vladimirputin777
New Member
Download miễn phí Đồ án Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui, huyện Củ Chi
MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 1
Chương 1: PHẦN CHUNG 3
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.5.1. Phương pháp tiếp cận 4
1.5.2. Phương pháp cụ thể 7
1.6. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC ĐỒ ÁN 10
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 12
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI 12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 12
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 19
2.1.3. Hoạt động kinh tế 23
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN QUI 27
2.2.1. Lịch sử hình thành 27
2.2.2. Hiện trạng sản xuất và đặc tính nguồn thải các ngành nghề 27
2.2.3. Đánh giá chung 39
Chương 3:KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
VÀ CÁC CHỨC NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 41
3.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 41
3.2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC 43
3.2.1. Chức năng sinh thái của đất ngập nước 43
3.2.2. Chức năng kinh tế 44
3.2.3. Giá trị đa dạng sinh học 45
3.3. CÁC LOẠI HÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC NHÂN TẠO VÀ CƠ CHẾ CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG ĐẤT NGẬP NƯỚC 46
3.3.1. Lịch sử sử dụng đất ngập nước để làm sạch nước 46
3.3.2. Các loại hình đất ngập nước nhân tạo 46
3.3.3. Cơ chế các quá trình xử lý 49
3.3.4. Phân loại các nhóm thực vật thuỷ sinh 56
3.4. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 62
3.4.1. Ưu điểm 62
3.4.2. Nhược điểm 63
3.5. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 64
3.5.1. Ngoài nước 64
3.5.2. Trong nước 68
Chương 4 :THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
XỬ LÝ NƯỚC THẢI 71
4.1. TÍNH DIỆN TÍCH ĐẤT NGẬP NƯỚC CẦN THIẾT 71
4.2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH 75
4.2.1. Các mô hình thiết kế tham khảo 75
4.2.2. Định dạng mô hình thiết kế 78
4.2.3. Tính toán các công trình khác 80
4.3. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG THI CÔNG 83
4.3.1. Tính độ sâu và mực nước trong các ao xử lý 83
4.3.2. Khối lượng đất phải đào 84
4.4. CÁC THÔNG SỐ THỦY LỰC TRONG CÁC AO XỬ LÝ 86
4.4.1. Ao xử lý trồng Lục Bình 86
4.4.2. Ao xử lý trồng Sậy 87
4.4.3. Ao oxy hóa 88
4.4.4. Dung tích thực tế của khu vực xử lý 89
4.5. HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT Ô NHIỄM QUA CÁC AO. 89
4.5.1. Ao oxy hoá 89
4.5.2. Ao xử lý trồng Sậy. 90
4.5.3. Ao xử lý trồng Lục Bình 90
4.6. BỐ TRÍ CÁC ỐNG DẪN VÀ THU NƯỚC THẢI 91
4.7. ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC BỐ TRÍ TRONG CÁC AO XỬ LÝ 92
4.7.1. Cây Sậy 92
4.7.2. Cây Lục Bình (Bèo Tây) 93
4.8. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 93
4.8.1. Tác động đến môi trường nước 93
4.8.2. Tác động đến môi trường không khí 94
4.8.3. Tác động môi trường xung quanh. 95
4.9. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG XỬ LÝ 96
4.9.1. Quan trắc môi trường nền 96
4.9.2. Tổ chức việc quan trắc 96
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 98
I. KẾT LUẬN 98
II. KIẾN NGHỊ 100
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-15-do_an_thiet_ke_he_thong_dat_ngap_nuoc_phuc_vu_xu_l.U12mZJlTD7.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-49810/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
p với môi trường ẩm ướt.”- Theo các nhà khoa học New Zealand : “Đất ngập nước là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hay thường xuyên. Những vùng đất ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn. Đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên hay đặc trưng bởi các loại thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt.”
- Theo các nhà khoa học Ôxtrâylia : “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hay theo chu kỳ, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm những bãi lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thuỷ triều xuống thấp.”
- Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại mỹ : “Đất ngập nước là những vùng đất bị ngập hay bão hoà bởi nước bề mặt hay nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong điều kiện đất bão hoà nước. Đất ngập nước nhìn chung gồm: đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi và những vùng đất tương tự.”
- Những định nghĩa trên theo nghĩa hẹp, nhìn chung đều xem đất ngập nước như đới chuyển tiếp sinh thái, những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và ngập nước, những nơi mà sự ngập nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng. Hiện nay định nghĩa theo công nước Ramsar là định nghĩa được nhiều người sử dụng.
II. CÁC CHỨC NĂNG CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC
1. Chức năng sinh thái của đất ngập nước.
- Nạp nước ngầm : nước được thấm từ các vùng đất ngập nước xuống các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở vùng đất ngập nước khác cho con người sử dụng.
- Hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt : bằng cách giữ và điều hoà lượng nước mưa như bồn chứa tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hay hạn chế lũ ở vùng hạ lưu.
- Ổn định vi khí hậu : do chu trình trao đổi chất và nước trong các hệ sinh thái, nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định.
- Chống sống, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn : nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, thảm cỏ… có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy bề mặt.
- Xử lý, giữ lại chất cặn, chất độc, chất ô nhiễm : vùng đất ngập nước được coi như là bể lọc tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc( chất thải sinh hoạt và công nghiệp).
- Giữ lại chất dinh dưỡng : làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh vật sống trong hệ sinh thái đó.
- Sản xuất sinh khối : rất nhiều vùng đất ngập nước là nơi sản xuất và xuất khẩu sinh khối làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các loài động vật hoang dã cũng như vật nuôi.
- Giao thông thủy : hầu hết sông, kênh, rạch, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng ngập lụt thường xuyên hay theo mùa,… đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư địa phương.
- Giải trí, du lich : các khu bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim ( Tam Nông, Đồng Tháp), và Xuân Thuỷ (Nam Định), nhiều vùng cảnh quan đẹp như Bích Động và Vân Long, cũng như nhiều đầm phá ven biển miền Trung… thu hút nhiều du khách đến tham quan giải trí.
2. Chức năng kinh tế
- Tài nguyên rừng : các loài động vật thường rất phong phú ở các vùng đất ngập nước, tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có thể khai thác để phục vụ lợi ích kinh tế. Tài nguyên rừng cung cấp một loạt các sản phẩm quan trọng như : gỗ, than, củi và các sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, tanin, dược liệu. Nhiều vùng đất ngập nước rất giàu động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nước, cung cấp nhiều loại sản phẩm, trong đó có nhiều loại có giá trị thương mại cao( da cá sấu, đồi mồi).
- Thuỷ sản : các vùng đất ngập nước là môi trường sống và là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, cua, động vật thân mềm…
- Tài nguyên cỏ và tảo biển : nhiều diện tích đất ngập nước ven biển có những loại tảo, cỏ biển là nguồn thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật và còn được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc, làm phân bón và dược liệu…
- Sản phẩm nông nghiệp : các ruộng lúa nước chuyên canh hay xen canh với các cây hoa màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng đất ngập nước.
- Cung cấp nước ngọt : nhiều vùng đất ngập nước là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, cho tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp.
- Tiềm năng năng lượng : than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng, các đập, thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng. Rừng tràm Việt Nam có khoảng 305 triệu tấn than bùn cung cấp nguồn năng lượng lớn. Lớp than bùn này được dùng làm phân bón và ngăn cản quá trình xì phèn.
3. Giá trị đa dạng sinh học.
- Giá trị đa dạng sinh học là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của đất ngập nước. Nhiều vùng đất ngập nước là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di trú.
- Chỉ riêng hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa sông ven biển, một kiểu hệ sinh thái được tạo thành bởi môi trường trung gian giữa biển và đất liền, là một hệ sinh thái có năng suất cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Đó là nơi cung cấp các lâm sản, nông sản và hải sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh vai trò điều hoà khí hậu, hạn chế xói lở, ổn định và mở rộng bãi bồi.
- Giá trị đa dạng sinh học của đất ngập nước bao gồm cả giá trị văn hóa, nó liên quan tới cuộc sống tâm linh, các lễ hội truyền thống phản ánh ước vọng của người dân địa phương sống trong đó và các hoạt động du lịch sinh thái… giá trị văn hoá bao gồm cả tri thức bản địa của người dân trong nuôi trồng, khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và cách thích ứng của con người với môi trường tự nhiên( lũ lụt, hiện tượng ngập nước theo mùa hay đột biến của thiên nhiên…). Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội, ngôn ngữ và văn hoá là không thể tách rời, nó thể hiện lòng tin của con người. Thông thường nơi nào có giá trị đa dạng sinh học cao thì cũng là nơi cư trú của người dân bản địa. Người ta chưa thống kê được bao nhiêu xã hội truyền thống nhưng loại trừ các cư dân thành thị còn khoảng 85% dân số thế giới sống ở các vùng địa lý khác nhau : vùng địa cực, vùng sa mạc, vùng savan, các vùng rừng nhiệt đới và vùng đất ngập nước… tất cả các yếu tố tự nhiên này góp phần kh...