ngochai_tp1995

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Mở đầu 6
Chương 1: Tổng quan 9
1.1. Công trình ngầm giao thông đô thị: 9
1.1.1. Trên thế giới : 9
1.1.2. ở Việt Nam : 13
1.2. Nút giao thông Kim Liên: 16
1.2.1. Vị trí : 16
1.2.2. Hiện trạng [15]: 18
1.2.3. Địa chất [36]: 21
1.2.4. Thủy văn : 26
1.2.5. Lưu lượng giao thông: 26
Chương 2: Phương án cải tạo nút kim liên 28
2.1. Yêu cầu 28
2.2. Các phương án đề xuất 28
2.2.1. Sử dụng cầu vượt 28
2.2.2. Sử dụng hầm chui 29
2.2.3. Phương án lựa chọn 29
Chương 3: thiết kế cơ sở 30
3.1. Cơ sở thiết kế: 30
3.2. Thiết kế mặt cắt ngang, trắc dọc của đường hầm: 30
3.2.1. Thiết kế mặt cắt ngang [22] 30
3.2.2. Thiết kế trắc dọc [22] 32
Chương 4: thiết kế kỹ thuật 36
4.1. Lựa chọn đặc trưng kết cấu vỏ hầm : 36
4.1.1. Xác định các chỉ số hình học của vỏ hầm [4] 36
4.1.2. Xác định kích thước tính toán. 37
4.1.3. Thiết kế kết cấu áo đường 38
4.2. Tính toán nội lực cho kết cấu hầm : 39
4.2.1. Các thông số đầu vào 39
4.2.2. Tính toán hầm kín: 44
4.2.3. Tính toán hầm dẫn: 50
4.2.3. Tính toán neo trong đất 55
Chương 5: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 63
5.1. Phòng và thoát nước cho hầm: 63
5.1.1. Các biện pháp chống thấm: 63
5.1.2. Hệ thống thoát nước: 65
5.2. Thông gió cho hầm: 66
5.2.1. Khái niêm: 66
5.2.2. Tính toán thông gió: 66
5.3. Chiếu sáng cho hầm: 68
5.3.1. Yêu cầu chung: 68
5.3.2. Chiếu sáng đoạn hầm kín: 69
5.3.3. Chiếu sáng đoạn hầm dẫn: 69
5.4. Hệ thống phòng chống cháy nổ cho hầm: 69
5.4.1. Hệ thống thiết bị phòng chống cháy: 69
5.4.2. Hệ thống cấp diện dự phòng: 69
Chương 6: Lựa chọn phương án thi công 70
6.1. Đặc điểm công trình quyết định phương án thi công 70
6.1.1. Vị trí: 70
6.1.2. Yêu cầu về giao thông 71
6.2. Các phương án thi công đề xuất 72
6.2.1. Phương pháp thi công ngầm[15]: 72
6.2.2. Phương pháp thi công mở[15]: 75
6.2.3. Phương pháp thi công nửa mở, nửa ngầm [15]: 79
6.3. Phương án lựa chọn để thi công hầm Kim Liên 80
Chương 7: Lập biện pháp thi công tường trong đất 82
7.1. Tổng quan về tường trong đất 82
7.1.1. Những yêu cầu chung 82
7.1.2. Quy trình thi công tường trong đất 82
7.1.3. Thiết bị thi công 83
7.2. Thi công tường trong đất 85
7.2.1. Thi công tường dẫn 86
7.2.2. Lắp đặt thiết bị 87
7.2.3. Thi công đào đất 87
7.2.4. Lắp đặt gioăng chống thấm 89
7.2.5. Lắp dựng lồng thép: 91
7.2.6. Đổ bê tông tường: 93
7.2.7. Sản xuất dung dịch bentonite: 93
7.2.8. Quá trình thi công một panenl: 95
7.3. Kiểm tra chất lượng tường trong đất 100
7.3.1. Kiểm tra chất lượng bê tông: 100
7.3.2. Kiểm tra chất lượng chống thấm nước qua tường: 103
Chương 8: Lập biện pháp thi công đào đất 104
8.1. Tổng quan về thi công đất 104
8.1.1. Công tác chuẩn bị: 104
8.1.2. Nội dung công tác thi công đất: 104
8.2. Thi công đất: 105
8.2.1. Khối lượng đào đất: 105
8.2.2. Khối lượng đắp đất: 107
8.2.3. Lựa chọn phương án thi công đào đất: 108
8.2.4. Lựa chọn thiết bị thi công đào đất: 109
8.2.5. Lựa chọn thiết bị vận chuyển đất: 111
8.2.6. Chọn đất đắp 112
8.3.7. Lựa chọn thiết bị đắp đất 113
8.3.8. Kiểm tra chất lượng đất đắp 113
Chương 9: lập biện pháp thi công bêtông vòm, đáy 114
9.1. Công tác chuẩn bị 114
9.1.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công bê tông vòm 114
9.1.2. Chuẩn bị mặt bằng thi công bê tông bản đáy 114
9.1.3. Chuẩn bị thiết bị thi công 114
9.2. Thi công 116
9.2.1. Thi công lắp dựng cốt thép 116
9.2.2. Thi công đổ bê tông 117
Chương 10: lập biện pháp thi công neo trong đất 120
10.1. Công tác chuẩn bị 120
10.1.1. Thiết bị thi công 120
10.1.2. Vật liệu 123
10.2. Thi công neo 125
10.2.1. Trình tự thi công 125
10.2.2. Khoan tạo lỗ 125
10.2.3. Lắp neo 126
10.2.4. Bơm vữa 126
10.2.5. Lắp bản đính 127
10.2.6. Kéo neo tạo ứng suất 127
10.2.7. Lắp đặt đầu neo 127
10.3. Kiểm tra và thí nghiệm neo 127
10.3.1. Kiểm tra 128
10.3.2. Thí nghiệm neo [12] 130
Chương 11: Lập biện pháp thi công hệ chống tạm đường tàu 131
11.1. Thiết kế hệ chống tạm cho đường tàu [15] 131
11.1.1. Tải trọng tính toán 131
11.1.2. Tính toán dầm phụ 131
11.1.3. Tính toán dầm chính 136
11.1.4. Tính toán cột chống 139
11.1.5. Tính toán cọc khoan nhồi 142
11.2. Thi công hệ chống tạm cho đường tàu [15] 145
11.2.1. Thi công cọc khoan nhồi 145
11.2.2. Thi công cột chống tạm 147
11.2.3. Thi công ép cừ 149
11.2.4. Thi công dầm chính, dầm phụ 150
Chương 12: Tổ chức thi công 152
12.1. Lập tiến độ thi công 152
12.1.1. Khối lượng các công việc 153
12.1.2. Biện pháp thi công 153
12.1.3. Trình tự thi công 154
12.1.4. Lập tiến độ thi công 154
12.2. Lập tổng mặt bằng thi công 157
12.2.1. Tính toán lập tổng mặt bằng thi công 158
12.2.2. Lập tổng mặt bằng thi công 159
12.2.3. Công tác an toàn lao động 166
12.2.4. Biện pháp phòng chống cháy nổ: 171
12.2.5. Biện pháp bảo vệ môi trường: 172
Kết luận Và KIếN NGHị 174
1. Kết luận 174
2. Kiến nghị 175
Tài liệu tham khảo 176
Phụ lục: Tính toán nội lực, chuyển vị kết cấu hầm KIM LIÊN BằNG PHầN MềM Plaxis 179
1. Thông số đầu vào 179
1. Đoạn hầm kín 183
1.1. Mô hình tính toán 183
1.2. Kết quả tính toán 183
2. Đoạn hầm dẫn 202
2.1. Mô hình tính toán 202
2.2. Kết quả tính toán 207
Mở đầu
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống sản xuất ngày càng sâu và rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có mạng lưới giao thông, đóng một vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo, duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ , giao lưu văn hoá du lịch, đào tạo ...tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực phát triển. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất miền Bắc, quy tụ đầy đủ các cách giao thông: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không, là nơi hội tụ các tuyến giao thông trong nước và quốc tế. Vì vậy việc xây dựng các định hướng và các giải pháp phát triển,cải tạo hệ thống mạng lưới giao thông đáp ứng cho việc hội tụ kinh tế khu vực và quốc tế là đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng cần tính đến những đặc điểm riêng của Hà Nội như: đặc điểm là một đô thị cổ, mật độ di tích văn hoá, lịch sử đậm đặc, tốc độ đô thị hoá cao, Hà Nội còn là điểm nút giao thông quan trọng ở phía Bắc với mật độ và lưu lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng .
Tại các nút giao thông lớn, đồng mức được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ ùn tắc giao thông có thể diễn ra hàng giờ. Vấn đề đặt ra là quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị như thế nào để giải quyết thấu đáo vấn đề trên.
Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, công tác quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị phải phát triển theo hướng bố trí giao thông tại các nút có các luồng xe chạy không cùng mức nhau, duy trì giao thông liên tục và không phải điều phối bằng đèn xanh, đèn đỏ. Nhờ đó làm giảm lượng khí thải độc hại và tiếng ồn do quá trình dừng xe như ở các giao thông cùng mức thông thường [17], [31]. Thường có 2 phương án:
- Sử dụng cầu vượt trên cao;
- Sử dụng hầm giao thông ngầm.
Sử dụng phương án cầu vượt trên cao chi phí rẻ hơn phương án hầm giao thông ngầm, nhưng trong một số trường hợp cụ thể khó bố trí, nhất là trong các nút giao thông chật hẹp, tốn chi phí về giải phóng mặt bằng, khó khăn trong quá trình giao thông, kéo dài thời gian hoàn thành công trình và gây ùn tắc giao thông trong quá trình thi công công trình.
Sử dụng phương án hầm giao thông ngầm đắt gấp 1,2-2 lần làm cầu vượt trên cao. Song do yêu cầu kiến trúc đô thị, do đường không đủ rộng để làm trụ cầu trung gian, vượt ngầm là giải pháp duy nhất. Vượt ngầm ở nút giao thông đặc biệt thích hợp ở những nút hẹp, duy trì tốt điều kiện môi trường và cảnh quan kiến trúc đô thị. Khi giải quyết giao cắt không cùng mức, phương án vượt ngầm nói chung không đòi hỏi giải phóng mặt bằng nhiều và phức tạp như các phương án khác, do đó không những có lợi về mặt kinh tế được tính bằng tiền đền bù giải phóng mặt bằng, mà còn có lợi về mặt an ninh xã hội do không phải di dời, tái định cư... Hầm vượt ngầm còn đặc biệt thích hợp ở những chỗ giao cắt với đường sắt. Hầm cho người đi bộ luôn kết hợp bố trí trong một công trình ngầm tổng hợp, ví dụ tầng ngầm của các toà nhà, nhà ga ngầm ...
Tuy nhiên hình dạng kết cấu, các phương pháp triển khai thi công nút giao thông ngầm sẽ là khác nhau trong từng điều kiện cụ thể khác nhau. Việc lựa chọn ra kết cấu, và phương pháp thi công hợp lý sẽ quyết định chính đến chất lượng công trình, tiến độ thi công, giá thành của toàn bộ công trình và mang lại một giá trị thực tiễn cao [15].
Đề tài “ Thiết kế và tổ chức thi công Hầm giao thông Kim Liên ” góp phần đáp ứng được yêu cầu giải quyết tốt về phân luồng giao thông, giảm vấn đề ùn tắc và đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, phương pháp thi công (nửa mở, nửa ngầm) có thể sử dụng cho các nút giao thông tương tự nút giao thông Kim Liên.
Đồ án tập trung nghiên cứu, đánh giá khả năng chịu lực kết cấu của hầm, đề xuất ra phương pháp triển khai thi công hầm giao thông nút Kim Liên trên cơ sở phương pháp thi công thực tế.
Nội dung đồ án bao gồm:
- Mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Các phương án cải tạo nút Kim Liên
- Chương 3: Thiết kế cơ sở
- Chương 4: Thiết kế kỹ thuật
- Chương 5: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Chương 6: Lựa chọn phương án thi công
- Chương 7: Lập biện pháp thi công tường trong đất
- Chương 8: Lập biện pháp thi công đào đất
- Chương 9: Lập biện pháp thi bê tông vòm, đáy
- Chương 10: Lập biện pháp thi công neo trong đất
- Chương 11: Lập biện pháp thi công hệ chống tạm đường tàu
- Chương 12: Tổ chức thi công
- Kết luận.
Vì thời gian hạn chế nên đồ án chưa nghiên cứu hết được các vấn đề và chắc chắn còn nhiều sai sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn.

Chương 1: Tổng quan
Hầm và các không gian ngầm ngày càng có vai trò quan trọng trong một hệ thống giao thông hiện đại. Hầu hết các khu vực đô thị trên thế giới đều phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, đặc biệt là giao thông. Kết cấu hạ tầng cũ nhìn chung là lỗi thời, không còn đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển không ngừng gia tăng. Trong bối cảnh đó thì không gian giao thông theo hướng trên cao và theo hướng đi ngầm trong lòng đất là giải pháp tối ưu cho các nút giao thông khi mà phương án đồng mức không giải quyết được vấn đề ùn tắc trong giao thông đô thị. Hơn nữa, công trình hầm có những ưu thế vượt trội so với các loại hình giao thông khác nhờ sự đi lại nhanh chóng, tiện lợi, và an toàn cao, nhất là trong trường hợp thiên tai, chiến sự. Có thể nói giao thông ngầm là xu thế phát triển tất yếu của một nền kinh tế hiện đại của thế giới [15].
1.1. Công trình ngầm giao thông đô thị:
1.1.1. Trên thế giới :
- Một trong những loại công trình ngầm phổ biến nhất là hệ thống giao thông ngầm nay đã có hơn 70 đô thị lớn xây dựng hệ thống này. Liên Xô bị ấn tượng mạnh mẽ bởi những ga tàu điện ngầm [35].

Hình 1. 1. Ga Kiep, Moskva, Nga
- Đường hầm eo biển Manche là một đường hầm đường sắt dài 50,45 km bên dưới biển Manche tại Eo biển Dover, nối Folkestone, Kent ở Anh với Coquelles gần Calais ở phía bắc Pháp .

Hình 1. 2. Đường hầm eo biển Manche
- Đường hầm Seikan là một đường hầm đường sắt dài 53.85km tại Nhật Bản, với một đoạn dài 23.3km ngầm dưới đáy biển. Đây là đường hầm ngầm dưới biển dài nhất thế giới.

K1, K2, K3, K4 hệ số chỉ mức độ sử dụng điện đồng thời cùng một lúc của các nơi tiêu thụ.
- Sản xuất và chạy máy : K1 = K2 = 0,75
- Thắp sáng trong nhà : K3 = 0,8
- Thắp sáng ngoài nhà : K4 = 1
P1 : Công suất danh hiệu của các nơi tiêu thụ điện chạy máy:
- Máy đầm bêtông: Đầm dùi V21 : 1,4 KW, Đầm bàn U7 : 0,7 KW
- Máy bơm nước: 1,0 KW
- Máy trộn vữa: 7,1 KW
P1 = 1,4 + 0,7 + 6.1,0 + 4.7,1 = 36,5 KW
P2 : Công suất tiêu thụ điện phục vụ cho sản xuất chiếm khoảng 2030% công suất P1

P3, P4 : điện thắp sáng trong và ngoài nhà :
Lấy P3 = 15 KW
P4 = 6 KW

Chọn tiết diện dây dẫn :
Đối với dòng điện 3 pha, điện áp 220/380V thì tiết diện dây được tính theo công thức :

Trong đó :
P công suất của các nơi tiêu thụ
- P = 66,7 KW = 66700 W
- l chiều dài dây dẫn tính từ điểm đầu đến nơi tiêu thụ
Giả thiết bố trí trạm biến áp ở góc công trình ta có : l = 200 + 140/2 =270 (m)
K: điện dẫn xuất, đối với máy nhôm K = 34,5
- Ud = 380 V
- U độ sút điện thế cho phép (%) chọn U = 6%
Tải trọng trên 1m dài đường dây là:
W/m
Tổng mômen tải:


chọn dây A-32 (32 mm2) có cường độ cho phép 135A.
Kiểm tra điều kiện cường độ dòng điện theo công thức :
thoả mãn.
Điện thắp sáng trong nhà 15W/m2. Diện tích các loại nhà và lán 319m2, diện tích hầm kín 1542m2 nên điện thắp sáng trong nhà P3 = (319 + 1542) 15 =27915W = 28 kW.
Điện thắp sáng ngoài trời lấy10kW.
Từ các công suất danh hiệu lần lượt tính các công suất điện tiêu thụ trực tiếp cho sản xuất:
- Công suất điện chiếu sáng ở khu vực hiện trường: P3t = k3P3= 1x10 kW =10 kW.
- Công suất điện chiếu sáng khu hầm kín và phục vụ cho sinh hoạt :p4t = k4P4= 28.0,8 kW =22,4 kW
Vậy tổng công suất điện tính toán cho công trường là: Pt =1.1(66,7+10+22,4) = 99,1kW = 100kW
Sau khi tính toán cụ thể các kho bãi, ta bố trí như trên bản vẽ bảo đảm các nguyên tắc thông thoáng, an toàn phòng cháy, tránh ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vì mặt bằng thi công rất chật hẹp nên tuỳ từng trường hợp vào từng giai đoạn thi công mà tận dụng các khu vực đã thi công xong phần thô để bố trí các kho xưởng nhằm rút ngắn khoảng vận chuyển, tiết kiệm chi phí. Mặc dù diện tích kho bãi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng vì các nguồn cung cấp nguyên vật liệu rất gần với công trường và nguồn vốn được cung cấp đầy đủ nên ta cũng không cần dự trữ nhiều vật liệu cho việc thi công trong nhiều ngày mà tạo ra một đâù mối cung cấp liên tục nguyên vật liệu cho công trường. Tuy biện pháp này tốn kém chi phí hơn nhưng vì điều kiện thi công không cho phép nên ta phải chấp nhận.
12.2.3. Công tác an toàn lao động
Trong điều kiện xây dựng nước ta đang từng bước cải tiến về công nghệ, chuyên môn hoá, hiện đại hoá trong công tác tổ chức, thi công xây dựng thì vấn đề an toàn lao động trở thành một yếu tố rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và chất lượng công trình, ngoài ra nó còn là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người công nhân.
Công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng là một công tác hết sức quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Công nhân thi công công trình ở độ cao lớn, độ an toàn không cao nên phải được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động phù hợp cho các công tác.
a) Những biện pháp chung:
a1) Phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn và bảo hộ lao động:
Căn cứ qui chế hoạt động chung của Xí nghiệp và đặc điểm của công trình – Giám đốc Xí nghiệp ra quyết định phân cấp “trách nhiệm về công tác ATLĐ” trong xây dựng công trình cụ thể của từng người: từ giám đốc Xí nghiệp, các ban, chỉ huy công trình, cán bộ kỹ thuật đến tổ đội công nhân tham gia thi công: văn bản phân cấp này là kế hoạch cụ thể để chỉ đạo thực hiện vừa là sự ràng buộc trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong Xí nghiệp trước pháp luật Nhà nước khi có sự cố.
a2) Xây dựng nội quy:
Chủ nhiệm công trình công trình lập bản nội quy công trường bao hàm một cách tóm tắt các biện pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản công trình, trật tự trị an trong quá trình làm việc, ăn ở, đi lại, ra vào công trường.Nội quy được viết chữ to lên bảng đặt cạnh cổng ra vào dễ nhìn, dễ đọc.Tổ chức cho tất cả mọi người tham gia xây dựng công trình: học tập kỹ thuật nội quy công trường, biện pháp an toàn chung. Ai chưa học tập chưa được làm việc. Các tổ đội có quyền và nghĩa vụ từ chối bố chí công việc cho những người chưa học tập biện pháp và nội quy công trường.Lập và thực hiện kế hoạch về ATLĐ đối với công trình như một bộ phận hữu cơ của kế hoạch chung về kinh tế, kỹ thuật của Xí nghiệp gồm có:
+ Học tập định kỳ, tuyên truyền giáo dục, đào tạo, làm khẩu hiệu, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn.
+ Mở sổ sách ghi chép và theo dõi cấp phát trang bị phòng hộ cá nhân; cấp phát thẻ an toàn lao động – thẻ ra vào công trường.
+ Trang bị tối thiểu bắt buộc đối với mọi người là mũ cứng và giầy lao động. Ai không đội mũ an toàn, không đi giầy phòng hộ không được vào công trình.
+ Khám sức khoẻ định kỳ và khám bất thường khi có việc làm trên cao, dưới sâu, hay công việc độc hại nhiều.
Các nội dung trên đầu phải có chữ ký xác nhận trách nhiệm cá nhân của từng người một. Sổ theo dõi được Công ty lập thống nhất và cấp phát bắt buộc thực hiện đối với tất cả các đơn vị trực thuộc.
b) Những biện pháp cụ thể:
b1) An toàn lao động trong thi công hố móng
Trong khi thi công tuyệt đối cấm công nhân được ngồi nghỉ hay leo trèo trên mái dốc khi đào đất hay khi vận chuyển đất lên bằn các phương tiện thi công. Tránh xúc đất đầy tràn thùng hay đầy sọt vì sẽ rơi trong khi vận chuyển. Đặc biệt nếu gặp trời mưa to thì phải dừng thi công ngay, nếu độ ẩm của mái dốc không cho phép.
Trước khi thi công phải xem xét có tuyến dây điện hay đường ống kỹ thuật ngầm trong thi công hay không. Nếu có

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

djkhoeo

New Member
Chào Mods ạ. Mình đang cần tải gấp bản đầy đủ tài liệu này. Mods có thể gửi cho mình links download được không ạ. Mình xin cảm ơn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top