conanghamchoi_31292
New Member
Download miễn phí Thu nhận enzyme cellulase của trichoderma reeseitrên môi trường bán rắn
Canh trường nuôi ủ T. reeseiVTT-D-80133 ởthời điểm 0 giờvà sau 7 ngày, có pH tương
đối ổn định (pH 5,4 – 5,05); hàm lượng đường tựdo từ66,77 mg/g giảm còn 35,05 mg/g do
nấm sợi sửdụng lượng đường tựdo có sẳn trong môi trường nuôi ủ, lượng đường tựdo sinh ra
trong qúa trình sinh trưởng không đáng kể; hàm lượng protein từ0,79 tăng lên 14,45 mg/g;
trọng lượng khô của môi trường từ8,01 g giảm còn 6,17 g cho thấy một lượng cơchất trong
môi trường được sửdụng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-thu_nhan_enzyme_cellulase_cua_trichoderma_reeseitr.NMYKLMPZDA.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52180/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007Trang 17
THU NHẬN ENZYME CELLULASE CỦA TRICHODERMA REESEI TRÊN
MÔI TRƯỜNG BÁN RẮN
Trần Thạnh Phong, Hoàng Quốc Khánh, Võ Thị Hạnh, Lê Bích Phượng,
Nguyễn Duy Long, Lê Tấn Hưng, Trương Thị Hồng Vân
Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(Bài nhận ngày 26 tháng 06 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 25 tháng 06 năm 2007)
TÓM TẮT: Mục tiêu của bài báo là nghiên cứu thu nhận cellulase Trichoderma reesei
VTT-D-80133 sinh trưởng trên môi trường bán rắn với cơ chất bã mía kết hợp với cám mì. Tỷ
lệ BM:CM (7:3), 8 lần nồng độ dinh dưỡng, độ ẩm ban đầu 60%, thời gian nuôi cấy 7 ngày là
tối ưu cho T. reesei VTT-D-80133 sinh tổng hợp cellulase trên môi trường lên men bán
rắn.Hoạt tính và hiệu suất sinh tổng hợp cellulase ở điều kiện trong bình tam giác là CMCase
(Carboxymethyl cellulase) 280,64 IU/g và FPU (Filter Paper Unit) 5 IU/g; thấp hơn 3,2 và 37
lần so với chế phẩm Amano T (cellulase được sản xuất từ T. reesei) của Hãng AMANO.
Ngoài cellulase, canh trường còn chứa: α-amylase 368,75 UI/g, protease 12,43 UI/g và
xylanase 10073,25 BXU/g. Cellulase thu nhận được có khả năng đường hóa 21% giấy in đã
qua sử dụng (10%) và qua phân tích trên gel polyacrylamide có các vạch protein có trọng
lượng phân tử bằng với các vạch protein có trong chế phẩm Amano T.
Từ khóa: Cellulase, Trichoderma reesei, bã mía, cám mì, lên men bán rắn
1. GIỚI THIỆU
Nhiều loài nấm sợi có khả năng sinh ra một lượng lớn cellulase thuộc giống Alternaria,
Trichoderma, Aspergillus, Pinicillium,…Trong đó Trichoderma và Aspergillus đã được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu để sản xuất cellulase (Bothast & Saha, 1997).
Cellulase là enzym đa cấu tử gồm: exoglucanase hay C1 (EC 3.2.1.91), endoglucanase hay
Cx (EC 3.2.1.4) và β-glucosidase (EC 3.2.1.21) hoạt động phối hợp để thủy phân cellulose
thành glucose. Cellulase được ứng dụng để cải thiện gía trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia
cầm; chế biến thực phẩm; trích ly các chất từ thực vật, từ cây thuốc; đường hóa các phế liệu
giàu cellulose để sản xuất ethanol.
Việt Nam có lượng phụ phế liệu nông nghiệp thải ra rất dồi dào, trong đó lượng bã mía
thải ra từ các nhà máy đường chiếm khoảng 20% mía nguyên liệu, trong bã mía có hàm lượng
cellulose khoảng 50% và hemicellulose khoảng 25% nên có thể sử dụng như nguồn carbon để
cảm ứng nấm sợi sinh tổng hợp cellulase.
Mục tiêu của bài báo này là thu nhận enzym cellulase của T. reesei VTT-D-80133 sinh
trưởng trên cơ chất bã mía kết hợp với cám mì trong qúa trình lên men bán rắn nhằm tận dụng
bã mía để thu nhận enzym cellulase. Ảnh hưởng của các yếu tố (tỷ lệ bã mía/cám mì
(BM:CM), độ ẩm ban đầu, nồng độ dinh dưỡng và thời gian nuôi cấy) đến sự sinh ra cellulase
được nghiên cứu bằng phương pháp qui hoạch thực nghiệm.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nấm sợi: Chủng T. reesei VTT-D-80133 nhận được từ bảo tàng giống Roal Oy, Phần
Lan.
Cơ chất: Bã mía và cám mì.
Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007
Trang 18
Lên men bán rắn: Để xác định thành phần môi trường và các điều kiện tối ưu cho sự sinh
trưởng và sinh tổng hợp enzym, nấm sợi được nuôi trên môi trường có tỷ lệ bã mía và cám mì
khác nhau (7:3, 6:4, 5:5, 4:6 và 3:7), độ ẩm môi trường (từ 50-70%), nồng độ dinh dưỡng (dựa
theo môi trường Mandel, x1-x8 hay 1-8 lần) và thời gian nuôi cấy từ 2-12 ngày.
Trích ly enzym: Cho 45 ml dung dịch đệm Na-acetate 50 mM pH 5 vào 5 g canh trường,
lắc trên máy lắc với tốc độ 150 vòng/phút trong 5 phút, lọc thu dịch. Đem tủa dịch lọc bằng
cồn 960 được làm lạnh trước. Thu kết tủa và hòa lại với cùng thể tích dung dịch đệm.
Xác định hoạt tính các enzym: CMCase theo phương pháp của Công ty Shin Nihon -
Nhật Bản với cơ chất là CMC 1%; FPU theo phương pháp của Hãng Biopract GmbH - Đức,
với cơ chất là giấy lọc Whatman no. 1; Xylanase theo phương pháp của tổ chức EDC (Enzym
Development Corporation, Mỹ), với cơ chất là xylan 1%; α -amylase theo phương pháp của
Hãng Amano - Nhật Bản, với cơ chất là tinh bột 1%; Protease theo phương pháp của Công Ty
Amano - Nhật Bản, với cơ chất là casein 1,5%.
Xác định hàm lượng protein: Theo phương pháp Bradford sử dụng bovine serum
albumin như protein chuẩn.
Thủy phân giấy: cho dịch enzym cellulase (5 FPU/ml) vào giấy xay nhỏ (10%) ủ ở 500C,
pH 5 trong 24 giờ. Hiệu suất (%) = lượng đường khử (g)*0,9*(100/lượng giấy in (g))
Điện di protein: Sodium Dodecyl Sulfate Polyacrylamide gel (SDS-PAGE) được thực
hiện trên gel đứng chứa 10% (w/v) polyacrylamide.
Tối ưu hóa thành phần môi trường bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm:
Tỷ lệ BM:CM, độ ẩm ban đầu, nồng độ dung dịch dinh dưỡng và thời gian nuôi cấy là 4
yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh tổng hợp cellulase của T. reesei VTT-D-80133
nên được chọn để tối ưu hóa theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm.
3. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết qủa tối ưu hóa thành phần môi trường và các điều kiện nuôi cấy.
Các kết qủa thí thiệm trước đây, chúng tui đã xác định được thành phần môi trường cơ sở
cho chủng T. reesei VTT-D-80133 sinh ra cellulase theo phương pháp tối ưu hóa cổ điển: tỷ lệ
BM:CM (4:6), độ ẩm ban đầu 54%, 5 lần nồng độ dinh dưỡng, thời gian nuôi ủ 7 ngày, tỷ lệ
giống 6x106 bào tử/g môi trường, hoạt tính cellulase đạt được là 251,43 IU/g.
Tuy nhiên, thành phần môi trường và các điều kiện nuôi cấy mới chỉ được nghiên cứu ảnh
hưởng ở mức độ riêng rẽ. Trong năm yếu tố trên thì bốn yếu tố là tỷ lệ BM:CM, độ ẩm ban
đầu, nồng độ dinh dưỡng và thời gian nuôi cấy có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh tổng
hợp cellulase của T. reesei VTT-D-80133 nên được chọn để nghiên cứu tối ưu hóa theo
phương pháp qui hoạch thực nghiệm.
Qui hoạch được thực hiện với ma trận đầy đủ với số thí nghiệm N = 24 = 16
Bảng 1. Mã hóa các biến số
Các biến số
Mức dưới
(-)
Mức trung bình
(0) Mức trên (+)
X1: Tỷ lệ BM:CM 2:8 4:6 6:4
X2: Nồng độ dinh dưỡng (lần) x2 x5 x8
X3: Độ ẩm ban đầu (%) 50 54 58
X4: Thời gian nuôi cấy (giờ) 3 7 11
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007
Trang 19
Từ bảng 1, tiến hành nuôi cấy T. reesei trong các môi trường mà có đủ các yếu tố khảo sát ở
trên hai mức. Kết qủa xác định hoạt tính cellulase được ghi nhận trong bảng 2.
Bảng 2. Hoạt lực CMCase từ T. reesei theo thực nghiệm và theo phương trình hồi qui.
TTN X1 X2 X3 X4 y y^
1 2:8 x2 50 3 28,67 28,92
2 6:4 x2 50 3 0,15 0,4
3 2:8 x8 50 3 1,24 1,48
4 6:4 x8 50 3 2,57 2,8
5 2:8 x2 58 3 144,48 143,72
6 6:4 x2 58 3 18,07 17,82
7 2:8 x8 58 3 5,62 5,38
8 6:4 x8 58 3 99,18 98,94
9 2:8 x2 50 11 130,64 130,4
10 6:4 x2 50 11 58,36 58,12
11 2:8 x8 50 11 188,73 188,48
12 6:4 x8 50 11 55,23 55
13 2:8 x2 58 11 51,94 52,72
14 6:4 x2 58 11 219,5 219,74
15 2:8 x8 58 11 129,45 129,7
16 6:4 x8 58 11 262,94 263,18
17 4:6 x5 54 7 154,03
18 4:6 x5 54 7 155,07
19 4:6 x5 54 7 156,1
Các hệ số trong phương trình hồi qui được xác định như sau:
- Tính b0: 16
16
1
0
y
b
i
i
∑
== , b0 = 87,30
- Tính bi: 16
16
1
yx
b
i
i
ji
j
∑
== ,
b1 = 2,2; b2 = 5,82,
b3 = 29,1, b4 = 49,8
Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007
Trang 20
- Tính bij:
( )
16
16
1
∑
== i iiljjl
yxx
b ,
b12 = 9,66, b23 = 2,08,
b13 = 31,32, b1...