sweetie_whiskey

New Member

Download miễn phí Đề tài Thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm cho khách sạn Novotel 17 tầng, 50 Trần Phú – Nha Trang


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 1.1. KHÁI NIỆM.
Điều hòa không khí là một ngành khoa học kĩ thuật nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật công nghệ và sử dụng các thiết bị nhằm tạo ra một môi trường có không khí thích hợp có các điều kiện như: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió phù hợp với sự thích nghi của con người trong lao động cũng như trong tiện nghi làm cho con người có cảm giác thoải mái và dễ chịu đồng thời đảm bảo sức khỏe.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Từ xa xưa con người đã biết tạo ra những điều kiện không khí tiện nghi xung quanh mình như: mùa đông thì đốt lửa sưởi ấm, mùa hè thì thông gió tự nhiên hay cưỡng bức để tạo cho mình có cảm giác thoải mái nhất. Ngành điều hòa không khí thực sự bắt đầu từ năm 1845 bác sĩ người Mỹ John Gorrie chế tạo máy nén khí đầu tiên cho bệnh viện của mình sự kiện này đã đưa ông đi vào lịch sử ngành điều hòa không khí.
+ Năm 1850, nhà thiên văn học Piuzzi Smith người Scotland lần đầu tiên đưa dự án điều hòa không khí phòng ở bằng máy lạnh nén khí.
+ Năm 1860 ở Pháp, F. Carrier đã đưa những ý tưởng về điều hòa không khí cho các phòng ở và đặc biệt cho các nhà hát.
+ Năm 1894 công ty Linde đã xây dựng một hệ thống điều hòa không khí bằng máy lạnh amoniac dùng làm lạnh và khử ẩm không khí mùa hè. Dàn lạnh đặt trên trần nhà, không khí đối lưu tự nhiên. Không khí lạnh từ trên đi xuống phía dưới do mật độ lớn hơn. Máy lạnh được đặt dưới tầng hầm.
+ Đúng vào thời điểm này, một nhân vật quan trọng đã đưa ngành điều hòa không khí của Mỹ nói riêng và của toàn thế giới nói chung một bước phát triển rực rỡ đó là Willis H. Carrier. Chính ông là người đã đưa ra định nghĩa điều hòa không khí kết hợp với sưởi ấm, làm lạnh, gia ẩm, hút ẩm, lọc và rửa không khí, tự động duy trì trạng thái không khí không đổi phục vụ cho yêu cầu tiện nghi hay công nghệ.
+ Năm 1911, Carrier đã lần đầu tiên xây dựng ẩm đồ của không khí ẩm và cắt nghĩa tính chất nhiệt của không khí ẩm và các biện pháp xử lý để đạt được trạng thái yêu cầu. Ông đã cống hiến cả đời mình cho điều hòa không khí và đã trở thành người vĩ đại nhất của ngành điều hòa.
1.3. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Chúng ta đều thấy ở tất cả các nước phát triển trên thế giới thì ở những vùng hàn đới hay nhiệt đới đều cần tới điều hòa không khí.
Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí khá cao. Vì vậy luôn làm cho con người không được thoải mái khi làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, kèm theo đó là sự mệt mỏi và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Để giải quyết vấn đề này chỉ có điều hòa không khí mới có thể tạo ra môi trường


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i đây không khí được xử lý theo chương trình định sẵn hòa trộn giữa không khí tươi và một phần không khí thải có trạng thái O nhất định nào đó và được quạt (3) vận chuyển theo đường ống gió (4) vào phòng (6) qua các miệng thổi (5). Không khí tại các miệng thổi (5) có trạng thái V sau khi vào phòng nhận nhiệt thừa và ẩm thừa và tự thay đổi đến trạng thái T(tT, ). Sau đó không khí được đưa ra bên ngoài qua cửa thải (7).
Ưu nhược điểm :
- Đơn giản gọn nhẹ, dễ lắp đặt.
- Không tận dụng nhiệt từ không khí thải nên hiệu quả thấp.
- Thường được sử dụng trong các hệ thống nơi có phát sinh các chất độc, hôi hay đường ống quá xa, cồng kềnh không kinh tế hay không thực hiện được.
- Từ các ưu nhược điểm trên nên sơ đồ thẳng chỉ dùng trong các trường hợp:
+ Khi kênh gió hồi quá lớn việc thực hiện hồi gió quá tốn kém hay không thực hiện được do không gian quá nhỏ hẹp.
+ Khi trong không gian điều hòa có sinh ra nhiều chất độc hại, việc hồi gió không có lợi.
3.3.2.2. Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp.
Để tận dụng lượng nhiệt từ không khí thải người ta sử dụng sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp.
Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp:
Nguyên lý làm việc: không khí ngoài trời có trạng thái N(tN, ) với lưu lượng LN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh (1), được đưa vào buồng hòa trộn (3) để hòa trộn với không khí hồi có trạng thái T(tT, ) với lưu lượng LT từ các miệng hồi gió (2). Hỗn hợp hòa trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến thiết bị xử lý (4), tại đây nó được xử lý theo một chương trình định sẵn đến một trạng thái O và được quạt (5) vận chuyển theo kênh gió (6) vào phòng (8). Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi có trạng thái V vào phòng nhận nhiệt thừa và ẩm thừa và tự thay đổi trạng thái từ V đến T, sau đó một phần không khí được hồi lại theo đường ống dẫn (10) vào thiết bị hòa trộn và một phần khí thải được thải ra ngoài theo cửa (12).
3.3.2.3. Sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp
Để khắc phục nhược điểm của sơ đồ 1 cấp do phải có thiết bị sấy cấp 2 khi trạng thái V không thoả mãn điều kiện vệ sinh, người ta sử dụng sơ đồ 2 cấp có thể điều chỉnh nhiệt độ không khí thổi vào phòng mà không cần có thiết bị sấy.
Sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp:
Sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp thường được sử dụng trong điều hòa tiện nghi khi nhiệt độ thổi vào quá thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài ra nó còn được sử dụng rộng rãi trong các phân xưởng sản xuất như nhà máy dệt, thuốc lá…
Để thực hiện sơ đồ điều hòa không khí 2 cấp cần có các thiết bị chính sau: quạt cấp gió, quạt hồi gió, thiết bị xử lý không khí, hệ thống kênh cấp gió, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút.
Do phải có thêm buồng hòa trộn thứ 2 và hệ thống trích gió đến buồng hòa trộn này nên chi phí đầu tư và vận hành tăng.
* Qua phân tích đặc điểm của công trình và ưu nhược điểm của các sơ đồ điều hòa không khí ta thấy sơ đồ điều hòa không khí 1 cấp là phù hợp và đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra.
3.3.3 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí 1 cấp theo đồ thị t – d.
3.3.3.1. Hệ số nhiệt hiện SHF.
Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp, đồ thị t – d:
Hệ số nhiệt hiện SHF (Sensible Heat Facter) là tỷ số giữa tổng nhiệt hiện trên tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn.
Đồ thị i – d lấy điểm I = O và t = 00C trên trục tung làm điểm gốc cho các tia quá trình thì ẩm đồ lấy điểm gốc G ở t = 240C và độ ẩm = 50%. Thang chia hệ số nhiệt hiện đặt ở bên phải ẩm đồ.
SHF =
Trong đó: Qh tổng nhiệt hiện, (w).
Qa tổng nhiệt ẩn, (w).
Tính cho phòng 501:
Qh = 5856.81, (w).
Qa = 4856.81, (w).
SHF = = 0.55
3.3.3.2. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF () (Room Sensibil Heat Factor).
là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện trên tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phòng chưa tính tới thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi và gió lọt đem vào không gian cần điều hòa và được tính:
RSHF= =
Trong đó: Qhf - tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi), w.
Qâf - tổng nhiệt ẩn của phòng (không có nhiệt ẩn của gió tươi), w.
Tính cho phòng 501:
Qhf = 5700.21, (w).
Qâf = 807.19, (w).
= 0.87
Ta xác định được , từ đó kẻ đường G - . Từ T kẻ đường song song với đường G - cắt = 100%. Điểm V nằm trên đoạn CT với = 90 100% tuỳ theo diện tích và hiệu quả trao đổi trao đổi nhiệt ẩm của dàn lạnh.
3.3.3.3. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor),.
Hệ số nhiệt hiện tổng được xác định theo công thức:
=
Trong đó: Qh – thành phần nhiệt hiện, gồm cả nhiệt hiện do gió tươi mang vào phòng, (w).
Qa – thành phần nhiệt ẩn, gồm cả nhiệt ẩn do gió tươi mang vào phòng, (w).
Tính cho phòng 501:
Q501h = 5856.81, (w).
Q501a = 4856.81, (w).
= = 0.55
Hệ số nhiệt hiện tổng chính là độ nghiêng của tia quá trình từ điểm hòa trộn đến điểm thổi vào. Đây là quá trình làm lạnh và khử ẩm của không khí trong dàn lạnh sau khi hòa trộn giữa gió tươi và một phần gió thải được tuần hoàn. Khi đã xác định được ta đánh dấu trên thang chia hệ số nhiệt hiện và nối điểm G - . Từ điểm hòa trộn H kẻ đường song song với G - cắt = 100% tại S. S chính là điểm đọng sương của thiết bị còn V chính là điểm thổi vào. Do V phải cùng nằm trên HS và CT nên V chính là điểm cắt của hai đường này.
3.3.3.4. Hệ số đi vòng (Bypass Factor).
Hệ số đi vòng là tỷ số giữa lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với dàn với tổng lượng không khí thổi qua dàn và được tính:
Trong đó: GH – lưu lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt với dàn, (kg/s) nên vẫn có trạng thái điểm hòa trộn H.
G0 – lưu lượng không khí qua dàn lạnh có trao đổi nhiệt ẩm với dàn, (kg/s), và đạt được trạng thái O.
G - tổng lưu lượng không khí qua dàn, (kg/s).
phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là bề mặt trao đổi nhiệt của dàn, cách sắp xếp bố trí bề mặt trao đổi nhiệt ẩm, số hàng ống, tốc độ không khí. Ngoài ra còn phụ thuộc vào số hàng ống theo chiều chuyển động của không khí, bước cánh, tốc độ chuyển động của không khí qua dàn lạnh. Do lượng nhiệt hiện lớn và lượng không khí tươi cần cũng khá lớn ta chọn = 0.1 tra bảng 4.22 [tl 2 tr191].
3.3.3.5. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor), .
là tỷ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt tổng hiệu dụng của phòng và được tính:
Trong đó:
Qhef - nhiệt hiện hiệu dụng của phòng.
Qhef = Qhf + QhN, (w).
Qaef - nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng.
Qaef = Qaf + QaN, (w).
QhN - nhiệt hiện do gió tươi mang vào, (w).
QaN - nhiệt ẩn do người mang vào, (w).
Qhf - tổng nhiệt hiện của phòng không có nhiệt hiện do gió tươi , (w) Qaf - tổng nhiệt ẩn của phòng, không có nhiệt ẩn do gió tươi, (w).
Tính cho phòng 501:
QhN = 156,6 (w), Qhf = 5643,0 (w).
QaN = 663,19 (w), Qaf = 807,19 (w).
+ Qhef = 5643,0 + 0,1.156,6 = 5658,66 (w).
+ Qaef = 807,19 + 0,1.663,19 = 873,51 (w).
→ 0.87.
Các kết quả của các phòng được tính và tổng hợp trong bảng Excel.
3.3.3.6. Nhiệt độ đọng sương của thiết bị ts.
Nhiệt độ đọng sư...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top