Download miễn phí Chuyên đề Thiết kế xây dùng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học yếm khí tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Mục lục
Mở đầu 2
Chương 1: Tổng Quan tài liệu 4
1.1. Thực trạng 4
1.1.1. Thực trạng tài nguyên và môi trường nước lục địa 4
1.1.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt. 5
1.2. Nước thải bệnh viện 5
1.2.1. Định nghĩa: 5
1.2.2. Đặc trưng: 6
1.3. Một vài thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải y tế. 7
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý: 7
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học: 8
1.3.3. Các chỉ tiêu vi sinh 9
1.4. Các phương pháp xử lý nước thải y tế 10
1.4.1. Cơ sở lùa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 10
1.4.2. Một số phương pháp xử lý nước thải. 11
1.4.2.1. Phương pháp cơ học 12
1.4.2.2. Phương pháp hoá lý và hoá học 12
1.4.2.3. Phương pháp sinh học 13
1.5. một số TCVN về giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thảI sinh hoạt 16
Chương 2 17
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 17
2.1. Đối tượng - Vật liệu nghiên cứu. 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 17
2.1.2. Nghiên cứu lùa chọn giải pháp công nghệ xử lý nước thải 17
2.1.2.1. Biện pháp xử lý bằng hoá lý 17
2.1.2.2. Biện pháp xử lý bằng sinh học hiếu khí 18
2.1.2.3. Biện pháp xử lý bằng sinh học kị khí 18
2.1.2.4. Biện pháp xử lý hoá sinh 18
2.1.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hoá sinh 19
2.1.4. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải. 19
2.1.5. Vật liệu nghiên cứu. 20
2.2. Các phương pháp nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hoá sinh học. 20
2.2.1. Lấy mẫu thực tế. 20
2.2.2. Phân tích trong phòng thí nghiệm. 20
2.2.3. Vận hành 20
Chương 3: kết quả và thảo luận 21
3.1. Dự kiến kết quả thu được 21
3.1.1. Quy trình công nghệ 21
3.1.2. Chất lượng nước qua các công đoạn xử lý 21
3.2. Thảo luận 21
Chương 4: kết luận và kiến nghị 22
4.1. Kết luận 22
4.2. Kiến nghị 22
Tài liệu tham khảo 23
Mục lục 24
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-chuyen_de_thiet_ke_xay_dung_he_thong_xu_ly_nuoc_th.xs5duc7wMI.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-50644/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học yếm khí” tại trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Mục tiêu của đề tài là xây dựng thành công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế bằng phương pháp lọc sinh học yếm khí cho Trung tâm chăm sóc sức khỏe quận Hai Bà Trưng với chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn Việt Nam, trước khi được xả vào hệ thống cống chung của thành phố Hà Nội. Đảm bảo cho một cuộc sống trong sạch đối với cả cảnh quan và sức khoẻ của người dân khu vực nói riêng và người dân Hà Nội nói chung.Chương 1: Tổng Quan tài liệu
1.1. Thực trạng
1.1.1. Thực trạng tài nguyên và môi trường nước lục địa
Tài nguyên nước được giới hạn trên đất liền, bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước dưới đất.
Thế giới:
Lượng nước tồn tại trên thế giới được coi là rất lớn, ước tính 1.386 triệu km3 nhưng lượng nước ngọt thường được dùng chỉ chiếm 0,8%.
Là một tài nguyên không thể tái tạo được, nước về tổng lượng nói chung không thay đổi theo thời gian nhưng lại dễ bị tổn thương trong quá trình sử dụng.
Nhiều nước đã tiến hành kiểm soát chất lượng nước từ rất sớm, đầu những năm 1950 nh Indonexia, Liên Xô (Nga cũ), Mỹ…
Ở Trung Quốc, cơ quan kiểm soát chất lượng nước được thành lập từ 1984, kỹ thuật quan trắc sinh học và trầm tích đáy cũng được áp dụng trong hệ thống kiểm soát chất lượng nước.
Ở Ên độ có 310 trạm với trên 31 con sông vào năm 1974
Chương trình kiểm soát chất lượng nước Quốc gia của Malaysia vào năm 1978, và năm 1990 có 566 trạm kiểm soát chất lượng nước.
Việt Nam:
Tổng lượng nước chảy qua lãnh thổ Việt Nam đổ ra biển là 880 tỷ m3/năm, nhưng lượng nước có thể chủ động sử dụng chỉ có 325 tỷ m3/năm do nguồn nước mưa rơi trong lãnh thổ. Tham gia vào trữ lượng nước mặt còn có lượng nước trong các hồ chứa (nhân tạo và tự nhiên).
Nước ngầm được đánh giá là có tiểm năng của lãnh thổ khá phong phú, tổng trữ lượng động thiên nhiên của toàn lãnh thổ Việt Nam đạt 1.513 m3/s. Trữ lượng khai thác nước ngầm là có thể khai thác được 1.2 triệu m3/ngày.
Tài nguyên nước ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, còn các nhu cầu khác chiếm tỷ lệ Ýt hơn.
Tài nguyên nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm theo đà tăng trưởng dân số. Với sự nâng cao mức sống cả nhân dân, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt tăng nhiều lần so với trước. Tình trạng khan hiếm nói chung trở nên hết sức căng thẳng trong những thời gian và địa điểm nhất định
1.1.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt.
Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng nước của thành phố ngày một tăng cao. Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt, nhu cầu ăn uống, vệ sinh và các hoạt động công cộng, giải trí, các vấn đề về chăm sóc sức khoẻ…đều cần đến nước. Hầu hết mọi ngành đều sử dụng nước như là một nguyên liệu không thể thay thế được.
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị thường là tư 100 đến 250 l/người.ngày đêm (đối với các nước đang phát triển như Việt Nam) và từ 150 đến 500 l/người.ngày đêm (đối với các nước phát triển). Ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt dao động từ 120 đến 180 l/người.ngày đêm Thông thường tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lấy bằng 90 đến 100% tiêu chuẩn nước cấp.
Lượng nước thải tập trung ở đô thị rất lớn. Lưu lượng nước thải của thành phố 20 vạn dân khoảng 40.000 đến 60.000 m3/ngày.
Nước ta có khoảng 80 đô thị từ thị xã trở lên và hơn 400 thị trấn, thị tứ, nhưng số được cấp nước sạch chưa đến 70%. Tổng lượng nước cấp cho đô thị với 3/4 từ nguồn nước mặt và 1/4 từ nguồn nước ngầm. Tổng lượng nước thải của thành phố Hà Nội năm 2005 khoảng 550.000m3/ngày đêm.
1.2. Nước thải bệnh viện
1.2.1. Định nghĩa:
Nước thải sinh hoạt là nước đã sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa,… của các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ… Nh vậy nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt cua con người. Một số các hoạt động dịch vụ hay công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn… cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
1.2.2. Đặc trưng:
Nước thải bệnh viện ngoài chứa hàm lượng chất bẩn thường gặp như Nitơ, Phospho, Chlorin, Kali, Chất béo, Chất hữu cơ…. còn chứa một lượng vi khuẩn như: vi trùng lao, vi trùng gan, vi trùng tả, vi trùng lỵ… Trong quá trình sinh hoạt, con người xả vào hệ thống thoát nước một lượng chất bẩn nhất định, phần lớn là các loại cặn, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng.
Đặc trưng của loại nước thải này là hàm lượng các chất hữu cơ cao (từ 55% đến 65% tổng lượng chất bẩn), như hydratcacbon, protein, dầu mỡ… các chất này không bền, dễ bị sinh vật phân hủy các chất dinh dưỡng (nito, photpho) và vi khuẩn; và có hàm lượng COD, BOD và các thành phần vi sinh vật gây bệnh cao… Trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuyển hoá chất bẩn trong nước.
Bảng 1: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư:
Chỉ tiêu
Trong khoảng
Trung bình
Tổng chất rắn (TS), mg/l
- Chất rắn hoà tan (TDS), mg/l
- Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l
350- 1200
250- 850
100- 350
720
500
220
BOD5, mg/l
110 -400
220
Tổng Nitơ, mg/l
20-85
40
Chlorua, mg/l
30-100
50
Độ kiềm, mgCaCO3/l
50-200
100
Tổng chất béo, mg/l
50-150
100
Tổng photpho, mg/l
8
Bảng 2: Lượng chất bẩn một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước:
Các chất
Giá trị, g/ng.ngày
Chất rắn lơ lửng (SS)
BOD5 của nước thải chưa lắng
BOD5 của nước thải đã lắng
Nitơ amôn (N-NH4)
Photphat (P2O5)
Chlorua (Cl-)
Chất hoạt động bề mặt
60 ± 65
65
30 ± 35
7
1.7
10
2 ± 2.5
Vì các thành phần chất thải này có thể gây nên một mức độ nhiễm bẩn nghiêm trọng đến nguồn nước của thành phố nên các thành phần chất thải này cần xử lý triệt để.
1.3. Một vài thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải y tế.
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý:
Độ đục: Khi trong nước có các hạt lơ lửng, các tạp chất huyền phù, cặn lơ lửng, các vi sinh vật và các hóa chất hòa tan do chất hữu cơ phân hủy hay do giới thủy sinh gây ra làm khả năng truyền ánh sáng bị giảm dẫn đến ảnh hưởng xấu hoạt động của vi sinh vật.
Độ màu: Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ… nước trở nên kém thấu quang ánh sáng Mặt trời, làm các hoạt động của các sinh vật bị kém linh hoạt. Nước thải thường có mài nâu, đỏ nâu, hay đen. Màu của nước được phân làm 2 dạng:
+ Màu thực do các chất hòa tan hay dạng keo
+ Màu biểu kiến do các chất lơ lửng trong nước tạo nên.
Mùi vị: Các chất khí trong nước và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị. Các chất hòa tan trong nước thường do các hợp chất hóa học (hợp chất hữu cơ) hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên.
Nhiệt độ: ảnh hưởng đế...