Download Luận văn Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam





MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀDÒNG VỐN ĐẦU TƯGIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI--------------------------------------------------------------------------------- 4
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠBẢN VỀTTCK ------------------------------------- 4
1.1.1. Khái niệm TTCK ------------------------------------------------------------ 4
1.1.2. Phân loại TTCK-------------------------------------------------------------- 4
1.1.3. Chức năng của TTCK ------------------------------------------------------- 6
1.1.4. Vai trò của TTCK------------------------------------------------------------ 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯGIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ---------------------------------------------------------------------------- 8
1.2.1. Khái niệm “đầu tưgián tiếp nước ngoài” -------------------------------- 8
1.2.2. Các kênh, hình thức FPI ---------------------------------------------------11
1.2.3. Quy mô và tác động của đầu tưgián tiếp nước ngoài -----------------12
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NĐTNN
TRÊN TTCK ỞMỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾGIỚI -------------------------------17
1.3.1. Bài học kinh nghiệm vềthu hút và quản lý hoạt động của NĐTNN
trên TTCK Trung Quốc -----------------------------------------------------------18
1.3.2. Kinh nghiệm của Chilê trong việc thu hút và quản lý vốn đầu tưgián
tiếp trên TTCK ---------------------------------------------------------------------21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1--------------------------------------------------------------------26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯGIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA-----------27
2.1. TTCK VN – NHỮNG CƠHỘI ĐẦU TƯ---------------------------------------27
2.1.1. Quy mô niêm yết trên thịtrường -----------------------------------------27
2.1.2. Sựgia tăng hàng hóa -------------------------------------------------------28
2.1.3. Sựphát triển của các công ty chứng khoán -----------------------------29
2.1.4. Quy mô giao dịch trên thịtrường-----------------------------------------30
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯGIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA ---------------31
2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài trên TTCK VN -31
2.2.2. Thực trạng của việc quản lý vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài
trên TTCK VN----------------------------------------------------------------------37
2.3. NHỮNG YẾU TỐCẢN TRỞTRONG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN FPI THỜI GIAN QUA------------------------------------------------44
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BẢNG CÂU HỎI---------------49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2--------------------------------------------------------------------56
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯGIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) VÀO TTCK VN THỜI GIAN TỚI--------------------57
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VN ĐẾN NĂM 2010 -----------------57
3.1.1. Mục tiêu----------------------------------------------------------------------57
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK -----------------------------57
3.1.3. Định hướng phát triển TTCK VN đến năm 2010 ----------------------58
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯGIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO TTCK VN ------------------------------------------------------59
3.2.1. Các quan điểm thu hút và quản lý FPI -----------------------------------59
3.2.2. Các giải pháp thu hút và quản lý vốn FPI -------------------------------63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3--------------------------------------------------------------------77
KẾT LUẬN-------------------------------------------------------------------------------------78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

n giao dịch vãng lai. Do đó khi giao dịch
trên thị trường, NĐTNN và các cơ quan chức năng luôn tỏ ra lúng túng khi “sờ” vào
những quy định trong luật của Việt Nam, cụ thể
Theo tinh thần Luật đầu tư là không hạn chế các NĐTNN đầu tư vào những
ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm ( tức là NĐTNN được quyền nắm giữ
100% cổ phần trong công ty niêm yết ). Nhưng cũng vào thời điểm mà Luật đầu tư vẫn
còn hiệu lực thi hành thì Quyết định 238/2005/QĐ-TTg và Quyết định 36/2003/QĐ-
TTg lại phủ nhận hoàn toàn Luật đầu tư trên khi quy định tỷ lệ đầu tư tối đa cho
NĐTNN trong doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết.
Như vậy, có thể thấy rằng trong công tác quản lý vốn FPI của Nhà nước vẫn còn
nhiều điểm bất cập cần được tháo gỡ, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Nếu làm được điều
49
đó thì Việt Nam sẽ thực sự trở thành một thiên đường, một điểm đến an toàn cho các
nhà đầu tư trên thế giới nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ TRONG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN FPI THỜI GIAN QUA
Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích sự tham gia của các quỹ đầu tư, tổ chức
đầu tư nước ngoài và thực chất các thành phần kinh tế nước ngoài đã từ lâu trở thành
một bộ phận không tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy rằng, các luồng vốn
đầu tư nước ngoài luôn thực sự là một động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng
tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm đổi mới. Tuy nhiên, có thể nói tình hình thu hút
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ( vốn FPI ) của Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn so
với các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Mặc dù vốn
FPI ( được đầu tư chủ yếu qua các quỹ đầu tư và định chế tài chính ) vào Việt Nam bắt
đầu tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng có những hạn chế sau:
- Chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ). Theo
thống kê chưa đầy đủ, vốn FPI vào Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% so với vốn FDI năm
2002; 2,3% trong năm 2003 và 3,7% vào năm 2004. Đây là tỷ lệ quá khiêm tốn so với
nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển và so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ này ở
các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm từ 30 – 40%
- Một trong những kênh dung nạp dòng vốn FPI là TTCK cũng chỉ mới đạt giá
trị vốn hóa trên 9 tỷ USD, quá nhỏ so với các thị trường khác trong khu vực như Trung
Quốc ( 480 tỷ USD ), Philippines ( 80 tỷ USD ), hay Thái Lan ( 100 tỷ USD ).
- Thực tế cho thấy vốn FPI vào Việt Nam còn thấp, nguyên nhân từ cả hai phía
Nhà nước và doanh nghiệp
™ Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Việt Nam
50
Đa số doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu vốn, tuy nhiên trước nguồn vốn đầu tư
nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam “hình như” từ chối hay rất ít doanh nghiệp
Việt Nam biết tận dụng nguồn vốn này. Những suy nghĩ về vấn đề giải quyết nhu cầu
vốn của mình được bộc lộ qua những quan điểm sau:
- Những công ty tư nhân hầu hết đều không sẵn lòng hay không thể đáp ứng
yêu cầu về tính minh bạch
- Với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, cách tìm vốn để phát triển công
việc sản xuất kinh doanh xưa nay chủ yếu vẫn là từ ngân hàng
- Về phía doanh nghiệp, dù rất cần vốn nhưng vẫn e ngại khi làm việc với các
quỹ đầu tư. Có thể nói doanh nghiệp không có động lực thu hút vốn FPI vì sợ tuột mất
quyền quản lý, sở hữu doanh nghiệp và tài sản của mình. Đó là do doanh nghiệp chưa
sẵn sàng đón nhận khái niệm “công ty đại chúng”, doanh nghiệp chưa tin tưởng để trao
cho quỹ quyền tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty cũng như doanh nghiệp
chưa muốn công khai hết mọi vấn đề về tài chính. Trong khi đó, đây là các yếu tố then
chốt để quỹ đầu tư quyết định chọn doanh nghiệp hay không
- Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều e ngại công khai tình hình hoạt động kinh
doanh. Hội đồng quản trị chưa phải là tổ chức quy tụ những cổ đông lớn và không hoạt
động độc lập…
- Số doanh nghiệp cần vốn thì nhiều mà quỹ đầu tư thì ít. Do đó các nhà đầu tư
luôn “kén cá chọn canh”. Chẳng hạn việc Dragon Capital đưa ra điều kiện chỉ tham gia
vào một công ty khi giá trị thị trường của công ty này đạt từ 7 triệu USD trở lên đã là
một hạn chế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Các công ty tư nhân ở Việt Nam được thành lập trong vòng 10 năm với quy
mô khá nhỏ, nên không thích hợp với việc nhận đầu tư từ các quỹ. Hầu như quỹ tư
nhân trong khu vực đang tìm các cơ hội đầu tư với mức đầu tư tối thiểu là 5 triệu USD.
51
- Điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư là muốn hiểu được hoạt động của
doanh nghiệp một cách chân thực và chính xác qua bản báo cáo tài chính, nhưng phần
lớn doanh nghiệp ở Việt Nam đều coi việc báo cáo tài chính chỉ để đối phó với cơ quan
thuế chứ không phải là dành cho cổ đông cũng như các nhà đầu tư tiềm năng. Trong
khi đó, hệ thống kiểm toán còn nhiều bất cập, có những quy định không tuân theo
chuẩn mực quốc tế. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần
hóa chủ yếu là tính theo giá trị sổ sách chứ không sử dụng phương pháp chiết khấu
dòng tiền, nên để đánh giá giá trị thực một doanh nghiệp là rất khó. Bên cạnh đó, hệ
thống thông tin của doanh nghiệp còn yếu, không cung cấp đầy đủ cho nhà đầu tư về
tình hình hoạt động cũng như những dự báo trong tương lai.
™ Nguyên nhân từ phía Nhà nước
- Nhà nước chưa có một hệ thống chính sách rõ ràng, minh bạch đối với FPI.
Các quy định còn nhiều chồng chéo, bất cập và tỏ ra “thiên vị” đối với các nhà đầu tư
trong nước hơn là các NĐTNN. Sự thiên vị dễ thấy nhất là việc Nhà nước giới hạn tỷ lệ
tham gia góp vốn mua cổ phần đối với NĐTNN. Việc giới hạn này đã góp phần làm
giảm sức thu hút vốn FPI vào Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều công ty, tập đoàn tài
chính lớn trên thế giới đang tìm đến thị trường Việt Nam và coi Việt Nam như một địa
chỉ đầu tư đáng tin cậy và đầy hứa hẹn. Tuy nhiên điều này chưa có nghĩa là sẽ chắc
chắn có làn sóng đầu tư ồ ạt đổ vào Việt Nam khi cơ hội đầu tư của họ bị hạn chế. Mục
đích của các NĐTNN vào Việt Nam không phải là để hưởng ưu đãi mà họ muốn tham
gia ban điều hành để có thể cải cách về quản trị cũng như cách kinh doanh của
doanh nghiệp. Thời gian vừa qua Nhà nước chỉ cho phép các NĐTNN tham góp vốn
với một tỷ lệ nhỏ nên dù rất muốn đầu tư lâu dài vào một doanh nghiệp tại Việt Nam,
các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đành bán bớt cổ phiếu để chuyển sang đầu tư ở một
lĩnh vực khác hay rút vốn ra khỏi Việt Nam vì đã hết “room”.
52
Bên cạnh đó ở Nhà nước vẫn còn tồn tại những nhận thức không thiện cảm về
các quỹ đầu tư trong hoạch định chính sách khi cho rằng các quỹ đầu tư nước ngoài chỉ
đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn sinh lãi cao và gắn liền với các quỹ này
là những khả năng làm thất thoát vốn cho nền ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Khách hàng và các biên pháp thu hút khách hàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Luận văn Kinh tế 0
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu và biện pháp thu hút du lịch thị trường này của việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách sạn Hương Giang Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp trong việc thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao hiệu quả công tác thu hút và tuyển chọn lao động ở công ty Thạch Bàn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top