hongchi0502

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

— Trong công cuộc Công Nghiệp Hoá – Hiện Đại Hoá đất nước hiện nay bước đầu đã đem lại những thành tựu hết sức to lớn, thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân cũng nâng cao nhanh chóng. Nhu cầu lắp đặt thang máy ở một một số trường học, khách sạn, hay những toà cao ốc đang là mối quan tâm hàng đầu của các sinh viên kỹ thuật.
— Việc viết chương trình cho một thang máy là việc làm khó. Một toà nhà, một khách sạn hay một trường học, thì yêu cầu người viết chương trình có kiến thức tổng hợp từ chuyên nghành hẹp. Viết một chương trình sai sẽ gây hậu quả khôn lường: gây sự cố mất điện, ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của nhân dân. Do vậy khi thực hiện đồ án trang bị điện này sẽ giúp các sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về trang bị điện.
Đồ án gồm có 4 chương:
Chương 1: CẤU TRÚC VÀ CÁC LỆNH CƠ BẢN CỦA PLC S7-200.
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ THANG MÁY.
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH THANG MÁY.
Chương 4: LƯU ĐỒ VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY.
— Với những kiến thức đã tích luỹ được trong suốt quá trình học tập, sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Xuân Đông đồ án đã hoàn thành.
— Nhưng do thời gian thực hiện đề tài không nhiều, kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đồ án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

Qua thời gian làm việc tíc cực đến nay đồ án đã hoàn thành. Có được kết quả này là nhờ đến sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn.
Em xin chân thành Thank thầy Nguyễn Xuân Đông đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Và em xin Thank đến các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng đồ án này vẫn còn nhiều sai sót và hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn để đồ án trang bị điện được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện

— Bằng những kiến thức đã học ở trường và sự nỗ lực của bản thân, đồ án môn học đã hoàn thành đúng thời gian đặt ra. Tuy thời gian còn hạn chế nhưng cuốn đồ án môn học này cũng đã trình bày khá đầy đủ các nội dung cần thiết.
— Trong quá trình thực hiện đồ án môn học nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Xuân Đông cùng với sự giúp đỡ của bạn bè đả giúp em hoàn thành một cách tốt đẹp.có thể nói qua đồ án môn học này cũng giúp em đúc kết được những kinh nghiệm và học hỏi được những kiến thức mới, giúp em hiểu rõ hơn kiến thức đã học trong môn Chuyên Đề Chuyền Động Điện và môn Trang Bị Điện. Đây cung có thể nói là một kinh nghiệm đầu tiên và cũng là công trình đầu tay của một người sinh viên sắp sửa trở thành một kỹ sư điện.
— Tuy môn học này chỉ có 15 tiết học, nhưng nó rất bổ ích và rất cần thiết cho tất cả sinh viên ngành điện của chúng ta. Đồng thời nó giúp cho chúng ta tự tin hơn trong việc thiết kế. Để có được những kinh nghiệm quý báu như trên đòi hỏi chúng ta phải học tập một cách nghiêm túc và có khoa học đối với môn học Trang Bị Điện. Thực hiện được điều này thì người kỹ sư dã đáp ứng được những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
Chương 1: CẤU TRÚC VÀ CÁC LỆNH CƠ BẢN CỦA PLC S7-200 01
I. Các thành phần chính của PLC S7-200 01
II. Nguyên tắc lập trình của S7-200 01
III. Các lệnh Vào/Ra 04
IV. Các lệnh ghi xoá các giá trị tiếp điểm 04
V. Các lệnh điều khiển Timer 04
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ THANG MÁY 06
I. Giới thiệu tổng quan 06
II. Các thành phần chính của thang máy 06
III. Hệ thống các nút nhấn ở bảng điều khiển và công tắc vận hành 16
IV. Các lệnh điều khiển Counter 18
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH THANG MÁY 21
I. Giới thiệu về mô hình thang máy 21
II. Nguyên tắc hoạt động 22
III. Sơ đồ khối điều khiển 23
Chương 4: LƯU ĐỒ VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY 25
CHƯƠNG I

CẤU TRÚC VÀ CÁC LỆNH CƠ BẢN
CỦA PLC S7 – 200
I. Các Thành Phần Chính Của S7 - 200
1. Modul CPU S7 - 200
Modul CPU S7 - 200 được kết hợp giữa một CPU (Central Processing Unit) nguồn cung cấp với các đầu vào và các đầu ra .
+ CPU: thi hành các chương trình và lưu trữ hay xử lý dữ liệu.
Nguồn cung cấp : cung cấp nguồn cho Modul chính và các Modul mở rộng của hệ thống.
Các đầu vào và các đầu ra :
• Các đầu vào: được nối với các thiết bị như là sensor , các công tắc hành trình.
• Các đầu ra : Để điều khiển động cơ,máy bơm, các solenoid …
• Các port giao tiếp : cho phép nối CPU với các thiết bị cần điều khiển. Thông thường PLC S7 - 200 có 2 port giao tiếp.
• Đèn báo trạng thái : nhằm báo hiệu trạng thái làm việc của CPU (chạy hay dừng) đèn báo các đầu vào, các đầu ra , đèn báo lỗi.
2. Các Modul Mở Rộng :
S7 - 200 cho phép mở rộng thêm một số modul nhằm cung cấp thêm một số đầu vào và đầu ra cho hệ thống điều khiển. Các modul mở rộng được nối với CPU thông qua Bus connector.
Có hai loại modul mở rộng : Modul Analog và Modul Digital.
Modul mở rộng Analog: nhằm cung cấp thêm một số đầu vào Analog để điều khiển cho hệ thống.
Modul mở rộng Digital : nhằm cung cấp thêm một số đầu vào và một số đầu ra Digital cho hệ thống điều khiển.
Ví dụ:
Module mở rộng Digital 223 cung cấp thêm 4 cổng vào và 4 cổng ra.
Module mở rộng Analog 235 cung cấp thêm 4 cổng vào và 1 cổng ra.
II. Các Nguyên Tắc Lập Trình S7 - 200
1. Chu Trình Hoạt Động Của S7 - 200
— Chương trình được lưu trữ trong CPU
— CPU đọc trạng thái đầu vào. Theo trạng thái đầu vào, CPU xác định logic điều khiển và chạy chương trình. Khi chương trình chạy, CPU cập nhật dữ liệu.
— CPU đưa dữ liệu điều khiển ra ngoại vi.
2. Phần Mềm Lập Trình S7 - 200ram
— Có 2 phần mềm để lập trình là STEP7- MICRO/WIN và STEP7-MICRO/DOS.
— Trong S7 - 200 có thể sử dụng 2 ngôn ngữ lập trình sau:
+ STATEMENT LIST (STL) : Sử dụng những mã từ gợi nhớ (memonic) thay mặt cho các chức năng của CPU.
+ LADDER (LAD): Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh giống như sơ đồ dùng rơle.
a. Các yếu tố cơ bản của LADDER :
— Khi viết chương trình trong LAD, ta phải tạo ra và sắp xếp các thành phần đồ họa để hình thành một mạch logic
Ví dụ:













+ Contacts : (I 0.0, I 0.1, I 0.2) thay mặt cho các tiếp điểm. Trên hình vẽ I 0.0, I 0.2 là tiếp điểm thường mở, I 0.2 là tiếp điểm thường mở, I0.1 là tiếp điểm thường đóng.
+ Coil : (Q0.0) là cuộn dây role hay solenoid của van.
+ Boxes : (T32) hộp thay mặt cho 1 chức năng như timer, counter được thi hành khi I/O có dòng điện chạy qua hộp.
+ Network : Các yếu tố được mô tả trên hình tạo thành một mạch hoàn chỉnh. Dòng điện chạy từ trái qua công tắc (khi đóng lại) và qua các Coil hay Boxes.
— Trong ví dụ trên, (Input) là các lối vào PLC, Q (Output) là các lối ra của PLC.
b. Cấu trúc STATEMENT LIST:
— STL là một ngôn ngữ lập trình mà mọi phần tử statement trong chương trình gồm một cấu trúc dùng mã từ gợi nhớ (memonic) để thay mặt cho một chức năng của CPU. Kết hợp cấu trúc này lại để tạo thành một chương trình điều khiển.
— Theo ví dụ trên, viết theo STL như sau:
Network 1
LD I0.0
AN I0.1
= Q0.0
Network 2 LD I0.2
TON T32 VW0
3. Chọn kiểu làmviệc cho CPU
— Công tắc 3 vị trí của S7 - 200 cho phép chọn 1 trong 3 chế độ làm việc.
STOP : CPU không thực hiện chương trình. Ở chế độ này, CPU cho phép hiệu chỉnh chương trình hay nạp chương trình mới.
RUN : Ở chế độ này PLC chạy chương trình ghi trong bộ nhớ. Khi ở chế độ RUN không thể nạp chương trình vào CPU được.
TERM (Terminal) : cho phép máy lập trình tự quyết định một trong các chế độ của làm việc của PLC (RUN hay STOP).
— Khi PLC đang ở chế độ RUN, PLC sẽ tự động chuyển sang chế độ STOP nếu trong chương trình gặp lệnh STOP hay PLC có sự cố.
III. Các lệnh vào/ra :
1. LỆNH LOAD (LD)
— Nạp giá trị logic của tiếp điểm vào trong bit đầu tiên của ngăn xếp các giá trị cũ được đẩy lùi xuống 1 bit.
2. Lệnh load not (LDN)
— Nạp giá trị logic nghịch đảo của một tiếp điểm vào trong bit đầu tiên của ngăn xếp bị đẩy lùi xuống một bit.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thiết kế tiến trình dạy học bài thuộc chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 Ban cơ bản có sử dụng thí nghiệm kết hợp với phần mềm dạy học Luận văn Sư phạm 0
T Thiết kế chương trình hỗ trợ phát triển Portlet trên cơ sở mô hình chuẩn Luận văn Kinh tế 0
H Ứng dụng phần mềm crocodile physics vào thiết kế bài giảng bài “thấu kính mỏng”chương trình vật lý l InterNet 1
N Thiết kế chương trình quản lý giảng dạy trường đại học Công nghệ thông tin 0
D Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học chương Cân bằng hóa học và Cơ sở của động hóa học, Hóa học đại cương 2 Luận văn Sư phạm 0
R Thiết kế học liệu điện tử hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học nội dung chương phương pháp tọa độ trong không gian Luận văn Sư phạm 0
R Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học THPT theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế pisa Luận văn Sư phạm 0
H Thiết kế và cài đặt chương trình ứng dụng sao cho có thể dễ dàng bổ xung những tính năng mở rộng Luận văn Kinh tế 0
F Đồng hồ trường học - Chương 3: Thiết kế phần cứng Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển ( Sinh học 11 - THPT) Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top