Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối



MỤC LỤC
Mở Đầu 1
Phần I: Tổng quan 3
I. Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng dầu nhờn. 3
II. Thành phần hoá học của dầu nhờn. 4
2.1. Các hợp chất hydrocacbon 5
2.1.1. Các hydrocacbon naphten và parafin. 5
2.1.2. Nhóm hydrocacbon thơm và hydrocacbon naphten-thơm 6
2.1.3. Các hydrocacbon rắn 7
2.2. Các thành phần khác. 7
2.2.1. Các chất nhựa asphanten. 7
2.2.2 Các hợp chất của lưu huỳnh, nitơ, oxy. 8
III. Các tính chất và chức năng sử dụng của dầu nhờn 9
3.1. Các tính chất. 9
3.1.1 Độ nhớt. 9
3.1.2. Chỉ số độ nhớt (VI) 11
3.1.3. Trị số axit và kiềm 14
3.1.4. Màu sắc. 15
3.1.5. Khối lượng riêng và tỷ trọng 16
3.1.6. Điểm chớp cháy và bắt lửa. 17
3.1.7. Hàm lượng nước. 18
3.2. Các phụ gia dầu nhờn. 18
3.3. Các chức năng sử dụng của dầu nhờn. 20
3.3.1. Tính chống ma sát. 20
3.3.2. Tính chống mài mòn 21
3.3.3. Tính ổn định 22
3.3.4. Tính bảo vệ, ăn mòn. 23
3.3.5. Tính lưu động. 24
3.3.6. Cặn và tính phân tán tảy rửa 24
IV. Phân loại dầu nhờn. 25
4.1. Dầu động cơ. 26
4.2. Dầu công nghiệp. 28
Phần II: Thiết kế dây chuyền công nghệ trích ly dầu nhờn bằng dung môi chọn lọc 30
I. Công nghệ chung sản xuất dầu nhờn. 30
1.1. Chưng chân không nguyên liệu cặn mazut. 31
1.2. Chiết tách, trích ly bằng dung môi. 32
1.2.1. Quá trình khử asphan trong phần cặn gudron. 32
1.2.2. Các qúa trình trích ly bằng dung môi chọn lọc. 33
1.3. Tách hydrocacbon rắn (sáp hay petrolactum). 34
1.4. Qúa trình làm sạch bằng hydro. 34
II. Qúa trình trích ly bằng dung môi chọn lọc. 35
2.1. Mục đích, nguyên lý của qúa trình trích ly 35
2.2.Phân loại dung môi 36
2.3. Cơ sở lý thuyết của qúa trình. 37
III. Đánh giá và lựa chọn công nghệ 39
3.1. Đánh giá chung. 39
3.2. Thuyết minh dây chuyền. 42
3.3 Chế độ công nghệ. 44
IV. Tính toán thiết kế thiết bị phản ứng chính. 45
4.1. Tính cân bằng vật chất. 46
4.2. Cân bằng nhiệt lượng. 49
4.3. Xác định đường kính và chiều cao của tháp trích ly. 50
4.4. Xác định đường kính các ống dẫn. 54
Phần III: Xây dựng 57
I. Phân tích địa điểm xây dựng nhà máy. 57
1.1. Các yêu cầu chung 57
1.2. Các yêu cầu về khu đất xây dựng: 58
1.3. Các yêu về môi trường và vệ sinh công nghiệp . 59
1.4. Phân tích vị trí địa lý của khu đất. 60
1.4.1. Nguyên liệu ban đầu. 61
1.4.2. Những sản phẩm chính của nhà máy. 61
1.4.3. Đặc điểm sản xuất của nhà máy. 61
II. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. 62
2.1. Nguyên tắc phân vùng. 62
2.2. Ưu nhược điểm của nguyên tắc phân vùng. 64
2.3. Các hạm mục công trình. 65
2.4. Các dữ liệu kinh tế kỹ thuật. 66
III. Phân xưởng sản xuất dầu nhờn trích ly bằng dung môi phenol. 68
3.1. Sơ đồ dây chuyền của phân xưởng. 68
3.2. Đặc điểm sản xuất của phân xưởng. 68
3.3. Các hạm mục của phân xưởng. 70
3.4. Giải pháp kết cấu chịu lực nhà sản xuất cột móng, dầm móng, mái 71
Phần IV: Tính toán kinh tế 72
I. Mục đích và ý nghĩa của tính toán kinh tế. 72
II. Nội dung tính toán kinh tế. 73
2.1. Xác định chế độ công tác của phân xưởng. 73
2.2. Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng. 73
2.2.1. Nhu cầu về nguyên liệu. 73
2.2.2. Nhu cầu về điện năng 74
2.3. Tính chi phí nguyên vật liệu và năng lượng 76
2.4. Tính vốn đầu tư cố định 76
2.4.1. Vốn đầu tư xây dựng 76
2.4.2. Vốn đầu tư cho thiết bị, máy móc 77
2.5. Nhu cầu về lao động 78
2.6. Quỹ lương công nhân viên trong phân xưởng. 79
2.7. Tính khấu hao. 80
2.8. Thu hồi sản phẩm phụ. 80
2.9. Tính giá thành sản phẩm. 80
2.10. Tổng lợi nhuận cả năm. 81
2.11. Hệ số hiệu quả vốn đầu tư. 81
2.12. Thời gian thu hồi vốn: 82
Phần V: An toàn lao động và tự động hoá 82
I. An toàn lao động 82
1.1. An toàn khi sử dụng máy móc thiết bị. 82
1.2. An toàn điện. 83
1.3. An toàn trong phòng chống cháy nổ. 83
1.4. Một số biện pháp an toàn về độc hại. 84
II. Tự động hóa. 84
Kết luận 87

Việc tách các thành phần không mong muốn trong sản xuất dầu nhờn gốc được thực hiện nhờ các qúa trình lọc dầu sẽ cho phép sản xuất dầu gốc chất lượng cao, ngay cả với phân đoạn dầu nhờn của dầu thô chưa thích hợp cho sản xuất dầu nhờn. Sơ đồ công nghệ chung để sản xuất dầu nhờn gốc từ dầu mỏ thường bao gồm các công đoạn sau hình 1.
Công nghệ chung để sản xuất dầu nhờn gồm các qúa trình sau:
Chưng chân không nguyên liệu cặn mazut;
Chiết tách, trích ly bằng dung môi;
Tách hydrocacbon rắn (sáp hay petrolactum);
Làm sạch lần cuối bằng hydro hóa.
1.1. Chưng chân không nguyên liệu cặn mazut.
Để nhận các phân đoạn dầu nhờn cất, qúa trình đầu tiên để đi vào sản xuất dầu nhờn là qúa trình chưng cất chân không để nhận các phân đoạn dầu nhờn cất và cặn gudron (sau khi khử asphanten trong gudron để nhận các phân đoạn dầu nhờn cặn).
Mục đích của qúa trình chưng chân không nhằm phân chia các phân đoạn dầu nhờn có giới hạn sôi hẹp và tách triệt để các chất nhựa –asphanten ra khỏi các phân đoạn dầu nhờn vào gudron. Đồng thời điều chỉnh độ nhớt và nhiệt độ chớp cháy của các phân đoạn dầu gốc.
Nếu phân chia các phân đoạn không triệt để thì sẽ làm xấu đi các tính chất của dầu nhờn và làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế các qúa trình làm sạch trong hệ thống sản xuất dầu nhờn chung.
Nếu chưng cất mà phân chia phân đoạn kém thì giảm hiệu suất rafinat, giảm tốc độ chọn lọc ở phân xưởng khử parafin dẫn đến giảm hiệu suất qủa trình khử parafin và còn làm tăng sự tạo cốc trên xúc tác ở qúa trình làm sạch bằng hydro.
Chưng cất chân không cho phép nhận các phân đoạn dầu bôi trơn có độ nhớt khác nhau. Phần dầu nhẹ nhất, có độ nhớt nhỏ nhất thu được ở đỉnh tháp và phân đoạn nặng nhất thu được từ đáy tháp. Đối với các dầu mỏ khác nhau về thành phần các cấu tử nên chúng không cho phép nhận các phân đoạn dầu nhờn có chất lượng mong muốn. Nhưng nhờ công nghiệp chế biến dầu hiện đại, người ta có thể thu được dầu gốc chất lượng tốt từ bất kỳ dầu thô nào, song giá thành sản phẩm sẽ rất khác nhau và sẽ càng cao nếu nguyên liệu không thuận lợi.
Nguyên liệu của qúa trình chưng cất chân không là phần cặn của qúa trình chưng cất khí quyển. Do đó, sơ đồ chưng chân không mazut để nhận dầu nhờn thường liên hợp với chưng cất ở áp suất thường.
1.2. Chiết tách, trích ly bằng dung môi.
Mục đích của qúa trình trích ly là chiết tách các cấu tử không mong muốn chứa trong các phân đoạn dầu nhờn mà bằng chưng cất không thể tách ra được. Các cấu tử này thường làm cho dầu nhờn sau một thời gian bảo quản hay sử dụng bị biến đổi màu sắc, tăng độ nhớt, xuất hiện các hợp chất có tính axit không tan trong dầu, tạo thành cặn nhựa và cặn bùn trong dầu.
Nguyên liệu cho qúa trình này là các phân đoạn dầu nhờn và cặn gudron thu được từ qúa trình chưng cất chân không. Cặn gudron trước khi được đem đi trích ly bằng dung môi chọn lọc cần qua qúa trình khử asphan.
1.2.1. Quá trình khử asphan trong phần cặn gudron.
Trong gudron có nhiều các cấu tử không có lợi cho dầu gốc, nên nếu đưa trực tiếp vào trích ly sẽ không cho phép đạt chất lượng và hiệu qủa mong muốn, chính vì thế người ta tiến hành khử asphan trước. Trong sản xuất dầu nhờn, phổ biến sử dụng propan lỏng để khử chất nhựa-asphan trong phân đoạn gudron.
Qúa trình này, ngoài việc tách các hợp chất nhựa-asphan còn cho phép tách cả các hợp chất thơm đa vòng làm giảm độ nhớt, chỉ số khúc xạ, độ cốc hóa và nhận được dầu nhờn nặng có độ nhớt cao cho dầu gốc.
Sản phẩm của qúa trình này là phân đoạn dầu nhờn cặn nặng, có độ nhớt cao. Phân đoạn này qua một số phân đoạn tiếp theo ta thu được phân đoạn dầu nhờn đưa đi pha chế hay làm dầu nhờn sử dụng cho các máy móc có tải trọng lớn cần thiết phải có độ nhớt cao.
Sản phẩm phụ của qúa trình là asphanten – phân tách lấy để đưa đi sản xuất làm nhựa rải đường, làm giấy giầu, giấy chống thấm...
Qúa trình này thường được đặt liên hợp với phân xưởng chưng chân không cặn mazut.
1.2.2. Các qúa trình trích ly bằng dung môi chọn lọc.
Làm sạch bằng dung môi chọn lọc là qúa trình cần tách các cấu tử cần thải ra khỏi dầu nhờn như: các hydrocacbon thơm đa vòng và hydrocacbon naphten thơm có mạch bên ngắn, các hydrocacbon không no, các hợp chất chứa lưu huỳnh, nitơ, các chất nhựa...
Nguyên liệu cho qúa trình là các phân đoạn dầu nhờn cất (có khoảng nhiệt độ sôi 300 – 4000C; 350 – 4200C; 370 – 5000C thu được từ qúa trình chưng cất chân không mazut). Các phân đoạn dầu nhờn cặn (có nhiệt độ sôi trên 5000C thu được từ qúa trình khử asphanten trong gudron bằng propan lỏng).
Do đó các qúa trình trích ly bằng dung môi chọn lọc thường được bố trí liên hợp với phân xưởng chưng cất chân không cặn mazut và phân xưởng khử asphanten trong gudron bằng propan lỏng.
Các loại dung môi và các quá trình công nghệ sẽ được trình bày chi tiết ở phần II.
1.3. Tách hydrocacbon rắn (sáp hay petrolactum).
Sáp là một hỗn hợp mà chủ yếu là các parafin phân tử lớn và một lượng nhỏ các hydrocacbon khác có nhiệt độ nóng chảy cao (chúng dễ kết tinh ở nhiệt độ thấp) và kém hòa tan vào dầu nhờn ở nhiệt độ thấp. Vì thế chúng cần tách ra khỏi dầu nhờn.
Nguyên liệu: đa phần dầu gốc chế tạo dầu mỏ đều phải qua khâu tách sáp, xử lý tách parafin, chỉ ngoại trừ khi hàm lượng parafin không ảnh hưởng tới độ linh động của dầu nhờn (khi làm việc ở các vùng nhiệt đới hay làm việc ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường).
Các quy trình công nghệ dùng để tách sáp hiện nay hay dùng:
- Thứ nhất là làm lạnh để kết tinh sáp và dùng dung môi để hòa tan phần dầu cho phép lọc nhanh tách sáp khỏi dầu nhờn.
- Thứ hai là Cr-acking chọn lọc để bẻ gãy các parafin tạo sản phẩm. Qúa trình này còn được gọi là qúa trình tách parafin dùng xúc tác.
Tùy theo mức độ khử parafin mà người ta có thể phân thành qúa trình khử parafin bình thường ( sản phẩm dầu gốc có nhiệt độ đông đặc từ –10 đến -150C hay –180C) hay qúa trình khử parafin triệt để (sản phẩm dầu gốc có nhiệt độ đông đặc từ –300C hay thấp hơn). Tuy vậy, cần nhớ rằng parafin cũng là cấu tử có chỉ số nhớt tốt, nên mức độ tách quá sâu là điều không cần thiết. Thông thường người ta chỉ tiến hành tách vừa đủ để đáp ứng nhu cầu cần thiết, rồi sau đó pha thêm phụ gia chống đông cho dầu gốc.
1.4. Qúa trình làm sạch bằng hydro.
Qúa trình tinh chế sản phẩm dầu đã tách sáp là qúa trình cần thiết nhằm loại bỏ các chất hoạt động về mặt hóa học, có ảnh hưởng đến độ màu của dầu gốc. Ví dụ, các hợp chất của nitơ có ảnh hưởng rất mạnh đến màu sắc cũng như độ bền của dầu gốc, vì thế phải loại bỏ chúng và đó chính là yêu cầu của qúa trình tinh chế bằng hydro.
Nguyên liệu được tiếp xúc với hydro trong điều kiện nhiệt độ từ 300 đến 3700C, áp suất 40 đến 60 at, trên xúc tác coban – molipden (Mo – Co). Nguyên liệu dầu nhờn chứa các hợp chất của các nguyên tố O, N, S được chuyển thành nước

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top