daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
NỘI DUNG ............................................................................................................ 10
Chƣơng 1: Một số vấn đề văn học sử và phƣơng pháp tiếp cận cơ bản liên quan
đến đề tài ................................................................................................................. 10
1.1. Những vấn đề cơ bản của phê bình sinh thái và khả năng của nó trong
nghiên cứu văn chương .......................................................................................... 10
1.2. Thiên nhiên trong quan niệm của con người Việt Nam thời trung đại ........ 12
1.2.1. Quan hệ con người và tự nhiên – thế giới bên ngoài theo quan điểm Nho
giáo, Phật giáo và Đạo giáo .................................................................................... 12
1.2.2. Thiên nhiên trong sáng tác văn học trung đại Việt Nam ............................... 15
1.3. Những biến động tư tưởng, văn hóa Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế
kỉ XX ........................................................................................................................ 38
Chƣơng 2: Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến – “chốn cũ lui về” ............ 41
2.1. Thơ thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Khuyến .................................... 41
2.2. Thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến khi lui về chốn cũ ................... 46
2.2.1. Hệ thực vật trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến...................... 47
2.2.2. Hệ động vật trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến..................... 53

2.2.3. Bức tranh tứ thời trong thơ Nguyễn Khuyến ................................................. 56
2.2.4. Nơi chốn trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến.......................... 62
Chƣơng 3: "Phên giậu Hạ Di" giữa "hội Thăng Bình" ..................................... 71
3.1.Phức cảnh thời đại cựu tân qua bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Khuyến71
3.1.1. Trạng thái “đối cảnh” và thực trạng “tương dữ/tương cảm” của “thiên
nhân”trong thơ Nguyễn Khuyến ............................................................................. 71
3.1.2. Thiên nhiên đổ vỡ trong đời sống tinh thần của “hưu quan” Nguyễn Khuyến
............................................................................................................................................ 77
3.2. Một môi sinh bất an - ảnh xạ của bi kịch tinh thần ....................................... 80
3.2.1. Vị thế xuất – xử của Nguyễn Khuyến ............................................................ 80
3.2.2. Môi sinh bất an hay bi kịch tinh thần của Nguyễn Khuyến .......................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 87

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Là một phần trong đời sống của con người, từ cổ kim Đông Tây, thiên nhiên
thườ ng là đề tài quen thuôc ̣ của văn chương nghê ̣thuâṭ . Quan hê ̣này đặc biệt mâṭ
thiết ở thời kì tiền hiện đại , tiền công nghiệp khi con người và thiên nhiên còn gắn
bó rất chặt chẽ với nhau . Chính vì vậy , quan sát thiên nhiên trong văn học nghệ
thuật có thể hiểu được quan niệm của người sáng tạo về thế giới bên ngoài , cũng
như nhân ̣ thứ c của ho ̣về mối quan hệ thiên nhiên-con người. Và cũng như các đề tài
khác, sự hiên ̣ diên ̣ của thiên nhiên trong văn chương nghê ̣thuâṭ cũng mang tính lịch
sử . Ở mỗi thời đại , thiên nhiên sẽ đươc ̣ hình dung và thể hiên ̣ theo những chuẩn
mưc ̣ riêng về tư tưở ng, thẩm mỹ hay văn hoá .
1.2. Thuôc ̣ số những tác gia có điạ vi ̣văn hoc ̣ sử đăc ̣ biêṭ cả về tư tưở ng và nghê ̣
thuật viết , Nguyễn Khuyến có khá nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên , về môi
trườ ng sống làng quê [miền Bắc]. Theo thống kê của môṭ số nhà nghiên cứ u , thơ
viết về thiên nhiên chiếm một phần ba trong tổng số hơn bốn trăm bài thơ ông để lại
(gồm cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm ). Bên cạnh đó, lịch sử văn học Việt Nam còn
ghi nhận thơ văn Nguyễn Khuyến là thành tựu cuối cùng của nền văn học trung đại,
là sự giao cắt giữa hai thời đại văn học trung đại và văn học cận hiện đại. Hình ảnh
thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến do đó sẽ có ý nghia ̃ phản chiếu những
chuyển đổi trong cảm xúc , hình dung chủ quan, và nghệ thuật biểu tả của tác giả về
thế giớ i tự nhiên bên ngoài , những thừ a tiếp từ hê ̣hình văn hoc ̣ phương Đô ng trung
đaị sang phương Tây cân ̣ hiên ̣ đaị ở Viêṭ Nam.
1.3. Giữa thập niên 90 của thế kỉ XX Phê bình sinh thái đã ra đời với sứ mệnh xã
hôị nhân văn là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa , tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh
thái, và đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên
để nhìn nhận căn nguyên của tình trạng nói trên: "Trước tình trạng môi trường toàn
cầu đang ngày một xấu đi, giữa thập niên 90 của thế kỉ XX Phê bình sinh thái đã ra
đời với sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến
nguy cơ sinh thái, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên"
[28]. Nói cách khác, sự xuất hiện của phê bình sinh thái không chỉ đem lại lợi thế
cảnh tỉnh thái độ ứng xử của con người với tự nhiên mà còn mở ra cách tiếp cận
mới trong nghiên cứu văn học. Khi nói về phê bình sinh thái trong văn chương, nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: "Phê bình văn học sinh thái ra đời từ gợi ý sinh
thái học, khoa học nghiên cứu quan hệ tương sinh, tương tác giữa các sinh thể cùng
mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. Song phê bình sinh thái thịnh
hành ở nhiều nước phương Tây hiện nay tập trung vào vấn đề dùng tư tưởng sinh
thái để đánh giá văn học trong việc biểu hiện vấn đề sinh thái, khẳng định vai trò
của tự nhiên, xét lại quan điểm con người là trung tâm thời Khai sáng." [53]. Như
vậy, sứ mệnh của phê bình sinh thái là nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, khoa học,
cách sống và cách sản xuất, mô hình phát triển xã hội của con
người đã ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng xấu đi của môi trường tự nhiên, đã
dẫn đến nguy cơ sinh thái. Từ đây có thể thấy, phê bình sinh thái là một khuynh
hướng mang đậm tinh thần phê phán văn hóa , nó hướng đến cải cách văn hóa tư
tưởng, thúc đẩy cách mạng cách sống, cách sản xuất, mô hình phát
triển, xây dựng ý thức sinh thái. Còn trong nghiên cứ u văn chương , phê bình sinh
thái là hướng tiếp cận các tác phẩm văn chương bằng các tri thức liên ngành , như xã
hôị hoc ̣ , văn hóa hoc ̣ , khoa học kỹ thuật nhằm tác động đến nhận thức của con
ngườ i về sự tương tác của chính mình và tự nhiên , đến hành vi đạo đức của con
ngườ i vớ i phần còn lại của thế giới tự nhiên.
Ba lí do mang tính thực tế và phương pháp luận nói trên là cơ sở để chúng tôi
nhìn lại việc thể hiện thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến - một đề tài đã được
nhiều nghiên cứu trước đây bàn luận nhưng phần lớn là ở góc độ bên trong của văn
chương.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về thơ Nguyễn Khuyến
Để khảo sát và làm rõ lịch sử nghiên cứu chung về thơ Nguyễn Khuyến,
chúng tui dựa vào những nguồn tài liệu sau: Nguyễn Khuyến - về tác gia và tác
phẩm (do Vũ Thanh giới thiệu và tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1998), những bài viết về Nguyễn Khuyến trên Tạp chí Văn học từ năm 1998 đến
nay, các luận văn, luận án về Nguyễn Khuyến đươc ̣ thưc ̣ hiên ̣ taị môṭ số cơ sở đào
tạo tại Hà Nội.
Có thể thấy , kể từ bài viết đầu tiên về Nguyễn Khuyến xuất hiện trên Nam
phong tạp chí những năm hai mươi của thế kỉ XX cho đến nay , lịch trình giới thiệu
và nghiên cứu Nguyễn Khuyến đã có gần 100 năm, vớ i nhiều thành tựu.
Trướ c hết là vấn đề văn bản . Sau chùm bài “Thơ cu ̣Yên Đổ” trên Nam
Phong tap ̣ chí , thơ văn Nguyên ̃ Khuyến đươc ̣ rải rác giớ i thiêu ̣ thêm đây đó . Nhưng
phải đến n ăm 1984, khi Nguyễn Khuyến tác phẩm - công trình sưu tầm, biên dịch,
giới thiệu về Nguyễn Khuyến do Nguyễn Văn Huyền thực hiện - đươc ̣ xuất bản thì
ngườ i đoc ̣ mớ i có thể coi là được tiếp cận với một tuyển tập tác phẩm đầy đủ nhất.
Từ góc độ văn học sử, người khởi phát nghiên cứu về Nguyễn Khuyến là
Dương Quảng Hàm qua công trình Việt Nam văn học sử yếu (năm 1941). Ông đã
xếp Nguyễn Khuyến vào khuynh hướng trào phúng. Cũng nhìn Nguyễn Khuyến từ
góc độ nhà thơ trào phúng nhưng tập trung khảo sát mảng thơ Nôm của ông , năm
1957, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn đã dành 20 trang trong Lược thảo lịch sử văn học
Việt Nam. Đây là cuốn sách văn học sử đầu tiên của chế độ mới đánh dấu sự trưởng
thành của ngành nghiên cứu văn học . Đến năm 1959 xuất hiện chuyên khảo về
Nguyễn Khuyến - Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất của Văn Tân vớ i
những nhân ̣ diên ̣ , phân tích, và khái quát tư tưởng, bút pháp, gương mặt của nhà thơ
kiệt xuất này. Năm 1960, xuất hiện công trình nghiên cứu của Lam Giang - Vũ Kỷ
tìm hiểu xu hướng thiên về thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Khuyến. Đặc biệt năm
1971, Xuân Diệu cho ra đời cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến vớ i những cảm bình đôc ̣
đáo, khi điṇ h danh cho Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương và dân tình Việt
Nam. Sau đó 7 năm, nhà nghiên cứu Phạm Văn Diêu viết cuốn Việt Nam văn học
giảng bình cũng tìm hiểu Nguyễn Khuyến với tư cách là nhà thơ của quê hương và
dân tình Việt Nam nhưng chủ yếu khai thác ở sắc thái trầm lặng, tiêu điều. Không
dừng lại ở đó, năm 1981, 1982, Xuân Diệu cho ra đời liên tiếp 2 tập Các nhà thơ cổ
điển Việt Nam, trong đó có đánh giá của ông về nhà thơ Nguyễn Khuyến: "...sở

trường nhất là những nhuần nhị của nét cảnh nông thôn" [16,42]. Ông nâng Nguyễn
Khuyến lên thành "nhà thơ của làng mạc và dân quê" [16,43], nhà thơ "bay bướm
và lãng mạn", "nhà thơ cổ điển duy nhất của mùa thu Việt Nam" [16,45]. Đến năm
1992, Vũ Tiến Quỳnh đã tuyển chọn và cho ra đời cuốn Phê bình, bình luận văn
học Nguyễn Khuyến tổng hợp những bài phê bình, bình luận xuất sắc về thơ ca của
Nguyễn Khuyến.
Viêc ̣ nghiên cứ u thơ văn Nguyễn Khuyến đã đaṭ đươc ̣ môṭ thành tưu ̣ mớ i vớ i
công trình Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ (năm 1994). Đây là chuyên khảo quy
mô, thể hiện được tư tưởng đổi mới về cách nhìn của tâp ̣ thể các nhà nghiên cứu
xung quanh tác phẩm và tư tưở ng Nguyên ̃ Khuyến .
Toàn bộ những thành tựu tìm tòi của giới nghiên cứu trong quãng thời gian
nói trên đã đươc ̣ trưng cất trong Nguyễn Khuyến, về tác gia và tác phẩm [58]. Đây
chính là dữ liệu nghiên cứu có ý nghĩa để năm 2008 Biện Minh Điền thực hiện luận
án tiến sĩ với đề tài: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Sự hình thành và
những đặc trưng).
Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu từ trước đến nay , các nhà nghiên cứu
đều nhất trí ở nhiều điểm khi đánh giá về cuộc đời , sự nghiệp thơ văn của Nguyễn
Khuyến: Đó là một tác giả mang ý nghia ̃ dấu nối thơ ca trung đaị vớ i hiện đại . Vớ i
Nguyễn Khuyến, thơ Nôm nói riêng đã đaṭ đến giá tri ̣cổ điển , và thơ ca nói chung
đã mang màu sắc dân tộc đôc ̣ đáo.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến
Thiên nhiên chiếm một vị trí khá lớn trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn
Khuyến. Do vậy, đây là đề tài quen thuộc nhưng không nhàm chán để các nhà
nghiên cứu tìm hiểu, khai thác. Dưới đây xin được giới thiệu một vài bài viết tiêu
biểu có nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến.
Đầu tiên phải kể đến nhận xét của công trình của Lam Giang - Vũ Kỷ
(1960), Giảng luận về Nguyễn Khuyến (NXB Tân Việt, Sài Gòn): "...thơ Nguyễn
Khuyến mang bốn đặc tính giản dị, dễ hiểu, có tính dân tộc thuần túy, hướng về
thiên nhiên...". Kế đó, nhà nghiên cứu Phạm Văn Diêu trong cuốn Việt Nam văn học

giảng bình (1978) đã tái hiện khung cảnh trầm lặng tiêu điều dưới ngòi bút của một
nhà nho. Đặc biệt, Xuân Diệu (1998) với bài viết đặc sắc "Đọc thơ Nguyễn
Khuyến" trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam - Tập 1 đã nghiên cứu một cách
tinh tế về thơ Nguyễn Khuyến. Ông nhận định: "Nguyễn Khuyến là nhà thơ của dân
tình làng cảnh Việt Nam". Gần với kiến giải trên, trong Thơ văn Nguyễn Khuyến -
Trần Tế Xương, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn viết: "Gắn bó tha thiết với ngôi nhà
tranh, với mảnh vườn con đó là tấm lòng của Nguyễn Khuyến gần với nông dân
không phải bằng lí luận mà bằng tình cảm, bằng máu thịt của mình ...".
Qua những nghiên cứu công phu đó , các tác giả đã khai thác khá kĩ càng về
đề tài thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên họ mới tiếp cận thiên nhiên
trong thơ ông như một đề tài , một chủ đề chứ chưa tiếp cận nó như một môi sinh
vớ i những vấn đề liên quan.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi vấn đề: Với lí do chọn đề tài như đã xác định ở trên, luận văn sẽ
không đi sâu nghiên cứu toàn bộ những vấn đề xung quanh thơ mang chủ đề thiên
nhiên của Nguyễn Khuyến mà tìm hiểu từ góc nhìn phê bình sinh thái , tức là sự thể
hiện thiên nhiên qua ngòi bút của Nguyễn Khuyến như một môi trường sống của tác
giả trong thời kì giao thời.
Trong quá trình khảo sát, để làm rõ thêm các luận điểm , hoăc ̣ tăng thêm tính
thuyết phuc ̣ khi nhân ̣ điṇ h , luận văn sẽ so sánh với mảng sáng tác tương tự của các
tác giả trước và sau ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế Xương,
Tản Đà.
Phạm vi tư liệu: Như đã trình bày , năm 1984, Nguyễn Văn Huyền thực hiện
công trình sưu tầm, biên dịch mang tên Nguyễn Khuyến tác phẩm (NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội). Đây là công trình đầy đủ nhất về tác phẩm của Nguyễn Khuyến
cho đến nay, vì vậy luận văn sẽ sử dụng cuốn sách này làm nguồn dân ̃ chính trong
suốt quá trình triển khai các vấn đề .
4. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát vấn đề thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến , luân ̣ văn sẽ làm rõ :
1) Thiên nhiên, với Nguyên ̃ Khuyến , có ý nghĩa ra sao và liên quan thế nào v ới
hành xử xã hội-đạo đứ c-thẩm mỹ của nhà thơ; 2) Mối quan hê ̣đó chiu ̣ quy định như
thế nào từ thế giớ i quan và nhân sinh quan của tác giả. Tất cả những ý tưở ng trên sẽ
đươc ̣ đăṭ trong khuôn khổ thờ i đại mà Nguyễn Khuyến sống và hành đạo .
Từ những gơị ý của phê bình sinh thái , luân ̣ văn sẽ tìm hiểu thiên nhiên như
môṭ môi sinh tự nhiên bên ngoài con ngườ i và như môṭ phần của môi sinh xã hôị
qua tâm thế của tác giả .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Thưc ̣ hiên ̣ đề tài, chúng tui sử dụng hai cách tiếp cận
chính là:
Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Đây là một đề tài văn học sử nên viêc ̣ phân tích từ ng đơn vi ̣tác phẩm hoăc ̣
đánh giá chúng sẽ đươc ̣ đăṭ trong hoàn cảnh xuất hiên ̣ của chúng.
Phương pháp nghiên cứu phê bình sinh thái
Phương pháp nghiên cứu này là môṭ tham chiếu mới , cho phép luân ̣ văn mở
rôn ̣ g thêm góc quan sát thiên nhiên trong thơ Nguyên ̃ Khuyến .
Cả hai phương pháp trên sẽ được cụ t hể hóa qua các thao tác : khảo sát, phân
tích, thống kê, miêu tả, so sánh đối chiếu giúp cho luân ̣ văn có đươc ̣ kết luân ̣ sau
cùng một cách thuyết phục.
6. Đóng góp của đề tài
Về khoa học
Trên phương diện lí thuyết, kết quả của luận văn góp phần kiểm định hướng
tiếp cận Phê bình sinh thái trong văn học.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tìm kiếm một diễn giải mới về
thơ thiên nhiên của Nguyễn Khuyến.
Về thực tiễn
Do tính cấp thiết và giá trị nhân văn sâu rộng, vấn đề môi sinh đã được đưa
vào các giờ "Giáo dục công dân" hay các giờ học lồng ghép ở nhà trường phổ
thông.
Với tư cách là nhà thơ trung đại Việt Nam nổi tiếng giai đoạn cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX, thơ Nguyễn Khuyến đã được giảng dạy thường xuyên trong
chương trình văn học của nhà trường từ phổ thông đến đại học. Đề tài vì vậy còn
mang một ý nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục môi trường sinh thái ở bậc học
phổ thông qua văn học.
7. Cấu trúc của luân ̣ văn
Ngoài phần MỞ ĐẦ U , KẾ T LUÂN ̣ , và TÀI LIỆU THAM KHẢO , luân ̣
văn sẽ gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Môṭ số vấn đề văn hoc ̣ sƣ̉ và phƣơng phá p tiếp cân ̣ cơ bản liên quan
đến đề tài
Chƣơng 2: Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến – “chốn cũ lui về”
Chƣơng 3: "Phên dậu Hạ Di" giữa "hội Thăng Bình"

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Công nghệ sấy khô khí trong việc chế biến dầu khí thiên nhiên và khí dầu mỏ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu nấm nội sinh trong cây nghệ vàng (Curcuma Longa L.) và các hợp chất thiên nhiên từ nấm nội sinh Nông Lâm Thủy sản 0
N Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông Văn học 0
C Cơ sở cảnh quan học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh Khoa học Tự nhiên 1
T Đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông Bạch Đằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập Khoa học Tự nhiên 0
S Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano bạc trong latex cao su thiên nhiên Công nghệ thông tin 0
M Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh vô cùng phong phú. Qua tập thơ, em hãy chứng minh Văn học 0
N Thiên nhiên trong hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh Văn học 0
V Giá trị tài nguyên thiên nhiên biển trong phát triển du lịch biển ở Sầm Sơn Tài liệu chưa phân loại 0
G Bức tranh thiên nhiên trong thơ của Xecgây Êxênin Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top