phuchuy3107
New Member
Download miễn phí Thiết kế hệ thống treo trước cho xe vận tải hạng trung
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến, để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong hoạt động quân sự. Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đã được áp dụng nhanh chóng vào công nghệ chế tạo ô tô, để làm tăng khả năng phục vụ và độ tin cậy của ô tô. Các tiến bộ khoa học này được áp dụng nhằm mục đích giảm nhẹ cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho người, xe và hàng hoá, tăng vận tốc chuyển động trung bình, tăng tính kinh tế của ô tô.
* Lời mở đầu.
* Chương 1: Phân tích đặc điểm kết cấu, chọn sơ đồ thiết kế.
* Chương 2: Tính toán thiết kế hệ thống treo.
* Kết luận.
Qua thời gian làm đồ án môn học được sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo –Tiến sĩ. Nguyễn Văn Trà –Giáo viên bộ môn xe quân sự và các bạn trong lớp. tui đã hoàn thành đồ án này. Nhưng do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót, tui rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo để đồ án môn học của tui được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2006
Học viên thực hiện
Phân tích đặc điểm kết cấu
1.1. Công dụng, phân loại
Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh xe (cầu xe) với khung xe (vỏ xe) để đảm bảo độ êm dịu và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo ra các dao động của thân xe và bánh xe theo ý muốn, giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mô men tác động giữa bánh xe và khung xe (vỏ xe).
Hệ thống treo bao gồm 4 phần tử chính sau:
- Phần tử đàn hồi:
- Phần tử giảm chấn:
- Phần tử hướng:
-Phần tử ổn định
Hệ thống treo ô tô thường được phân loại dựa vào cấu tạo của phần tử đàn hồi, phần tử hướng và theo phương pháp dập tắt dao động.
a) Theo cấu tạo của phần tử hướng.
- Hệ thống treo phụ thuộc: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bên phải của một cầu được liên kết cứng với nhau bằng dầm cầu liền hay vỏ cầu cứng. Khi đó dao động hay chuyển dịch (trong mặt phẳng ngang hay mặt phẳng thẳng đứng) của bánh xe bên này làm ảnh hưởng, tác động đến bánh xe bên kia và ngược lại.
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống treo phụ thuộc.
(1-Thân xe; 2-Giảm chấn; 3-Dầm cầu; 4-Nhíp)
Ưu điểm của hệ thống treo phụ thuộc là cấu tạo đơn giản giá thành không cao và đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho các xe có tốc độ chuyển động không cao. Nếu hệ thống treo phụ thuộc có phân tử đàn hồi loại nhíp thì nó làm được cả nhiệm vụ của phần tử hướng. Hệ thống treo phụ thuộc được sử dụng ở rất nhiều xe như: GAZ-53; GAZ-66; ZIL-131 (cầu trước); KRAZ; KAMAZ;...(hình 1.1).
- Hệ thống treo độc lập: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bánh xe bên phải không có liên kết cứng với nhau, chúng chỉ được nối gián tiếp với nhau thông qua khung xe hay vỏ xe. Chính vì vậy mà dao động hay chuyển dịch của các bánh xe là độc lập nhau.
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống treo độc lập.
ưu điểm của hệ thống treo độc lập là bảo đảm độ êm dịu chuyển động của xe nhưng kết cấu phức tạp, giá thành đắt nên chỉ được sử dụng ở một số cầu trước xe du lịch, ở xe bọc thép BTR-60PB,...(hình 1.2).
- Hệ thống treo cân bằng: hai bánh xe cùng một phía của hai cầu xe liền nhau có chung phần tử đàn hồi được bố trí xung quanh trục cân bằng.
Hệ thống treo cân bằng thường gặp ở những xe nhiều cầu có chức năng thông qua cao. Những xe đó có ba hay bốn cầu trong đó bố trí hai cầu liền nhau. Hệ thống treo của những cầu này thường là hệ thống treo cân bằng phụ thuộc. Ví dụ như cầu giữa và cầu sau của ô tô ZIL-131; URAL-4320; KRAZ-255B;...(hình 1.3).
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống treo cân bằng.
b) Theo cấu tạo của phần tử đàn hồi:
Có các loại như sau:
- Phần tử đàn hồi là kim loại gồm: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn. Đây là loại phổ biến nhất ở các ô tô quân sự và xe bọc thép bánh hơi.
- Phần tử đàn hồi là khí nén gồm: phần tử đàn hồi khí nén có bình chứa là cao su kết hợp sợi vải bọc cao su làm cốt, dạng màng phân chia và dạng liên hợp.
- Phần tử đàn hồi là thuỷ khí có loại kháng áp và loại không kháng áp.
- Phần tử đàn hồi là cao su có loại làm việc ở chế độ nén và làm việc ở chế độ xoắn.
c) Theo phương pháp dập tắt dao động:
- Dập tắt dao động nhờ các giảm chấn thuỷ lực, gồm giảm chấn dạng đòn và dạng ống.
- Dập tắt dao động nhờ ma sát cơ học giữa các chi tiết của phần tử đàn hồi và trong phần tử hướng.
1.2.Yêu cầu đối với hệ thống treo.
* Các yêu cầu chung của hệ thống treo:
+ Đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi xe chuyển động.
Độ êm dịu chuyển động của ô tô quân sự được đánh giá qua giá trị cho phép của các thông số như tần số dao động riêng, biên độ dao động lớn nhất, gia tốc dao động lớn nhất…
+ Sự thay đổi quĩ đạo lăn của các bánh xe không đáng kể để đảm bảo độ êm dịu chuyển động thẳng và chức năng thông qua của ôtô.
+ Trọng lượng phần không treo phải nhỏ.
Trọng lượng phần không treo bao gồm trọng lượng bánh xe, các chi tiết của bộ phận dẫn hướng, cầu xe và một phần trọng lượng của bộ phận đàn hồi và giảm chấn. Giảm trọng lượng phần không treo sẽ làm giảm rất nhiều tải trọng động tác dụng lên bộ phận đàn hồi và thân xe. Yêu cầu này được thực hiện rất tốt đối với hệ thống treo độc lập.
+ Hệ thống treo phải đảm bảo có sức sống cao, độ tin cậy lớn trong sử dụng. Sức sống của hệ thống treo của ôtô chủ yếu phụ thuộc vào loại sơ dồ treo.
+ Đảm bảo đơn giản, thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa. Yêu cầu này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng các điểm phải bảo dưỡng và vị trí các điểm đó trên xe.
a) Phần tử hướng.
- Phần tử hướng có nhiệm vụ truyền các lực dọc, lực ngang và mô men từ mặt đường lên khung xe. Động học của phần tử hướng xác định đặc tính dịch chuyển của bánh xe đối với khung xe và ảnh hưởng tới tính ổn định và tính quay vòng của ô tô. Để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ này, phần tử hướng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Giữ nguyên động học bánh xe khi ô tô chuyển động. Điều này có nghĩa là khi bánh xe chuyển động thẳng đứng, các góc đặt bánh xe, các chiều rộng, chiều dài cơ sở phải giữ nguyên. Dịch chuyển bánh xe theo chiều ngang (thay đổi chiều rộng cơ sở) sẽ làm lốp mòn nhanh và tăng sức cản chuyển động của ô tô trên nền đất mềm. Dịch chuyển bánh xe theo chiều dọc tuy có giá trị thứ yếu nhưng gây nên sự thay đổi động học của chuyển động lái. Thay đổi góc doãng của bánh xe dẫn hướng là điều nên tránh, vì nó kèm theo hiện tượng mô men hiệu ứng con quay, làm cho bánh xe lắc xung quanh trục đứng. Khi bánh xe lăn với góc nghiêng lớn, sẽ làm lốp mòn, sinh ra phản lực ngang lớn làm xe khó bám đường.
+ Với các bánh xe dẫn hướng nên tránh sự thay đổi góc nghiêngvì khi thay đổi làm trụ đứng nghiêng về sau, nên độ ổn định của xe kém đi. Khi bánh xe dịch chuyển thẳng đứng cũng làm thay đổi độ chụm bánh xe (thay đổi góc), làm thay đổi quĩ đạo chuyển động của ô tô làm cho ô tô không bám đúng đường.
+ Đảm bảo truyền lực ngang, lực dọc, mô men từ bánh xe lên khung xe mà không gây biến dạng rõ rệt, không làm dịch chuyển các chi tiết của bánh xe.
+ Giữ được đúng động học của dẫn động lái, nghĩa là sự dịch chuyển thẳng đứng và sự quay quanh trụ đứng của bánh xe không phụ thuộc vào nhau.
+ Độ nghiêng của thùng xe trong mặt phẳng ngang phải bé. Phần tử dẫn hướng có ảnh hưởng đến khoảng cách giữa các phần tử đàn hồi (khoảng cách nhíp), tuỳ theo phần tử dẫn hướng mà ta có khoảng cách này lớn hay bé, phần tử dẫn hướng còn ảnh hưởng đến vị trí tâm của độ nghiêng bên.
+ Phần tử dẫn hướng phải đảm bảo bố trí hệ thống treo trên ô tô được thuận tiện.
+ Kết cấu phần tử dẫn hướng phải đơn giản dễ sử dụng, chăm sóc, bảo dưỡng.
+ Trọng lượng phải nhỏ, đặc biệt là phần không được treo.
Phần tử hướng có thể là nhíp lá, thanh giằng, thanh đòn.mỗi loại có ưu nhược điểm và thích hợp với một loại xe nhất định.
Phần tử hướng là nhíp lá.
Hình 1.5: Kết cấu nhíp chính và phụ của hệ thống treo có độ cứng thay đổi.
1. Nhíp chính và nhíp phụ; 2. ống bạc chốt nhíp; 3,4,5. Quang nhíp; 6. Bạc tỳ đai nhíp và bu lông; 7. Đệm tỳ bắt nhíp; 8. Chốt nhíp; 9. Đệm; 10. Bu lông quang nhíp; 11. Bu lông; 12. Đai ốc.
ưu điểm là kết cấu đơn giản, vì nhíp vừa đóng vai trò là phần tử hướng vừa đóng vai trò là phần tử đàn hồi do đó đơn giản trong bảo dưỡng, sửa chữa.
b) Phần tử đàn hồi.
- Phần tử đàn hồi dùng để nối đàn hồi giữa bánh xe và thân xe, làm giảm các va đập đột ngột từ đường lên, đảm bảo độ êm dịu khi ô tô chuyển động.
Để thực hiện các nhiệm vụ trê...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến, để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong hoạt động quân sự. Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đã được áp dụng nhanh chóng vào công nghệ chế tạo ô tô, để làm tăng khả năng phục vụ và độ tin cậy của ô tô. Các tiến bộ khoa học này được áp dụng nhằm mục đích giảm nhẹ cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho người, xe và hàng hoá, tăng vận tốc chuyển động trung bình, tăng tính kinh tế của ô tô.
* Lời mở đầu.
* Chương 1: Phân tích đặc điểm kết cấu, chọn sơ đồ thiết kế.
* Chương 2: Tính toán thiết kế hệ thống treo.
* Kết luận.
Qua thời gian làm đồ án môn học được sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo –Tiến sĩ. Nguyễn Văn Trà –Giáo viên bộ môn xe quân sự và các bạn trong lớp. tui đã hoàn thành đồ án này. Nhưng do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót, tui rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo để đồ án môn học của tui được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2006
Học viên thực hiện
Phân tích đặc điểm kết cấu
1.1. Công dụng, phân loại
Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh xe (cầu xe) với khung xe (vỏ xe) để đảm bảo độ êm dịu và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo ra các dao động của thân xe và bánh xe theo ý muốn, giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mô men tác động giữa bánh xe và khung xe (vỏ xe).
Hệ thống treo bao gồm 4 phần tử chính sau:
- Phần tử đàn hồi:
- Phần tử giảm chấn:
- Phần tử hướng:
-Phần tử ổn định
Hệ thống treo ô tô thường được phân loại dựa vào cấu tạo của phần tử đàn hồi, phần tử hướng và theo phương pháp dập tắt dao động.
a) Theo cấu tạo của phần tử hướng.
- Hệ thống treo phụ thuộc: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bên phải của một cầu được liên kết cứng với nhau bằng dầm cầu liền hay vỏ cầu cứng. Khi đó dao động hay chuyển dịch (trong mặt phẳng ngang hay mặt phẳng thẳng đứng) của bánh xe bên này làm ảnh hưởng, tác động đến bánh xe bên kia và ngược lại.
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống treo phụ thuộc.
(1-Thân xe; 2-Giảm chấn; 3-Dầm cầu; 4-Nhíp)
Ưu điểm của hệ thống treo phụ thuộc là cấu tạo đơn giản giá thành không cao và đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho các xe có tốc độ chuyển động không cao. Nếu hệ thống treo phụ thuộc có phân tử đàn hồi loại nhíp thì nó làm được cả nhiệm vụ của phần tử hướng. Hệ thống treo phụ thuộc được sử dụng ở rất nhiều xe như: GAZ-53; GAZ-66; ZIL-131 (cầu trước); KRAZ; KAMAZ;...(hình 1.1).
- Hệ thống treo độc lập: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bánh xe bên phải không có liên kết cứng với nhau, chúng chỉ được nối gián tiếp với nhau thông qua khung xe hay vỏ xe. Chính vì vậy mà dao động hay chuyển dịch của các bánh xe là độc lập nhau.
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống treo độc lập.
ưu điểm của hệ thống treo độc lập là bảo đảm độ êm dịu chuyển động của xe nhưng kết cấu phức tạp, giá thành đắt nên chỉ được sử dụng ở một số cầu trước xe du lịch, ở xe bọc thép BTR-60PB,...(hình 1.2).
- Hệ thống treo cân bằng: hai bánh xe cùng một phía của hai cầu xe liền nhau có chung phần tử đàn hồi được bố trí xung quanh trục cân bằng.
Hệ thống treo cân bằng thường gặp ở những xe nhiều cầu có chức năng thông qua cao. Những xe đó có ba hay bốn cầu trong đó bố trí hai cầu liền nhau. Hệ thống treo của những cầu này thường là hệ thống treo cân bằng phụ thuộc. Ví dụ như cầu giữa và cầu sau của ô tô ZIL-131; URAL-4320; KRAZ-255B;...(hình 1.3).
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống treo cân bằng.
b) Theo cấu tạo của phần tử đàn hồi:
Có các loại như sau:
- Phần tử đàn hồi là kim loại gồm: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn. Đây là loại phổ biến nhất ở các ô tô quân sự và xe bọc thép bánh hơi.
- Phần tử đàn hồi là khí nén gồm: phần tử đàn hồi khí nén có bình chứa là cao su kết hợp sợi vải bọc cao su làm cốt, dạng màng phân chia và dạng liên hợp.
- Phần tử đàn hồi là thuỷ khí có loại kháng áp và loại không kháng áp.
- Phần tử đàn hồi là cao su có loại làm việc ở chế độ nén và làm việc ở chế độ xoắn.
c) Theo phương pháp dập tắt dao động:
- Dập tắt dao động nhờ các giảm chấn thuỷ lực, gồm giảm chấn dạng đòn và dạng ống.
- Dập tắt dao động nhờ ma sát cơ học giữa các chi tiết của phần tử đàn hồi và trong phần tử hướng.
1.2.Yêu cầu đối với hệ thống treo.
* Các yêu cầu chung của hệ thống treo:
+ Đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi xe chuyển động.
Độ êm dịu chuyển động của ô tô quân sự được đánh giá qua giá trị cho phép của các thông số như tần số dao động riêng, biên độ dao động lớn nhất, gia tốc dao động lớn nhất…
+ Sự thay đổi quĩ đạo lăn của các bánh xe không đáng kể để đảm bảo độ êm dịu chuyển động thẳng và chức năng thông qua của ôtô.
+ Trọng lượng phần không treo phải nhỏ.
Trọng lượng phần không treo bao gồm trọng lượng bánh xe, các chi tiết của bộ phận dẫn hướng, cầu xe và một phần trọng lượng của bộ phận đàn hồi và giảm chấn. Giảm trọng lượng phần không treo sẽ làm giảm rất nhiều tải trọng động tác dụng lên bộ phận đàn hồi và thân xe. Yêu cầu này được thực hiện rất tốt đối với hệ thống treo độc lập.
+ Hệ thống treo phải đảm bảo có sức sống cao, độ tin cậy lớn trong sử dụng. Sức sống của hệ thống treo của ôtô chủ yếu phụ thuộc vào loại sơ dồ treo.
+ Đảm bảo đơn giản, thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa. Yêu cầu này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng các điểm phải bảo dưỡng và vị trí các điểm đó trên xe.
a) Phần tử hướng.
- Phần tử hướng có nhiệm vụ truyền các lực dọc, lực ngang và mô men từ mặt đường lên khung xe. Động học của phần tử hướng xác định đặc tính dịch chuyển của bánh xe đối với khung xe và ảnh hưởng tới tính ổn định và tính quay vòng của ô tô. Để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ này, phần tử hướng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Giữ nguyên động học bánh xe khi ô tô chuyển động. Điều này có nghĩa là khi bánh xe chuyển động thẳng đứng, các góc đặt bánh xe, các chiều rộng, chiều dài cơ sở phải giữ nguyên. Dịch chuyển bánh xe theo chiều ngang (thay đổi chiều rộng cơ sở) sẽ làm lốp mòn nhanh và tăng sức cản chuyển động của ô tô trên nền đất mềm. Dịch chuyển bánh xe theo chiều dọc tuy có giá trị thứ yếu nhưng gây nên sự thay đổi động học của chuyển động lái. Thay đổi góc doãng của bánh xe dẫn hướng là điều nên tránh, vì nó kèm theo hiện tượng mô men hiệu ứng con quay, làm cho bánh xe lắc xung quanh trục đứng. Khi bánh xe lăn với góc nghiêng lớn, sẽ làm lốp mòn, sinh ra phản lực ngang lớn làm xe khó bám đường.
+ Với các bánh xe dẫn hướng nên tránh sự thay đổi góc nghiêngvì khi thay đổi làm trụ đứng nghiêng về sau, nên độ ổn định của xe kém đi. Khi bánh xe dịch chuyển thẳng đứng cũng làm thay đổi độ chụm bánh xe (thay đổi góc), làm thay đổi quĩ đạo chuyển động của ô tô làm cho ô tô không bám đúng đường.
+ Đảm bảo truyền lực ngang, lực dọc, mô men từ bánh xe lên khung xe mà không gây biến dạng rõ rệt, không làm dịch chuyển các chi tiết của bánh xe.
+ Giữ được đúng động học của dẫn động lái, nghĩa là sự dịch chuyển thẳng đứng và sự quay quanh trụ đứng của bánh xe không phụ thuộc vào nhau.
+ Độ nghiêng của thùng xe trong mặt phẳng ngang phải bé. Phần tử dẫn hướng có ảnh hưởng đến khoảng cách giữa các phần tử đàn hồi (khoảng cách nhíp), tuỳ theo phần tử dẫn hướng mà ta có khoảng cách này lớn hay bé, phần tử dẫn hướng còn ảnh hưởng đến vị trí tâm của độ nghiêng bên.
+ Phần tử dẫn hướng phải đảm bảo bố trí hệ thống treo trên ô tô được thuận tiện.
+ Kết cấu phần tử dẫn hướng phải đơn giản dễ sử dụng, chăm sóc, bảo dưỡng.
+ Trọng lượng phải nhỏ, đặc biệt là phần không được treo.
Phần tử hướng có thể là nhíp lá, thanh giằng, thanh đòn.mỗi loại có ưu nhược điểm và thích hợp với một loại xe nhất định.
Phần tử hướng là nhíp lá.
Hình 1.5: Kết cấu nhíp chính và phụ của hệ thống treo có độ cứng thay đổi.
1. Nhíp chính và nhíp phụ; 2. ống bạc chốt nhíp; 3,4,5. Quang nhíp; 6. Bạc tỳ đai nhíp và bu lông; 7. Đệm tỳ bắt nhíp; 8. Chốt nhíp; 9. Đệm; 10. Bu lông quang nhíp; 11. Bu lông; 12. Đai ốc.
ưu điểm là kết cấu đơn giản, vì nhíp vừa đóng vai trò là phần tử hướng vừa đóng vai trò là phần tử đàn hồi do đó đơn giản trong bảo dưỡng, sửa chữa.
b) Phần tử đàn hồi.
- Phần tử đàn hồi dùng để nối đàn hồi giữa bánh xe và thân xe, làm giảm các va đập đột ngột từ đường lên, đảm bảo độ êm dịu khi ô tô chuyển động.
Để thực hiện các nhiệm vụ trê...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links