baby_baby_candy

New Member
Download Thị trường giao dịch UPCOM

Download Thị trường giao dịch UPCOM miễn phí





+Giao dịch khớp lệnh liên tục: là cách giao dịch thực hiện trên cơ sở lệnh của nhà đầu tư sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được khớp ngay với các lệnh đối ứng (nếu có;) ở các mức giá tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
- Trong một ngày giao dịch, nhà đầu tư không được mua bán cùng một loại cổ phiếu và khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hay 10 trái phiếu. Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng và không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu. Mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu và 100.000 đồng/trái phiếu.
- Biên độ giao động giá là +/- 10%.
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo cách KLLT của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- cách thanh toán: Chứng khoán sau khi mua bán thì được thanh toán theo cách T+2 (nghĩa là 2 ngày sau khi giao dịch thì chứng khoán hay tiền mặt sẽ về đến tài khoản của khách hàng).
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Thị trường giao dịch UPCOM
I. Thị trường chứng khoán phi tập trung Việt Nam-UPCOM
1. Khái niệm:
- Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại quầy(sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán.
- UPCoM (Unlisted Public Company Market) là thị  trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường OTC có tổ chức. Giao dịch OTC với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường (market maker) mà trung tâm là các công ty chứng khoán.
2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CtyĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCoM (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết). Việc quản lý và tạo môi trường thuận lợi cho việc mua/bán, chuyển nhượng chứng khoán của các CtyĐC chưa niêm yết và các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển nhượng chứng khoán khác là vô cùng cần thiết.
Trên cơ sở đó thị trường UPCoM ra đời và khai trương vào ngày 24/6/2009. Ở thời điểm bấy giờ UPCOM có 10 thành viên tham gia, trong đó có 5 công ty chứng khoán.
Danh sách 10 công ty chứng khoán niêm yết ngày đầu.
STT
Tên tổ chức đăng ký giao dịch
Mã CK
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
Khối lượng đăng ký giao dịch (cổ phiếu)
Giá trị
(tỷ đồng)
1
Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á Thái Bình Dương
APS
260
26.000.000
260
2
Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam
CFC
16,291
1.629.120
16,291
3
Công ty Cổ phần Chứng khoán Chợ Lớn
CLS
90
9.000.000
90
4
Công ty Cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà nẵng
DDN
28
2.800.000
28
5
Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
HIG
150,622
9.609.062
96,091
6
Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú
PPP
22
2.200.000
22
7
Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
SME
150
15.000.000
150
8
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An
TAS
139
13.900.000
139
9
Công ty Cổ phần Trường Phú
TGP
100
10.000.000
100
10
Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
VDS
330
33.000.000
330
Cổ phiếu lĩnh vực chứng khoán chiếm ưu ái của giới đầu tư bởi con số khớp lệnh ở những mã này từ hàng chục đến hàng trăm nghìn, dẫn đầu là mã SME của Công ty chứng khoán SME, với 354.679 cổ phiếu. Dược phẩm Phong Phú (PPP) ghi nhận khối lượng khớp thấp nhất, vẻn vẹn 300 cổ phiếu.Ngoại trừ CFC (Cafico Việt Nam), 9 cổ phiếu còn lại đều có giao dịch, với mức cao nhất gần 360.000 cổ phiếu. HIG của Tập đoàn HIPT đạt giá khớp cao nhất, với 32.500 đồng, mức chốt giá thấp nhất rơi vào mã TGP (Công ty cổ phần Trường Phú).Ngay trong phiên mở hàng đầu tiên, UPCoM-Index có tổng mức chuyển nhượng gần 1,1 triệu chứng khoán, với giá trị giao dịch đạt 18,9 tỷ đồng, tổng giá trị toàn thị trường 2.230 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn UPCoM luôn ở mức rất thấp. Từ khi mở cửa đến nay, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên đạt gần 520.000 đơn vị, giá trị chỉ đạt hơn 7,6 tỷ đồng (bằng 0,054% tổng giá trị vốn hóa thị trường).
Để giúp cải thiện tính thanh khoản cho UPCoM, Sở GDCK Hà Nội đã thay đổi cách giao dịch và kéo dài thời gian giao dịch kể từ ngày 19/7/2010. Tuy nhiên, ngược với mong đợi, tác động tích cực chỉ xuất hiện vài ngày trước khi những thay đổi trên có hiệu lực, còn sau đó, “đâu vẫn vào đấy”.
Ngay sau khi có tin UPCoM sẽ thay đổi, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường khiến khối lượng và giá trị giao dịch tăng vọt. Nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh kịch trần khiến cả thị trường “đột ngột” đi lên trong 11 phiên liên tiếp, hàng chục cổ phiếu tăng trần, bất chấp việc quy chế giao dịch chưa hề thay đổi. Nguyên nhân thị trường “bùng nổ” được lý giải là thay đổi giao dịch được kỳ vọng sẽ khiến UPCoM hấp dẫn hơn, các cổ phiếu sẽ được các “đội lái” để ý và làm giá. Chỉ trong 19 phiên giao dịch (kể từ 22/6 đến 16/7), thị trường đã có 15 phiên tăng và 4 phiên giảm điểm (trong đó có 11 phiên tăng liên tiếp). Chỉ số UPCoM-Index tăng hơn 30,57% từ mức 46,02 điểm lên 60,09 điểm, nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM đã tăng giá hơn 100% như NBW, BTW, TNB...
Khi sàn UPCoM chính thức khớp lệnh liên tục, trong vòng 1 tháng sau đó, thị trường này lại liên tiếp giảm điểm. Không ít nhà đầu tư phải “ngậm đắng nuốt cay” khi muốn cắt lỗ mà không làm được do những cải thiện về thanh khoản trên UPCoM vừa đạt được lại “bỗng dưng biến mất”. Trong 24 phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index mất đi 19,7% khi có tới 18 phiên giảm điểm. Giá trị giao dịch bình quân chỉ còn 15,9 tỷ đồng.
Ngày 30/9/2010, giao dịch sụt giảm mạnh và rơi xuống mức thấp, UPCoM-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2010 tiếp tục để mất thêm 0,97 điểm (tương đương giảm 2,08%) xuống còn 45,67 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt gần 300 nghìn cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch là 4,46 tỷ đồng.
Đến thời điểm ngày 29/10/2010, sàn UPCOM đã có 104 mã cổ phiếu được niêm yết và phiên giao dịch đã có những phục hồi nhẹ giúp UPCOM-Index đảo chiều thành công lên 42,35 điểm. Tuy nhiên tính thah khoản vẫn chưa có sự cải thiện, tiếp tục ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt 243.700 đơn vị, tương đương giá trị giao dịch là 4,05 tỷ đồng. 
3. Những đặc điểm cơ bản của thị trường UPCOM.
- Về tổ chức giao dịch: giao dịch được thực hiện qua thành viên: thông tin giao dịch phải được thông báo qua hệ thống đăng kí giao dịch của TTGDCK để tổng hợp và đưa ra kết quả.
- Về hình thức tổ chức thị trường: UPCOM là một thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước được tổ chức theo hình thức phi tập trung, không có địa điểm mang tính tập trung giữa bên mua và bên bán mà chủ yếu diễn ra tại các công ty chứng khoán.
- Chứng khoán giao dịch trên thị trường UPCOM: là chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết hay đã bị hủy niêm yết tại TTGDCK hay SGDCK, đã được đăng kí tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán gồm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi.
- Cơ chế xác lập giá trên UPCOM chủ yếu được thực hiện thông qua cách thương lượng và thỏa thuận giữa bên mua và bán. Tuy nhiên cơ chế này chưa thực sự có hiệu quả như mong muốn nhằm tạo ra tính linh hoạt và giao dịch trọn gói.
- Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thi trường là các công ty chứng khoán với vai trò: là nhà tạo lập thị trường( liên tục đặt lệnh mua và bán tại một thời điểm), với tư cách là nhà đầu tư( cùng mua và bán mọt loại chứng khoán), hay với tư cách chỉ là nhà môi giới( kết hợp các giao dịch).
- UPCOM là thị trường OTC chịu sự quản lý của nhà nước do Ủy ban chứng khoán Nhà nước quản lý thông qua SGDCK Hà Nội.
4. Cách thức giao dịch trên UPCOM.
- Ngày giao dịch:diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ các ngày nghỉ lễ theo Luật lao động.
Thời gian giao dịch của UPCoM là cả ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Chiến lược phát triển thị trường- Mục tiêu của Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương Khoa học Tự nhiên 0
C Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118 phòng kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
W Sự hình thành thị trường hàng hóa giao sau cho một số nông sản ở Việt Nam Kinh tế chính trị 0
D Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản – Nghiên cứu trên các giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch An Hưng Luận văn Kinh tế 0
N Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và giải pháp giao dịch mua ký quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam Luận văn Kinh tế 0
L Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội Môn đại cương 0
T phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Tài liệu chưa phân loại 0
A Báo cáo thực tập tại Phòng kinh tế thị trường của Công ty CP xây dựng công trình giao thông 11 Tài liệu chưa phân loại 0
V Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường giao dịch kỳ hạn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top