Download miễn phí Luận văn Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1 U
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀLUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ.7
1.1 MỘT SỐKHÁI NIỆM CHUNG TRONG LUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ: .7
1.1.1 Luật TốTụng Dân SựViệt Nam :.7
1.1.2 Vụviệc dân sự:.10
1.1.2.1 Vụkiện dân sự:.11
1.2.2 Việc dân sự:.12
1.1.3 Thời hạn:.13
1.1.4 Thời hiệu:.16
1.2 NHIỆM VỤCỦA LUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ:.19
1.2.1 Sựcần thiết phải xây dựng Bộluật tốtụng dân sự:.19
1.2.2 Nhiệm vụcủa luật tốtụng dân sự:.22
Chương 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỜI HẠN,
THỜI HIỆU GIẢI QUYẾT VỤÁN DÂN SỰ.24
2.1 KHỞI KIỆN, THỤLÝ, HÒA GIẢI, VÀ CHUẨN BỊXÉT XỬ:.24
2.1.1 Khởi kiện vụán dân sự:.24
2.1.1.1 Thời hiệu khởi kiện:.24
2.1.1.2 Thời hiệu khởi kiện đối với các loại tranh chấp dân sự:.25
2.1.1.3 Hậu quảcủa hết thời hiệu khởi kiện:.34
2.1.1.4 Gửi đơn khởi kiện:.36
2.1.1.5 Thủtục nhận đơn khởi kiện:.37
2.1.1.6 Trảlại đơn khởi kiện:.37
2.1.1.7 Thời hạn khiếu nại vềviệc trảlại đơn khởi kiện:.38
2.1.2 Thụlý vụán dân sự:.40
2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thụlý án dân sự:.40
2.1.2.2 Thủthục thụlý vụán dân sự:.41
2.1.2.3 Quyền yêu cầu phản tố:.42
2.1.3 Hoà giải trong vụán dân sự:.43
2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa hoà giải:.43
2.1.3.2 Hiệu lực của hoà giải :.45
2.1.4 Chuẩn bịxét xử:.46
2.1.4.1 Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn bịxét xử:.46
2.1.4.2 Thời hạn chuẩn bịxét xử:.47
2.1.5 Các quyết định khác có liên quan:.49
2.1.5.1 Tạm đình chỉgiải quyết vụán:.49
2.1.5.2 Đình chỉgiải quyết vụán dân sự:.50
2.1.5.3 Quyết định đưa vụán ra xét xử:.51
2.2 PHIÊN TÒA SƠTHẨM:.51
2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phiên toà sơthẩm:.52
2.2.2 Thời hạn mởphiên toà sơthẩm:.52
2.2.3 Thời hạn tạm ngừng phiên toà:.53
2.2.4 Những người tham gia phiên toà sơthẩm vụán dân sự:.54
2.2.5 Thời hạn hoãn phiên toà:.56
2.2.6 Thủtục tiến hành phiên toà:.57
2.2.7 Thủtục sau phiên toà:.59
2.3. PHÚC THẨM VỤÁN DÂN SỰ.59
2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của thủtục phúc thẩm:.59
2.3.2 Thời hạn kháng cáo, kháng nghị:.60
2.3.2.1 Kháng cáo:.60
2.3.2.2 Kháng nghị.62
2.3.3 Chuẩn bịxét xửphúc thẩm:.64
2.3.4 Hoãn phiên toà phúc thẩm vụán dân sự:.65
2.3.5 Gửi bản án, quyết định phúc thẩm:.65
2.4 THỦTỤC XÉT XỬLẠI VỤÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT .67
2.4.1 Giám đốc thẩm:.67
2.4.1.1 Khái niệm và ý nghĩa:.67
2.4.1.2 Kháng nghịtheo thủtục giám đốc thẩm:.68
2.4.1.3 Thời hạn kháng nghị:.68
2.4.1.4 Chuẩn bịphiên toà giám đốc thẩm:.70
2.4.2 Tái thẩm vụán dân sự:.70
2.4.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thủtục tái thẩm:.70
2.4.2.2 Kháng nghịtheo thủtục tái thẩm:.71
2.4.2.3 Thời hạn kháng nghịtái thẩm:.71
2.4.2.4 Chuẩn bịmởphiên toà tái thẩm:.72
2.5 THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.75
2.5.1 Khái niệm và ý nghĩa của thi hành án:.75
2.5.2.Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án:.76
2.5.3.Chuyển giao bản án, quyết định của Toà án:.76
2.5.4 Thời hiệu khiếu nại:.77
MỘT SỐVẤN ĐỀCÒN TỒN ĐỌNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC81
KẾT LUẬN.86
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-luan_van_thoi_han_thoi_hieu_giai_quyet_vu_an_dan.twA0c2cv4c.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56594/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ịnh người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không căn cứ vào Điều161,162 và 163 BLTTDS.
- Tiến hành thụ lý vụ án, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình căn cứ
Điều 171 BLTTDS.
- Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho ngừơi
khởi kiện biết. Căn cứ Điều 37 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 6 phần I nghị
quyết số 01/2005/NG-HĐTP ngày 31-3-2005.
- Toà án trả lại đơn kiện trong trường hợp quy định tại Điều 168 BLTTDS.
- Thông báo về việc thụ lý án theo đúng quy định tại Điều 174 BLTTDS.
2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thụ lý án dân sự:
Thụ lý án dân sự là việc Toà án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và
vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Nghĩa là Toà án thụ lý vụ án sau khi đã
xem xét đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ kèm theo và thấy đã thoả mãn các điều
kiện để thụ lý vụ án. Trước khi thụ lý Toà án phải thông báo cho người khởi kiện
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
41
nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí Toà án
quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
Như vậy thụ lý vụ án là công việc đầu tiên mà Toà án tiến hành trong quá
trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án sẽ không có các bước tiếp theo của
quá trình tố tụng. Thụ lý vụ án cũng đặt ra trách nhiệm cho Toà án phải giải
quyết vụ án trong thời gian luật định. Mặt khác thụ lý vụ án dân sự còn có ý
nghĩa thiết thực đảm bảo việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể. Cũng như là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định thời hạn tố tụng theo
quy định tại Điều 157 BLTTDS.
2.1.2.2 Thủ thục thụ lý vụ án dân sự:
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án sẽ xác định tiền tạm ứng
án phí8 và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục
nộp tiền tạm ứng án phí. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí là 15 ngày kể từ ngày
có thông báo về nộp tiền án phí của Toà án. Khi đó Toà án sẽ tiến hành thụ lý vụ
án.
Và để giải quyết vụ án đúng thời hạn luật định, quy định rõ trách nhiệm của
thẩm phán BLTTDS taị Điều 172 quy định:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án
phân công một thẩm phán để giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án,
nếu thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì
Chánh án Toà án phân công thẩm phán khác, trừ trường hợp vụ án đang xét xử
mà không có thẩm phán dự khuyết thì phải xét xử lại từ đầu. Nhìn chung thời hạn
này là hợp lý. Nó thể hiện được tính chủ động của Toà án đối với việc tổ chức bố
trí xét xử. Mặt khác, nó cũng góp phần đẩy nhanh việc giải quyết vụ án.
Song song với việc phân công thẩm phán thì Toà án phải có trách nhiệm
trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án Toà án phải thông báo
cho bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan biết nội dung các yêu
cầu khởi kiện (điểm g khoản 2 Điều 174 BLTTDS ). Đồng thời yêu cầu bị đơn và
những người có quyền, nghĩa vụ liên quan trả lời cho Toà án bằng văn bản về
đơn kiện và gửi kèm theo các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ
án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo (Trong trường hợp
8 xem Nghị định 70 của chính phủ quy định về án phí, lệ phí ban hành ngày 12
tháng 6 năm 1997
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
42
cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu
rõ lý do, nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn nhưng không
quá 15 ngày ). Và nếu hết thời hạn đó mà người được thông báo không bày tỏ
được ý kiến của mình bằng văn bản cho Toà án thì người đó sẽ phải gánh chịu
hậu quả pháp lý: Đối với bị đơn không còn quyền yêu cầu phản tố, đối với ngưới
có quyền và nghĩa vụ liên quan không có quyền yêu cầu độc lập.
Thực tiễn về thời hạn mà luật quy định cho người được thông báo phải trả
lời cho Toà án bằng văn bản về đơn kiện và các chứng cứ tài liệu kèm theo tạo ra
nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho rằng thời hạn trên là quá ít cho người
được thông báo. Bởi không giống như các quy định trong tố tụng hình sự,
BLTTDS quy định thu thập chứng cứ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của
các đương sự. Do đó nếu đương sự không thực hiện tốt nghĩa vụ này thì quyền
lợi của họ bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó việc thu thập
chứng cứ không phải là một việc làm dễ dàng, đòi hỏi phải có đủ thời gian để
thực hiện… Vì vậy mà quy định thời hạn trên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bị
đơn hay những người có liên quan. Tuy nhiên, theo tui thời hạn mà luật quy
định như trên là hợp lý. Mặc dù việc thu thập chứng cứ không phải là một việc
làm dễ dàng. Song đối với bị đơn và người có liên quan trong trường hợp này
cũng có những thuận lợi hơn ở chỗ khi Toà án gửi thông báo đến họ, kèm theo
Toà án cũng gởi những nội dung, danh sách tài liệu, chứng cứ mà người khởi
kiện nộp theo đơn khởi kiện. Do đó bị đơn, người có liên quan cũng dễ dàng nắm
được vấn đề khởi kiện, cũng như xác định được nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cụ
thể nào mà họ cần có tương ứng với đơn khởi kiện của nguyên đơn. Mặt
khác BLTTDS cũng thừa nhận cho họ được quyền gia hạn thời hạn này nếu việc
yêu cầu gia hạn là hợp lý. Vì vậy mà đương sự cũng không cần quá e sợ cho
khoảng thời gian trên. Ngoài ra, luật cũng cho phép đương sự được bổ sung trong
quá trình xét xử vụ án. Do đó họ cũng không phải lo sợ khi quyền lợi của họ bị
đánh mất hoàn toàn nếu không tìm được chứng cứ theo đúng thời hạn quy định.
2.1.2.3 Quyền yêu cầu phản tố:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, cùng với việc
phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi
kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Quyền yêu cầu
phản tố được chấp nhận trong các trường hợp:
- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn.
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
43
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến việc loại trừ việc chấp nhận một
phần hay toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau
và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án
được chính xác và nhanh hơn.
2.1.3 Hoà giải trong vụ án dân sự:
Hoà giải là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự,
xuất phát...