Download miễn phí Thiết kế, xây dựng và sử dụng bể tự hoại
Dung tích ướt tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3m3. Dung tích tối thiểu bể tự hoại xử lý nước đen lấy bằng 1,5 m3. Trên thực tế, khi có điều kiện về diện tích và kinh phí, người ta thường xây dựng bể tự hoại có kích thước lớn hơn kích thước tối thiểu, để tăng độ an toàn khi sử dụng và kéo dài chu kỳ hút bùn. Nghiên cứu của Harada trên 750 bể tự hoại ở nội thành Hà Nội (2006) cho thấy dung tích trung bình của các bể tự hoại hộ gia đình ở khu vực nội thành Hà Nội (chủ yếu chỉ tiếp nhận nước đen) bằng 5,4m3. Chiều sâu tối thiểu của lớp nước trong bể tự hoại Hư , tính từ đáy bể đến mặt nước, để đảm bảo quá trình tách cặn diễn ra và tránh được sự xáo trộn nước thải với bùn, cặn lắng và váng nổi, là 1,2 m. Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng. Để thuận tiện cho việc thi công xây dựng và quản lý, chiều rộng hay đường kính bể không được dưới 0,7 m. Để tránh hiện tượng chảy tắt trong bể và tiện cho việc xây dựng, bể thường có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài: rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,2 - 2,5m.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-thiet_ke_xay_dung_va_su_dung_be_tu_hoai.6hmbgT1Nv0.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-69703/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Thiết kế, xây dựng và sử dụng bể tự hoại1. Giới thiệu
Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã được phổ cập trên toàn Thế giới. Ở Việt Nam, bể tự hoại cũng trở nên ngày càng phổ biến. Bể tự hoại có thể phục vụ cho một khu vệ sinh, một hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình, cho các đối tượng thải nước khác như bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv...
Bể tự hoại được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản, nên dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của công trình xử lý nước thải tại chỗ này, cần thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt và quản lý vận hành, bảo dưỡng bể tự hoại đúng, nhất là với điều kiện ở nước ta hiện nay, khi phần lớn nước thải, sau khi xử lý sơ bộ ở bể tự hoại, được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không qua bất kỳ một khâu xử lý nào tiếp theo. Việc hiểu rõ và làm tốt công tác thiết kế, thi công lắp đặt và quản lý vận hành - bảo dưỡng bể tự hoại còn góp phần nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và bảo vệ môi trường.
Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo, ... được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3, ...). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân huỷ bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng; tải trọng chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, ...
Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD) (Nguyễn Việt Anh và nnk, 2006, Bounds, 1997, Polprasert, 1982). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hay chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thích hợp. Cũng chính vì vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm bệnh có nguồn gốc từ phân.
Bể tự hoại ở hầu hết các nước đều tiếp nhận và xử lý cả hai loại nước thải trong hộ gia đình - nước đen và nước xám. Nước thải sau bể tự hoại được dẫn tới các công trình xử lý tại chỗ (bãi lọc ngầm, bể sinh học hiếu khí, vv...) hay tập trung, theo cụm, ...
Bể tự hoại được du nhập vào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Thời đó, chỉ có một số công trình xây dựng mới có trang bị bể tự hoại (có hay không có ngăn lọc), xử lý cả nước đen và nước xám. Dần dần, do sự phát triển của đô thị, các công trình được cơi nới, xây dựng thêm, các khu như mới mọc lên, nhưng việc xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải và tách riêng nước thải ra khỏi nước mưa không theo kịp với sự phát triển, người ta đấu thẳng đường ống dẫn nước xám và nước nhà bếp ra ngoài hệ thống cống chung, chỉ còn có nước đen chảy vào bể tự hoại. Đây là bức tranh rất phổ biến ở các đô thị ở Việt Nam hiện nay. cách này cũng đã lan rộng nhanh chóng ra các vùng ven đô và vùng nông thôn. Nhiều bể tự hoại được thiết kế, xây dựng và vận hành không đúng quy cách về kích thước tối thiểu, cách bố trí đường ống, vách ngăn, làm sinh ra dòng chảy tắt trong bể, sục bùn và váng cặn, bể bị rò rỉ làm ô nhiễm và nước ngầm thấm vào,... Đúng ra, bùn cặn trong bể tự hoại phải được hút theo chu kỳ từ 1 đến 3 năm, nhưng trong thực tế, nhiều bể tới 7 hay 10 năm mới được hút, khi hộ gia đình gặp phải những vấn đề như tắc, tràn nước, mùi hôi, ..., nên hiệu quả làm việc thấp.
Bên cạnh loại bể tự hoại truyền thống, còn có các loại bể tự hoại sau: bể tự hoại có ngăn lọc hiếu khí, ngăn lọc kỵ khí, hay có lõi lọc tháo lắp được; bể tự hoại với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên (bể BAST); bể tự hoại với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên và ngăn lọc kỵ khí (bể BASTAF); bể tự hoại có ngăn bơm (trong hệ thống thoát nước gồm các bể tự hoại và đường ống áp lực); các loại bể tự hoại khác, kết hợp với các quá trình xử lý như xử lý hiếu khí có sục khí nhân tạo, có dòng tuần hoàn, có thu khí sinh học, vv... Chi tiết về các loại bể này được trình bày trong cuốn sách: Bể tự hoại và Bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng, 9/2007 của cùng tác giả.
2. Thiết kế bể tự hoại
Tổng dung tích của bể tự hoại V (m3) được tính bằng tổng dung tích ướt (dung tích hữu ích) của bể tự hoại VƯ, cộng với dung tích phần lưu không tính từ mặt nước lên tấm đan nắp bể Vk.
V = VƯ + Vk (1)
Dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm 4 vùng phân biệt, tính từ dưới lên trên:
- Vùng tích luỹ bùn cặn đã phân huỷ Vt;
- Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân huỷ Vb;
- Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn;
- Vùng tích luỹ váng - chất nổi Vv (xem Hình 1).
Vư = Vn + Vb + Vt + Vv (2)
Dung tích vùng lắng - tách cặn Vn: được xác định theo loại nước thải, thời gian lưu nước tn và lượng nước thải chảy vμo bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải. Thời gian lưu nước tối thiểu tn được xác định theo Bảng 1.
Bảng 1. Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại
Lưu lượng nước thải Q, m3/ngày
Thời gian lưu nước tối thiểu tn, ngày
Bể tự hoại xử lý nước đen + xám
Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC
< 6
1
2
7 - 8
0,9
1,8
9
0,8
1,6
10 -11
0,7
1,4
12
0,6
1,3
13
0,6
1,2
>14
0,5
1
Dung tích cần thiết vùng tách cặn của bể tự hoại Vn (m3) bằng:
Vn = Q.tn = N.qo.tn /1000 (3)
Trong đó:
N - số người sử dụng bể, người;
qo - tiêu chuẩn thải nước, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và mức độ trang thiết bị vệ sinh của ngôi nhà. Có thể sơ bộ lấy qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen là 30 - 60 l/người.ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám là 100 - 150 l/người.ngày.
- Dung tích vùng phân huỷ cặn tươi Vb (m3):
Vb = 0,5.N.tb/1000 (4)
Giá trị của tb được nêu trong Bảng 2.
Bảng 2. Thời gian cần thiết để phân huỷ cặn theo nhiệt độ
Nhiệt độ nước thải, oC
10
15
20
25
30
35
Thời gian cần thiết để phân huỷ cặn tb, ngày
104
63
47
40
33
28
- Vùng lưu giữ bùn đã phân huỷ Vt(m3): Sau khi cặn...