Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, muốn tồn tại vững, phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp để giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bởi để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin về thị trường, về nguồn khách hàng trên cơ sở các thông tin chung về cung, cầu, giá cả thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, xác định được giá bán hợp lí đảm bảo vừa tận dụng được nguồn lực hiện có, vừa mang lại lại nhuận cao.
Con người – đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế xã hội và là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Con người là vốn lớn nhất và quý nhất của xã hội. Đối với công ty và các nhà doanh nghiệp tài sản lớn nhất của họ không phải là nhà xưởng, máy móc mà nó nằm trong vỏ não của nhân viên. Sự việc thành hay bại đề do con người. Rõ ràng nhân tố con người đặc biệt là chất xám của con người ngày một quan trọng. Chất xám của con người có những đặc trưng riêng mà ta không thể đo lường theo cách thông thường.
Để thực hiện tốt tất cả những mục tiêu của doanh nghiệp, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và đổi mới, cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa cho người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất. Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Mặt khác, biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức. Vì vậy việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước là một doanh nghiệp có ngành nghề và chức năng kinh doanh khá rộng. Bao gồm xây dựng cơ bản, sản xuất cơ khí và thương mại. Do vậy đối tượng lao động trong công ty hết sức đa dạng, gồm lao động phổ thông, kỹ sư và kinh tế. Do vậy, việc sử dụng lao động trong công ty luôn là vấn đề cấp thiết và hàng đầu. Công ty được chia thành nhiều bộ phận khác nhau với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Phối hợp hài hòa giữa các bộ phận trong công ty là nhiệm vụ quan trọng nhất. Có như thế mới hoàn thành được các mục tiêu của công ty đề ra.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, người đầu tiên phải chịu hậu quả là người lao động. Người lao động bị mất việc, công ăn việc làm giảm, lương thấp. Doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng vì thế mà giảm. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách hàng đầu đặt ra với công ty là sử dụng lao động sao cho có hiệu quả. Như thế mới hoàn thành được những nhiệm vụ, mục tiêu của công ty đã đề ra.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Nhận thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có tầm quan trọng hàng đầu ở công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy Điện nước, em lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy Điện nước” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Qua đó em mong muốn vận dụng những kiến thức đã được trong trong trường để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dụng lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động của công ty trong vòng 3 năm từ 2006 đến năm 2008, từ đó đưa ra giải pháp định hướng đến năm 2015.
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy Điện nước.
- Nội dung nghiên cứu đề tài : giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Cổ phần Cơ khí Xây Dựng và Lắp máy điện nước.
1.5 Những lý luận về hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.5.1. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.5.1.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Để hoạt động, doanh nghiệp phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kì, đó có thể là các mục tiêu xã hội, cũng có thể là các mục tiêu kinh tế của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt các mục tiêu đó với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả xã hội là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp hay mức độ ảnh hưởng của các kết quả dạt được của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thường biểu hiện qua mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất là tinh thần của xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động kinh doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Thực chất của hiệu quả kinh tế là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, nó biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu xác định. Nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh của xã hội và của đời sống của loại người.
Đây là một phạm trù khách quan, phản ánh trình độ và năng lực quản lí, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra trong từng thời kì với chi phí nhỏ nhất. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khi đánh giá hiệu quả của các hoạt động này cần xem xét hai mặt đó một cách đồng bộ. Hiệu quả kinh tế không đơn thuần chỉ là các thành quả kinh tế, vì trong kết quả và chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt hiệu quả xã hội. Tương tự hiệu quả xã hội tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế.
Con người là một yếu tố khách quan không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn lực quý giá và quan trọng nhất của doanh nghiệp. Dưới góc độ kinh tế, quan niệm về con người gắn liền với lao động, là điều kiện để tồn tại và phát triển. Quá trình lao động là quá trình sử dụng lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí tuệ của con người. Sử dụng lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động để tạo ra sản phẩm theo các mục tiêu của sản xuất kinh doanh. Làm sao để sử dụng lao động hiệu quả là câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp.Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng lao động.
Theo quan điểm của Mac-Lênin về hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả lao động nhiều hơn.
Các Mác chỉ rõ bất kỳ một cách sản xuất liên hiệp nào cũng cần có hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất. Mác viết: “Lao động có hiệu quả nó cần một cách sản xuất” và nhấn mạnh rằng “hiệu quả lao động giữ vai trò quyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoa học đều nhằm đạt được mục tiêu đó”.
Xuất phát từ quan điểm trên Mác đã vạch ra bản chất của hiệu quả sử dụng lao động là tiết kiệm và mọi sự tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian. Hơn thế nữa tiết kiệm thời gian không chỉ ở những khâu riêng biệt mà tiết kiệm thời gian cho toàn xã hội. Tất cả những điều đó có nghĩa là khi giải quyết bất kì việc gì, vấn đề thực tiễn nào với quan điểm hiệu quả trên, chúng ta luôn đứng trước sự lựa chọn các phương án, các tình huống khác nhau với khả năng phép chúng ta cần đạt được các phương án tốt nhất với kết quả lớn nhất và chi phí nhỏ nhất về lao động.
Theo quan điểm của F.W.Taylor thì “Con người là một công cụ lao động”. Quan điểm này cho rằng : về bản chất thì con người đa số không làm việc, họ quan tâm nhiều đến cái họ kiếm được chứ không phải công việc mà họ làm. Ít người muốn và làm được những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm soát. Vì thế để sử dụng lao động một cách có hiệu quả thì cần đánh giá chính xác thực trạng lao động tại doanh nghiệp đó, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người lao động, phải phân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi, lặp lại, dễ dàng học được.
Con người có thể chịu đựng được công việc rất nặng nhọc, vất vả khi họ được trả lương cao hơn và có thể tuân theo mức sản xuất ấn định. Nhờ có phương pháp khoa học ứng dụng trong định mức và tổ chức lao động mà năng suất lao động đã tăng lên, nhưng sự bóc lột cũng tăng lên. Ông cũng ủng hộ việc khuyến khích lao động bằng tiền là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc.
Theo quan điểm của Nayo cho rằng “Con người muốn được cư xử như những con người”. Theo ông về bản chất con người là một thành viên trong tập thể, vị trí và thành tựu của tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ là lợi ích cá nhân, họ hành động tình cảm hơn là lý chí, họ muốn cảm giác có ích và quan trọng, muốn tham gia vào công việc chung và được nhìn nhận như một con người. Vì vậy muốn khuyến khích lao động, thì phải để họ thấy được nhu cầu của họ quan trọng hơn tiền. Chính vì vậy, nhà quản trị phải làm sao để cho người lao động luôn cảm giác mình có ích và quan trọng. Tức là phải tạo ra bầu không khí tốt hơn, dân chủ hơn và lắng nghe ý kiến của họ.
Theo quan điểm “Con người là tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển” cho rằng : Bản chất con người là không phải không muốn làm việc. Họ muốn góp phần thực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo. Chính sách quản lý phải động viên khuyến khích con người đem hết sức lực của họ vào công việc chung, mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thác các tiềm năng quan trọng. Từ các tiếp cận trên ta có thể có hiểu khái niệm hiệu quả lao động như sau :
- Theo nghĩa hẹp: hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mô hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là doanh thu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý lao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp.
- Theo nghĩa rộng: hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụng lao động đúng ngành nghề đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng cải tiến kỹ thuật ở người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động.
Tóm lại muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp, chính sách đối với người lao động thì mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử dụng lao động mới thực sự có hiệu quả.
1.5.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Có thể nói trong các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp thì yếu tố con người là khó sử dụng nhất. Phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp là vấn đề nan giải đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Và để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị giảm sút thì cần sử dụng lao động một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử dụng lao động không hợp lý, việc bố trí lao động không đúng chức năng của từng người sẽ gây tâm lý chán nản, không nhiệt tình với công việc được giao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và sẽ dẫn tới sự giảm sút về tất cả các vấn đề khác của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ góp phần tiết kiệm chi phí lao động sống, tiết kiệm thời gian lao động, giảm thời gian khấu hao tài sản của doanh nghiệp, tăng cường kỷ luận lao động…dẫn tới giảm giá thành sản xuất dẫn đến tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, cạnh tranh thành công trên thị trường.
Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là điều kiện đảm bảo không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện và nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao động, thúc đẩy cả về mặt vật chất và tinh thần.
Con người là bộ phận chủ yếu để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh suy cho cùng cũng là để phục vụ lợi ích con người. Đối với doanh nghiệp, yếu tố con người đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đào tạo, phát triển và sử dụng lao động có hiệu quả là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Nói đến sử dụng lao động là nói đến việc quản lý và sử dụng con người. Con người luôn phát triển và thay đổi có tư duy, hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy để làm sao nắm bắt được những thay đổi, tư duy, ý thức của con người hay nói cách khác là nắm bắt được nhu cầu của người lao động thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì sử dụng lao động có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, giảm chi phí sản xuất, khấu hao nhanh tài sản cố định… điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
1.5.2. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
1.5.2.1. Sự cần thiết của hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp được đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu nhất định. Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bới các mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Bời vậy khi phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghệp và của người lao động.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, muốn tồn tại vững, phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp để giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bởi để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin về thị trường, về nguồn khách hàng trên cơ sở các thông tin chung về cung, cầu, giá cả thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, xác định được giá bán hợp lí đảm bảo vừa tận dụng được nguồn lực hiện có, vừa mang lại lại nhuận cao.
Con người – đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế xã hội và là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Con người là vốn lớn nhất và quý nhất của xã hội. Đối với công ty và các nhà doanh nghiệp tài sản lớn nhất của họ không phải là nhà xưởng, máy móc mà nó nằm trong vỏ não của nhân viên. Sự việc thành hay bại đề do con người. Rõ ràng nhân tố con người đặc biệt là chất xám của con người ngày một quan trọng. Chất xám của con người có những đặc trưng riêng mà ta không thể đo lường theo cách thông thường.
Để thực hiện tốt tất cả những mục tiêu của doanh nghiệp, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và đổi mới, cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa cho người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất. Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Mặt khác, biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức. Vì vậy việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước là một doanh nghiệp có ngành nghề và chức năng kinh doanh khá rộng. Bao gồm xây dựng cơ bản, sản xuất cơ khí và thương mại. Do vậy đối tượng lao động trong công ty hết sức đa dạng, gồm lao động phổ thông, kỹ sư và kinh tế. Do vậy, việc sử dụng lao động trong công ty luôn là vấn đề cấp thiết và hàng đầu. Công ty được chia thành nhiều bộ phận khác nhau với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Phối hợp hài hòa giữa các bộ phận trong công ty là nhiệm vụ quan trọng nhất. Có như thế mới hoàn thành được các mục tiêu của công ty đề ra.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, người đầu tiên phải chịu hậu quả là người lao động. Người lao động bị mất việc, công ăn việc làm giảm, lương thấp. Doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng vì thế mà giảm. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách hàng đầu đặt ra với công ty là sử dụng lao động sao cho có hiệu quả. Như thế mới hoàn thành được những nhiệm vụ, mục tiêu của công ty đã đề ra.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Nhận thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có tầm quan trọng hàng đầu ở công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy Điện nước, em lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy Điện nước” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Qua đó em mong muốn vận dụng những kiến thức đã được trong trong trường để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dụng lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động của công ty trong vòng 3 năm từ 2006 đến năm 2008, từ đó đưa ra giải pháp định hướng đến năm 2015.
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy Điện nước.
- Nội dung nghiên cứu đề tài : giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Cổ phần Cơ khí Xây Dựng và Lắp máy điện nước.
1.5 Những lý luận về hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.5.1. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.5.1.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Để hoạt động, doanh nghiệp phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kì, đó có thể là các mục tiêu xã hội, cũng có thể là các mục tiêu kinh tế của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt các mục tiêu đó với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả xã hội là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp hay mức độ ảnh hưởng của các kết quả dạt được của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thường biểu hiện qua mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất là tinh thần của xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động kinh doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Thực chất của hiệu quả kinh tế là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, nó biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu xác định. Nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh của xã hội và của đời sống của loại người.
Đây là một phạm trù khách quan, phản ánh trình độ và năng lực quản lí, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra trong từng thời kì với chi phí nhỏ nhất. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khi đánh giá hiệu quả của các hoạt động này cần xem xét hai mặt đó một cách đồng bộ. Hiệu quả kinh tế không đơn thuần chỉ là các thành quả kinh tế, vì trong kết quả và chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt hiệu quả xã hội. Tương tự hiệu quả xã hội tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế.
Con người là một yếu tố khách quan không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn lực quý giá và quan trọng nhất của doanh nghiệp. Dưới góc độ kinh tế, quan niệm về con người gắn liền với lao động, là điều kiện để tồn tại và phát triển. Quá trình lao động là quá trình sử dụng lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí tuệ của con người. Sử dụng lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động để tạo ra sản phẩm theo các mục tiêu của sản xuất kinh doanh. Làm sao để sử dụng lao động hiệu quả là câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp.Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng lao động.
Theo quan điểm của Mac-Lênin về hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả lao động nhiều hơn.
Các Mác chỉ rõ bất kỳ một cách sản xuất liên hiệp nào cũng cần có hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất. Mác viết: “Lao động có hiệu quả nó cần một cách sản xuất” và nhấn mạnh rằng “hiệu quả lao động giữ vai trò quyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoa học đều nhằm đạt được mục tiêu đó”.
Xuất phát từ quan điểm trên Mác đã vạch ra bản chất của hiệu quả sử dụng lao động là tiết kiệm và mọi sự tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian. Hơn thế nữa tiết kiệm thời gian không chỉ ở những khâu riêng biệt mà tiết kiệm thời gian cho toàn xã hội. Tất cả những điều đó có nghĩa là khi giải quyết bất kì việc gì, vấn đề thực tiễn nào với quan điểm hiệu quả trên, chúng ta luôn đứng trước sự lựa chọn các phương án, các tình huống khác nhau với khả năng phép chúng ta cần đạt được các phương án tốt nhất với kết quả lớn nhất và chi phí nhỏ nhất về lao động.
Theo quan điểm của F.W.Taylor thì “Con người là một công cụ lao động”. Quan điểm này cho rằng : về bản chất thì con người đa số không làm việc, họ quan tâm nhiều đến cái họ kiếm được chứ không phải công việc mà họ làm. Ít người muốn và làm được những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm soát. Vì thế để sử dụng lao động một cách có hiệu quả thì cần đánh giá chính xác thực trạng lao động tại doanh nghiệp đó, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người lao động, phải phân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi, lặp lại, dễ dàng học được.
Con người có thể chịu đựng được công việc rất nặng nhọc, vất vả khi họ được trả lương cao hơn và có thể tuân theo mức sản xuất ấn định. Nhờ có phương pháp khoa học ứng dụng trong định mức và tổ chức lao động mà năng suất lao động đã tăng lên, nhưng sự bóc lột cũng tăng lên. Ông cũng ủng hộ việc khuyến khích lao động bằng tiền là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc.
Theo quan điểm của Nayo cho rằng “Con người muốn được cư xử như những con người”. Theo ông về bản chất con người là một thành viên trong tập thể, vị trí và thành tựu của tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ là lợi ích cá nhân, họ hành động tình cảm hơn là lý chí, họ muốn cảm giác có ích và quan trọng, muốn tham gia vào công việc chung và được nhìn nhận như một con người. Vì vậy muốn khuyến khích lao động, thì phải để họ thấy được nhu cầu của họ quan trọng hơn tiền. Chính vì vậy, nhà quản trị phải làm sao để cho người lao động luôn cảm giác mình có ích và quan trọng. Tức là phải tạo ra bầu không khí tốt hơn, dân chủ hơn và lắng nghe ý kiến của họ.
Theo quan điểm “Con người là tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển” cho rằng : Bản chất con người là không phải không muốn làm việc. Họ muốn góp phần thực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo. Chính sách quản lý phải động viên khuyến khích con người đem hết sức lực của họ vào công việc chung, mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thác các tiềm năng quan trọng. Từ các tiếp cận trên ta có thể có hiểu khái niệm hiệu quả lao động như sau :
- Theo nghĩa hẹp: hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mô hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là doanh thu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý lao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp.
- Theo nghĩa rộng: hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụng lao động đúng ngành nghề đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng cải tiến kỹ thuật ở người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động.
Tóm lại muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp, chính sách đối với người lao động thì mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử dụng lao động mới thực sự có hiệu quả.
1.5.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Có thể nói trong các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp thì yếu tố con người là khó sử dụng nhất. Phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp là vấn đề nan giải đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Và để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị giảm sút thì cần sử dụng lao động một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử dụng lao động không hợp lý, việc bố trí lao động không đúng chức năng của từng người sẽ gây tâm lý chán nản, không nhiệt tình với công việc được giao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và sẽ dẫn tới sự giảm sút về tất cả các vấn đề khác của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ góp phần tiết kiệm chi phí lao động sống, tiết kiệm thời gian lao động, giảm thời gian khấu hao tài sản của doanh nghiệp, tăng cường kỷ luận lao động…dẫn tới giảm giá thành sản xuất dẫn đến tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, cạnh tranh thành công trên thị trường.
Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là điều kiện đảm bảo không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện và nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao động, thúc đẩy cả về mặt vật chất và tinh thần.
Con người là bộ phận chủ yếu để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh suy cho cùng cũng là để phục vụ lợi ích con người. Đối với doanh nghiệp, yếu tố con người đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đào tạo, phát triển và sử dụng lao động có hiệu quả là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Nói đến sử dụng lao động là nói đến việc quản lý và sử dụng con người. Con người luôn phát triển và thay đổi có tư duy, hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy để làm sao nắm bắt được những thay đổi, tư duy, ý thức của con người hay nói cách khác là nắm bắt được nhu cầu của người lao động thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì sử dụng lao động có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, giảm chi phí sản xuất, khấu hao nhanh tài sản cố định… điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
1.5.2. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
1.5.2.1. Sự cần thiết của hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp được đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu nhất định. Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bới các mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Bời vậy khi phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghệp và của người lao động.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links