tinhtu_ghita

New Member
Download miễn phí Đề tài Hệ thống đo và điều khiển nhiệt độ lò ấp trứng
Bài tập lớn môn đo lường và cảm biến
Báo cáo đề tài : “ Hệ thống đo và điều khiển nhiệt độ lò ấp trứng”
Nhóm thực hiện đề tài: Nhóm 1
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hà
Mục Lục:
I.Đặt vấn đề
II.Giải quyết vấn đề
1.Phân tích công nghệ lò ấp trứng
2.Xây dựng mô hình hệ thống
3.Sơ đồ khối hệ thống
4.Lựa chọn cảm biến cần cho hệ thống
5.Chọn bộ điều khiển nhiệt độ
5.1 Cảm biến nhiệt độ DS18B20
5.2 Chip ATMEGA16L
5.3 LCD 2 dòng 16 kí tự
5.4 Những linh kiện khác
6.Sơ đồ điều khiển
III.Kết luận

I. Đặt vấn đề
Ngày này, điều khiển tự động đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong hệ thống công nghiệp. Một trong các yếu tố được điều khiển nhiều trong hệ thống công nghiệp đó là nhiệt độ. Nhiệt độ được đo, điều khiển theo nhu cầu sử dụng ví dụ như trong các hệ thống nhiệt của nồi hơi, các lò ấp, các lò sấy,… Các hệ thống đo và điều khiển nhiệt hiện nay xuất hiện nhiều trên thị trường với nhiều phương pháp đo và điều khiển khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Để giải quyết các vấn đề đó, với những kiến thức đã học về kĩ thuật điện, điện tử, đo lường và cảm biến cùng sự tìm hiểu thêm về kĩ thuật vi điều khiển, chúng em đã tính toán và đưa ra giải pháp điều khiển nhiệt độ ứng dụng vi xử lý với mạch thiết kế đơn giản dễ dàng thiết kế và nâng cấp.
Mặc dù chúng em đã cố gắng để hoàn thành đề tài đúng thời hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong quý thầy cô thông cảm. Chúng em mong được đón nhận ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
II. Giải quyết vấn đề
1.Phân tích công nghệ lò ấp trứng
Có rất nhiều phương pháp để cung cấp và điều khiển nhiệt độ cho lò ấp trứng như:
2.2.1 phương pháp thủ công.
Dùng đèn dầu.
- Trứng sau khi được chọn lựa, có thể đem phơi nắng 1 giờ để trứng nhanh chóng có được nhiệt độ cần thiết. Khi phơi phủ bên trên trứng lớp vải màn và luôn đảo trứng để nhiệt độ của trứng đều tất cả các vị trí. Cho trứng vào túi lưới 30 quả/túi, không thắt sát miệng túi để khi đặt các túi trứng trong pho nóng con, trứng dàn thành lớp, đặt nhẹ nhàng trứng đến khi đầy pho nóng con.

- Đặt các pho nóng con vào trong pho nóng mẹ, cách thành pho mẹ 20cm, các pho nóng con cũng cách nhau 10-15cm. Khoảng giữa các pho nóng con được đổ đầy trấu để giữ nhiệt. Phủ mền chăn bông lên miệng pho nóng mẹ (để vài lỗ thông hơi trong pho).

- Đồng loạt đốt đèn dầu (khoảng 20 ngọn đèn dầu cho một pho nóng mẹ). Khi đèn cháy ổn định không còn khói muội thì đem đặt dưới các pho nóng con, mỗi pho nóng con đặt 5 ngọn đèn dầu sao cho nhiệt toả đều từ dưới đáy lên miệng pho. Giữ nhiệt độ trong pho 37,5-38 độ C. Đảo trứng 4 giờ/lần, trứng phía dưới đưa lên trên, trong đưa ra ngoài, sao cho trứng trong pho có nhiệt độ đều nhau. Sau 2 ngày đầu (mùa đông 4 ngày), nhiệt độ trong pho ổn định thì vặn nhỏ đèn. Đặt một số đĩa bông thấm nước bên cạnh các đèn dầu để giữ độ ẩm cho pho ấp luôn đạt 65-70% là thích hợp.
- Trứng ấp được 12 ngày thì đưa ra pho lạnh, đặt nghiêng trứng 45o, đầu to lên trên. Trên cùng phủ kín bằng mền chăn. Nhiệt độ trong pho lạnh luôn duy trì 36,5-37 độ C. Đảo trứng 6 lần mỗi ngày để trứng được thông thoáng và được làm mát. Chú ý giữ đủ ẩm cho trứng, vào những ngày cuối sắp nở, có thể phun nước ấm 37 độ C cho trứng để gà nở nhanh, không bị sát vỏ.

Sau khi ấp 21 ngày thì gà nở. Ấp trứng theo phương pháp dùng đèn dầu, tỷ lệ gà nở đạt 75-80%.


Dùng nhiệt kế thủy nhân
-sử dung nước nóng đun bằng đèn dầu: nước nóng lưu thông theo ống dẫn trong máy bằng cách đối lưu để cấp nhiệt cho trứng, giống như cái công tắc cửa tủ lạnh, nếu nhấn lên nó thì cắt điện, thả ra thì có điện, nên khi nhiệt độ lên cao, thủy ngân giãn ra đẩy pít tông thủy tinh chạy lên chèn vào công tắc, ngắt điện, nguội thì ngược lại, tuy nhiên do sai số nhiệt độ lớn và có xảy ra sự cố là: Khi nhiệt độ lò ấp dao động xung quanh nhiệt độ đặt thì tiếp điểm thuỷ ngân làm rơ le đóng mở liên tục gây cháy má ví role, nếu không đóng mở liên tục thì nhiệt độ dao động quá lớn (trên 0,5độ C). Tỉ lệ trứng nở khoảng 80%.
+ Ưu điểm: công nghệ thủ công nên dễ chế tạo và sử dụng.
+ Nhược điểm:sai số về nhiệt lớn nên tỉ lệ trứng nở còn thấp.
2.2.2 phương pháp hiện đại dung cảm biến nhiệt độ kết hợp với vi xử lý :
+Dùng dây meso hay bóng đèn cung cấp nhiệt. Điều khiển và ổn định nhiệt độ bằng vi xử lý.
+Nguyên lý làm việc: cảm biến đo nhiệt độ ở các ngăn ấp rồi truyền tín hiệu đến vi xử lý điều khiển nhiệt độ thông qua việc lập trình cho hệ thống
+Ưu điểm: đo và điều khiển nhiệt độ chính xác,các máy ấp công nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp này.
+Nhược điểm: cần kiến thức sâu và rộng về điên tử, đo lường cảm biến, cũng như vi xử lý và lập trình
Tóm lại: - Trong các lò ấp trứng gia cầm, yêu cầu cần cung cấp lượng nhiệt đầy đủ và liên tục v cao thì năng và độ chính xác cao uất của lò mới cao. Nếu trong quá trình ấp trứng mà mất nhiệt thì trứng dễ hỏng. yêu cầu của ấp trứng gia cầm là sai lệch nhiệt độ ấp (tuỳ từng thời kỳ) không quá 0,1 - 0,2 độ C (Tất nhiên còn nhiều yêu cầu khác nữa như độ ẩm, độ thông thoáng, độ vô trùng....). Mục tiêu là nâng cao tỷ lệ nở và tỷ lệ chính phẩm Do vậy cần có hệ thống kiểm soát, quản lý xem lò có được cung cấp nhiệt đầy đủ hay không, và có thể biết dễ dàng ngăn trứng nào không được cung cấp nhiệt để sửa chữa. Vì vậy về nguyên tắc mạch dùng vi điều khiển là hay nhất có thể đáp ứng được các yêu cầu. Hiện nay tất cả các máy ấp công nghiệp đều dùng theo cách này.Chính vì vậy chúng em đã quyết định thiết kế hệ thongs đo và điều khiển nhiệt độ sử dụng cảm biến kết hợp với vi xử lý.
2.Xây dựng mô hình hệ thống, các thiết bị chức năng.
Để tạo ra một máy ấp trứng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Bảo đảm nhiệt độ thích hợp (37-38oC) và tương đối ổn định theo từng giai đoạn của mỗi đợt ấp;
- Bảo đảm độ ẩm thích hợp (50-80%) và tương đối ổn định theo từng giai đoạn của mỗi đợt ấp;
- Bảo đảm thông gió thoáng khí nơi tủ ấp;
- Bảo đảm đảo trứng thường xuyên (1-3 h 1lần).
Cấu tạo của lò ấp trứng gồm các bộ phận chính như sau:
2.2.1 Hệ thống cách nhiệt:.
muốn cho lò ấp it bị dao động nhiệt thi việc làm vỏ lò là quan trọng.lớp cách nhiệt cang dày thi càng ổn định.,it tốn điện,it đóng ngắt liên tuc.ngoài ra trong lớp cach nhiệt đó còn co cả than hoạt tinh để khử độc và con có cả lỗ thông hơi để cung cấp oxy.Trong lò còn có quạt để lưu thông không khí. cho lò ấp có nhiệt độ đồng đều mọi nơi.
vỏ máy được làm bằng hợp kim nhôm nhựa , không thấm nước , chịu nhiệt độ , chống cong vênh , biến dạng . Giữa được lót lớp xốp cách nhiệt dày 5 cm ,trong cùng là lớp tôn kẽm dùn để tạo nhiệt đều , tránh nóng cục bộ, tránh bụi bẩn bề mặt , giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh
- Khung máy được làm bằng sắt hộp hoắc sắt V.
- Cửa máy có kính 2 lớp để theo dõi hoạt động và thông số kỹ thuật khi kiểm tra mà không cần mở máy .
2.2.2. Bộ tạo nhiệt và bộ điều nhiệt
- Là hệ thống cảm biến nhiệt và các linh kiện được cài đặt 2 chiều thêo ý muốn trong 1 thời gian ấn định.
- Bộ vi điều khiển là hệ thống cảm biến kết hợp với bán dẫn để giám sát , nhận và xử lý các thông số kỹ thuật khi bộ cảm biến báo về.
2.2.3. Bộ tạo ẩm và bộ điều ẩm
Vung nước qua cánh quạt trong máy, nước từ bình chứa đặt cao hay từ mạng ống cung cấp chung của trại, qua van nước, ống dẫn vào bầu, để rồi theo ống dẫn hàn dọc các cánh quạt gió mà vung ra xung quanh, xuyên qua các lỗ nhỏ của vành lưới thép bao xung quanh, sẽ tạo thành lớp sương mù gây ẩm trong máy.
- Bộ điều ẩm thường gồm một bộ cảm biến ẩm đặt trong máy để tác động vào bộ phận ngắt van nước để đóng ngắt dòng chảy vào máy, khi độ ẩm thấp hay cao quá mức qui định.
2.2.4. hệ thống thông gió và bộ điều gió
Bộ thô thông gió ở các máy ấp trứng đều là quạt hướng trục, lắp ở giữa thành sau bên trong máy. Cửa hút gió được bố trí gần trục quạt có nắp điều gió, điều chỉnh độ mở bằng tay. Cửa thoát gió thường bố trí trên nóc máy hay ở thành trước máy, có nắp điều gió
5. hệ thống đảo trứng
- Động cơ điện quay: dùng cho mọi kiểu giàn trứng, thường gồm động cơ điện, bộ giảm tốc, bộ truyền động và cụm tiếp điểm cuối.
6. Bộ điều khiển và báo hiệu
Thường bao gồm: những bộ khởi động từ, những cụm tiếp điểm tổng, những rơle điện từ, cầu chì, nút bấm, cụm đầu nối điện, chuông đèn báo hiệu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top