiểm cháy nổ giảm 65%, trong đó Bảo Việt 150 tỉ đồng, PVI 124 tỉ đồng, Bảo Minh 108 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có doanh thu cao là Bảo Việt 1.667 tỉ đồng (tăng 0,54%); PVI đạt 1.520 tỉ đồng (tăng 35,2%), Bảo Minh đạt 909 tỉ đồng (giảm 8,8%), PJICO đạt 542 tỉ đồng (tăng 6,2 %).
Thu Phí bảo hiểm phi nhân thọ định kỳ năm đầu trong 06 tháng đầu năm 2009 đạt 1.184 tỉ đồng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 29,2 tỉ đồng tăng 220%. Tổng phí khai thác mới trong 6 tháng đầu năm đạt 1.213 tỉ đồng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 388 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ có phí bảo hiểm khai thác mới là 312 tỉ đồng, Manulife là 132 tỉ đồng. Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường là: 5.499 tỉ đồng, tăng 8.69% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với 2.182 tỉ đồng chiếm 39,69% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 1.812 tỉ đồng chiếm 32,95% thị phần, Manulife với 568,5 tỉ, chiếm 10,34% thị phần. Với bước tăng trưởng “ngoạn mục” trong 3 tháng năm Quý II năm 2009 về khai thác mới đạt 10% so với cùng kỳ năm trước và tổng doanh thu phí đạt 11% bất chấp những điều kiện khó khăn về kinh tế đã kéo kết quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đi lên. Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng có thể lạc quan nhận định rằng, thị trường bảo hiểm Nhân thọ đã tìm ra được hướng đi đúng và đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm ở nước ta đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Có thể khẳng định, đây là nguồn tái đầu tư vào nền kinh tế quan trọng hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế gần 59.000 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 số vốn mà các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế là gần 70.000 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2008. Đồng thời, giải quyết bồi thường bảo hiểm 6.400 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, hoạn nạn. Riêng thị trường bảo hiểm nhân thọ, với việc người dân đã quen thuộc với loại hình này nên tiềm năng phát triển là rất lớn.
Toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ đã giải quyết bồi thường 2.130 tỉ đồng trong đó các Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là AIG 88,6%, QBE 61,83%, các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn 56%, trong đó tỉ lệ bồi thường của PJICO 92%, ACE là 87,5%, BIC 87,1%, Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 58%, trong đó Bảo Minh 67%, AIG 65%...
Số lượng hợp đồng bảo hiểm không ngừng tăng: Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 06 tháng 2009 đạt 284.792 hợp đồng (sản phẩm chính) tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó Prudential khai thác được 107.286 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 75.608 hợp đồng, AIA là 25.455 hợp đồng. Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong 6 tháng đầu năm là 34.672 hợp đồng tăng 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 29.654 hợp đồng, Dai-ichi Life là 2.505 hợp đồng, AIA là 1.129 hợp đồng. Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 284.200 hợp đồng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Bảo Việt Nhân thọ là 109.494 hợp đồng, Prudential với 108.994 hợp đồng, , AIA là 29.073 hợp đồng .Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 3.879.017 hợp đồng và mức tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái (0.1%). Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 1.593.977, Bảo Việt Nhân thọ là 1.522.570 hợp đồng, Manulife là 259.429 hợp đồng.
Số tiền bảo hiểm:Tổng mức trách nhiệm mà các DNBH Nhân thọ đang nắm giữ là 250,43 nghìn tỉ đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 165,7 nghìn tỉ đồng tăng 17%, mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 84,7 tỉ đồng tăng 7,1%.
+ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu triển khai phát triển sản phẩm bảo hiểm, quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
+ Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn hay bằng vốn pháp định để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm lâu dài tại VN, tạo điều kiện đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và đảm bảo biên khả năng thanh toán cho khách hàng.
- Hoàn thiện từng bước luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn phù hợp với chuẩn mực quốc tế quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tiến tới đén năm 2010 sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩn mực quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh bao hiểm và bảo vệ quyền lợi ích khách hàng ngày một tốt hơn.
- Hình thành bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đủ mạnh để thực hiện việc hậu kiểm đạt kết quả cao.
+ Trước hết cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức Vụ Quản lý Bảo hiểm – Bộ Tài chính, nâng cấp thành Cục Quản lý Bảo hiểm. Trong đó, có bộ phận Thanh tra Bảo hiểm có quyền ra quyết định xử phạt những vi phạm trong hoạt động KDBH, bộ phận nghiên cứu định hướng phát triển thị trường bảo hiểm trong từng giai đoạn làm cơ sở cấp phép thành lập DNBH và ban hành các văn bản pháp quy.
+ Thứ hai là cần thành lập Cơ quan giám sát các dịch vụ tài chính trực thuộc chính phủ. Cơ quan này có chức năng tiếp nhận báo cáo hoạt động, kiểm tra xử phạt các hoạt động KDBH, chứng khoán, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ngân hàng, tín dụng. Việc kiểm soát liên ngành sẽ không cho phép tạo kẽ hở dấu rủi ro khiếm khuyết của ngành này đến khi phát hiện ra sẽ kéo theo sự ảnh hưởng của ngành khác như ngân hàng cho vay quá nhiều vào chứng khoán và bất động sản làm tăng trưởng bong bóng của 2 ngành này đến khi bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá ảnh hưởng đến sự suy sụp của ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.
- Cần có sự biến đổi về chất của các DNBH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng, phù hợp với mô hình phát triển DNBH theo chuẩn mực quốc tế.
+ Trước hết, phải tập trung vào công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu quản lý BH từ khâu khai thác, theo dõi hợp đồng, khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xử lý sự cố thiên tai, tai nạn, giám định bồi thường, tính phí, đánh giá rủi ro. Các DNBH trước đây đã đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng thiếu đồng bộ nên ít nhiều đã có thất bại hay hiệu quả ứng dụng điều hành không cao. Con đường ngắn nhất là từng DNBHVN lựa chọn đối tác chiến lược để tiếp thu kinh nghiệm, năng lực quản lý điều hành DN cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý điều hành của họ mang tính hệ thống và thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao.
+ Thứ hai là tập trung cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mang tính hệ thống, bài bản với những nội dung, chương trình đào tạo chuẩn mực quốc tế thay cho lối đào tạo truyền bá kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước dạy bảo người đi sau. Đối với các DNBH Phi nhân thọ cần từng bước tăng dần tỉ trọng khai thác BH qua khâu trung gian là môi giới và đại lý BH, tinh giảm biên chế đội ngũ cán bộ khai thác trước đây để đào tạo họ thành những cán bộ quản lý BH giỏi, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Ngoài ra, các DNBH cả nhân thọ và phi nhân thọ cần có những chương trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng chế độ đãi ngộ thích hợp cho những đại lý BH từ lúc mới tuyển dụng đến bước thăng tiến sau này sao cho có chất lượng và đảm bảo thu nhập ngày càng cao, tạo ra đội ngũ BH chuyên nghiệp, chuyên tâm với nghề, cống hiến cho DN.
+ Thứ ba là cần tạo ra thế mạnh hơn hẳn của DNBHVN về địa lý, văn hóa, pháp luật để cạnh tranh với các DNBH nước ngoài không hoạt động tại VN.
Thế mạnh địa lý tạo cơ hội cho DNBH tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đầu tư mở rộng các dịch vụ gia tăng cho khách hàng (như khám bệnh điều trị tại bệnh viện bác sĩ nổi tiếng VN, bảo dưỡng xe, chữa xe không thuộc tai nạn bảo hiểm được giảm giá…) và giải quyết việc giám định cũng như bồi thường nhanh nhất, trực tiếp tới khách hàng.
- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm VN và mạnh dạn giao dần cho Hiệp hội thực hiện các dịch vụ hành chính công. Sự hợp tác giữa các DNBH, xây dựng ngôi nhà chung mang tiếng nói chung, xây dựng chế độ tự quản của các DNBH tất yếu được xoay quanh trục là vai trò của HHBHVN. Thời gian qua, HHBH đã phát huy được vai trò trong tuyên truyền về BH; tư vấn, thẩm định đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp quy; tổng hợp cung cấp thông tin đánh giá tình hình thị trường BHVN; tổ chức đào tạo tập huấn và hội thảo, xây dựng chế độ hợp tác và tự quản; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Song, thực tế, không ít DNBH chưa tôn trọng Hiệp hội. Các Quy tắc ứng xử, Quy chế, Thỏa thuận hợp tác luôn bị các DNBH vi phạm mà chưa có chế tài xử phạt. Thực chất, hoạt động của HH vẫn sống nhờ 100% vào kinh phí đóng từ DNBH. Để HH có tiếng nói khách quan, có thể phát huy vai trò của mình thì cần từng bước tăng thu nhập của HH, giảm dần sự đóng góp kinh phí từ các DNBH. Đó chính là giao cho HHBH thực hiện các công việc hành chính công. Trước mắt, có thể giao cho HHBH là nơi duy nhất tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ đại lý BH Nhân thọ, Phi nhân thọ. Làm được việc này sẽ nâng cao rõ rệt chất lượng đào tạo, tuyển dụng đại lý, đồng thời ngăn chặn được việc tạo ra đội ngũ đại lý BH khống, chi hoa hồng khống cho đại lý khi DNBH vừa là người đào tạo cấp chứng chỉ vừa sử dụng và chi hoa hồng đại lý. Sau đó, HHBH sẽ là người được quyền thu các dịch vụ tư vấn phản biện đóng góp ý kiến văn bản pháp quy, thu từ dịch vụ duy trì hợp đồng và cung cấp thông tin từ phần mềm quản lý dữ liệu quản lý BH thống nhất, thu từ dịch vụ đào tạo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: