meokonk

New Member

Download miễn phí Đề tài Thiết kế hệ thống điều khiển tự động cho dây truyền sản xuất chi tiết đơn lẻ dùng bộ PLC S7-300 của hãng Siemens


Nội dung của đề tài :
1. Đặc điểm công nghệ sản xuất của dây truyền.
2. Tổng quan về PLC S7-300.
3. Thiết bị sử dụng.
4. Lập trình với PLC S7-300 .
5. Kết nối dây truyền với PLC S7-300.
6. Sản phẩm của đề tài đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. Quyển thuyết minh và các bản vẽ, Folie mô tả đầy đủ nội dung của đề tài


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

á trình khoan chi tiết(phôi).và chi tiết được đưa đến khâu làm sạch.
Sơ đồ điều khiển điện_khí nén:
1.2 Làm sạch sản phẩm
Đây là khâu rất quan trọng trong dây truyền sản xuất chi tiết đơn lẻ. Do sau quá trình khoan chi tiết còn bụi bẩn do phoi của mũi khoan dính lên chi tiết đòi hỏi cần được làm sạch nhờ khâu làm sạch sản phẩm.
Quá trình làm sạch chi tiết của máy làm sạch sản phẩm:
Sau khi chi tiết được khoan xong nhờ máy khoan .chi tiết tiếp tục được đưa đến máy làm sạch sản phẩm. Chi tiết đưa vào và sẽ được kẹp bằng xylanh A đi ra. Sau đó xylanh B sẽ thực hiện quy trình làm sạch một phía của chi tiết bằng vòi phun trong khoảng thời gian t1. Tiếp theo chi tiết được chuyển sang phía đối diện bằng xylanh C và được làm sạch phía còn lại bằng vòi phun trong khoảng thời gian t1. Thực hiện xong, xylanh C trở về vị trí ban đầu, đồng thời xylanh A sẽ lùi về, chi tiết được tháo ra và được đưa đến khâu nhận dạng sản phẩm.
1.3 Nhận dạng sản phẩm và phân loại sản phẩm
Sau khi chi tiết được làm sạch có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Khâu này có nhiệm vụ nhận biết từng loại sản phẩm và đưa những sản phẩm cùng loại lên cùng một băng tảI để phục vụ cho quá trình đóng gói sản phẩm.
Sơ đồ cấu trúc:
Quá trình làm việc của hệ thống:
Nguồn sáng: sẽ phát ra ánh sáng khi có vật đi tới ,ánh sáng này được phản xạ lại và bị thu bởi camera.
Camera: có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng phản xạ này thành tín hiệu điện(analog).
Tín hiệu tương tự từ camera được đưa tới cổng vào analog của PLC. Qua cổng này tín hiệu được chuyển thành tín hiệu số 12bir. Giả thiết trên băng tải chỉ có ba loại sản phẩm khác nhau. Mỗi sản phẩm được quy định tương ứng với một bộ 12bir nhất định và được quy định có trong PLC . PLC sẽ so sánh sơ đồ điểm ảnh của vật với sơ đồ điểm ảnh chuẩn trong thư viện để xem vật thuộc loại nào. PLC sẽ chỉ cho robot biết chi tiết nó đang nhìn thấy thuộc loại nào, thông qua cổng giao tiếp đầu ra.
Giao diện đầu ra. Nó chuyển tín hiệu từ hệ thống nhận dạng cho bộ điều khiển ro bot. ví dụ, một mã “H” (nếu chi tiết là hộp), mã “T” (nếu chi tiết là tròn) sẽ được truyền theo giao diện chuẩn RS232.
Thiết bị nhận dạng càng chính xác nếu số điểm ảnh trên một đơn vị diện tích ảnh càng lớn.
1.4 Đóng gói sản phẩm
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PLC - S7 300
2.1 Đại cương về thiết bị điều khiển logic lập trình PLC.
2.1.1 Khái niệm.
Thiết bị điều khiển logic lập trình (Programmable Logic Control , viết tắt là PLC ) là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình. Thay cho việc thực hiện thuật toán đó bằng mạch số như vậy với chương trình điều khiển PLC trở thành một bộ điều khiển số nhỏ gọn dễ dàng thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh (với các PLC khác hay máy tính). Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu trong bộ nhớ của PLC dưới dạng các khối chương trình như khối OB, FC hay FB, và được thiết lập theo chu kỳ vòng quét.
Để có thể thực hiện được một chương trình điều khiển, tất nhiên PLC có chức năng như một máy tính. Nghĩa là phải có một bộ vi xử lý (PLC), một hệ điều hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiển, dữ liệu và tất nhiên phải có cổng đầu vào/ra để giao tiếp được với đối tượng điều khiển và trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó PLC còn có thêm các khối chức năng đặc biệt khác như bộ đếm (Counter), bộ thời gian (Timer)… và các khối chuyên dụng khác.
2.1.2 Cấu trúc của PLC.
Thiết bị điều khiển logic lập trình PLC là thiết bị điều khiển đặc biệt dựa trên bộ vi xử lý, sử dụng bộ nhớ lập trình được để lưu trữ các lệnh và thực hiện các chức năng: phép logic, lập chuỗi, định giờ, đếm, thuật toán để điều khiển máy và các quá trình.
- PLC gồm ba khối chức năng cơ bản:
- Bộ sử lý trung tâm
- Bộ nhớ
- Khối vào ra
Trạng thái gõ vào của PLC được phát hiện và lưu vào bộ nhớ đệm. PLC thực hiện các lệnh lôgic trên các trạng thái của chúng và thông qua trạng thái gõ ra và cập nhật và lưu vào bộ nhớ đệm ; Sau đó trạng thái gõ ra trong bộ nhớ đệm được dùng để đóng mở các tiếp điểm kích hoạt các thiết bị công tác. Như vậy , sự hoạt động các thiết bị được điều khiển hoàn toàn tự động theo chương trình trong bộ nhớ. Chương trình được nạp vào PLC qua thiết bị lập trình chuyên dùng.
Sơ đồ cấu trúc của PLC
Bộ sử lý trung tâm
Bộ sử lý trung tâm điều khiển và quản lý tất cảc hoạt động bên trong PLC. Việc trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và khối vào, ra được thực hiện thông qua hệ thống BUS dưới sự điều khiển của CPU. Một mạch dao động thạch anh cung cấp xung clock tần số chuẩn cho CPU, thường là 1 hay 8 MKz, tuỳ từng trường hợp vào bộ xử lý sử dụng. Tần số xung clock xác định tốc độ hoạt động của PLC và thực sự đồng bộ cho tất cả các phần tử trong hệ thống.
Bộ nhớ
Bộ nhớ cớ nhiệm vụ lưu chương trình điều khiển được lập bởi ngươì dùng và các dữ liệu khác như Cờ, thanh ghi tạm , trạng tháI đầu vào, lệnh điều khiển đầu ra,…Nội dung của bộ nhớ được mã hoá dưới dạng mã nhị phân.
Tất cả PLC đều thường dùng các loại bộ nhớ sau:
+ ROM(read only memory): là loại bộ nhớ không thể thay đổi được, bộ nhớ này chỉ nạp được một lần nên ít được sử dụng phổ biến như các loại bộ nhớ khác.
+ Bộ nhớ RAM (random access memory): là loại bộ nhớ có thể thay đổi được và dùng để chứa các chương trình ứng dụng cũng như dữ liệu, dữ liệu chứa trong RAM sẽ bị mất khí mất điện. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách dung Pin.
+ Bộ nhớ EPROM(electronic progam mable read only memory): giống như RAM, nhuồn nuôi cho EPROM không cần dung Pin, tuy nhiên nội dung chứa trong nó có thể xóa bằng cách chiếu tia cực tím vào một cửa sổ nhỏ trên EPROM và sau đó nạp lại nội dung bằng máy nạp.
+ Bộ nhớ EEPROM: kết hợp hai ưu điểm của RAM và EPROM, loại này có thể xoá và nạp bằng tín hiệu điện. Tuy nhiên số lần nạp cũng có giới hạn.
Khối vào ra:
Mọi hoạt động xử lý tín hiệu bên trong PLC có mức điện áp 5 VDC và 15V DC(điện áp cho TTL và CMOS) trong khi tín hiệu bên ngoài có thể lớn hơn nhiều thường là 24v DC đến 240v DC với dòng lớn.
Khối vào, ra có vai trò mạch dao tiếp giữa vi mạch điện tử của PLC với các mạch công suất bên ngoài kích hoạt các cơ cấu tác động. Nó thực hiện sự chuyển đổi các mức điện áp tín hiệu và cách ly, tuy nhiên khối vào ra cho phép PLC kết nối trực tiếp với các cơ cấu tác động có công suất cỡ nhỏ cỡ 2A trở xuống, không cần các mạch công suất trung gian hay rơle trung gian.
2.1.3 Phân loại PLC.
Hiện nay trong lĩnh vực điều khiển nói chung và ngành tự động hóa nói riêng, các PLC mới được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều với chức năng rất lớn như:
+ PLC S5
+ PLC S7 - 200
+ PLC S7 - 300
+ PLC S7 - 400
+ PLC LOGO
2.2 Hệ thống điều khiển PLC S7 - 300.
2.2.1Cấu trúc phần cứng của hệ thống PLC S7 - 300.
Thông thường, để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top