ljnhkute162
New Member
Download miễn phí Đề tài Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
MụC LụC
Lời nói đầu 1
Phần 1: Lý luận chung về việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 2
1.1.Khái quát về thủ tục phân tích: 2
1.1.1.Khái niệm chung về thủ tục phân tích: 2
1.1.2. Mục đích của việc sử dụng thủ tục phân tích: 3
1.1.3. Các loại thủ tục phân tích: 4
1.1.3.1. Kiểm tra tính hợp lý: 4
1.1.3.2. Phân tích xu hướng: 4
1.1.3.3. Phân tích tỷ suất: 4
1.2.Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 5
1.2.1.Mục tiêu của việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 5
1.2.2. Các thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 7
Phần 2: Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ở các công ty kiểm toán 15
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 24
3.1. Nâng cao năng lực của kiểm toán viên: 24
3.2.Xây dựng cơ sở pháp lý, chế độ kế toán phù hợp: 24
3.3.Sử dụng triệt để các tỷ suất tài chính trong phân tích: 25
3.4.Lưu trữ giấy tờ làm việc của kiểm toán viên: 27
3.5.Quan tâm đến việc phân tích sơ bộ đối với báo cáo lưu chuyển tiền, rà soát thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính: 27
Kết luận 29
Tài liệu tham khảo 30
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-01-de_tai_thu_tuc_phan_tich_trong_giai_doan_lap_ke_ho.GWKfZqAgxo.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-66536/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
tìm ra các nguyên nhân. Thí dụ, khi so sánh tỷ lệ của mức dự phòng khoản phải thu khó đòi với tổng các khoản phảI thu, với tỷ lệ đó của năm trước, giả sử tỷ lệ này đã giảm đi trong khi đó, hệ số quay vòng các khoản phảI thu cũng giảm đi. Tổng hợp hai mảng thông tin này sẽ chỉ rõ khả năng báo cáo dưới mức dự phòng. Khía cạnh này của thể thức phân tích thường được gọi là sự quan tâm có tính định hướng vì nó dẫn đến các thể thức chi tiết hơn trong các lĩnh vực kiểm toán đặc thù mà ở đó có thể tìm thấy các sai số hay sai quy tắc.Thứ hai, thực hiện thủ tục phân tích nhằm xác định rủi ro kinh doanh mà khách thể gặp phải, vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được kiểm toán viên quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của Ban giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính. KTV có thể tính toán các tỷ suất về khả năng thanh toán của công ty khách hàng để xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty, bên cạnh đó cần xem xét tỷ suất khả năng sinh lời…
Thứ ba, áp dụng thủ tục phân tích sẽ làm giảm cuộc khảo sát kiểm tra chi tiết. Khi thủ tục phân tích không phát hiện những giao động bất thường thì có nghĩa là khả năng sai số hay sai nguyên tắc trọng yếu rất nhỏ và việc tiến hành khảo sát chi tiết các tài khoản này được giảm bớt. Các thể thức phân tích thường không tốn kém như các cuộc khảo sát chi tiết. Do đó, hầu hết KTV thay thế các khảo sát chi tiết bằng các thể thức phân tích bất kỳ khi nào có thể làm được. Mức độ mà các thể thức phân tích có thể cung cấp bằng chứng chính thức, hữu ích phụ thuộc vào tính đáng tin cậy của chúng trong các tình huống đó. Đối với một số mục đích kiểm toán và trong một số trường hợp, chúng có thể là những thể thức hiệu quả nhất để vận dụng. Nhưng trong một số trường hợp thì thể thức kiểm toán được xem như sự quan tâm có tính định hướng và không được dựa vào đó để thu thập bằng chứng chính thức.
Ngoài ra các thể thức phân tích thực hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để giúp cho việc xác định bản chất, phạm vi , và thời hạn công việc phảI hoàn thành. Việc thực thi các thể thức phân tích trong quá trình lập kế hoạch giúp kiểm toán viên nhận diện những vấn đề quan trọng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt sau này trong cuộc kiểm toán.
1.2.2. Các thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Như đã trình bày ở trên, các thủ tục phân tích sơ bộ cần được thực hiện trong suốt giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để giúp các kiểm toán viên tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng và các nghiệp vụ, các sự kiện xảy ra kể từ cuộc kiêmr toán của năm trước. Đồng thời giúp kiểm toán viên xác định rủi ro liên quan đến các khoản mục trong báo cáo tài chính đòi hỏi kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục phân tích khác. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích được thực hiện sơ bộ theo 3 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính:
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của đơn vị không những chỉ là các thông tin tài chính mà còn có các thông tin phi tài chính. Kiểm toán viên cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin đó bao gồm:
- Thông tin về nghĩa vụ pháp lý như giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các hợp đồng và cam kết quan trọng ..
- Các thông tin về tình hinh kinh doanh: Các báo cáo , các thay đổi trong thị trường, trong công nghệ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh
- Các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ: Điều lệ, quy chế hoạt động của công ty, sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, biên bản họp hội đồng quản trị và ban giám đốc…
- Các chính sách tài chính của công ty: chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách tín dụng…
Thu thập thông tin phải đảm bảo rằng kiểm toán viên đạt được sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, những thay đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó kiểm toán viên có thể xác định vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, đánh giá sự hiện diện của các sai sót có thể có trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích và so sánh thông tin thu được:
Để đạt được sự hiểu biết về khách hàng , trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể rà soát các số liệu trên báo cáo tài chính và bảng cân đối thử để phát hiện những vấn đề bất thường. Thủ tục này cũng có thể áp dụng cho thông tin tài chính theo từng quý. Sau đó Kiểm toán viên tiến hành tính toán các tỷ suất tài chính cho biết khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Tỷ suất về khả năng thanh toán
+ Tỷ suất thanh toán hiện hành (Tài sản lưu động chia cho vay nợ ngắn hạn)
Tỷ suất này đo lường toàn bộ khả năng thanh toán của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn. Nếu giá trị của tỷ suất này nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh toán, thậm chí có nguy cơ phá sản
+ Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh (Tài sản có tính thanh khoản nhanh chia cho vay nợ ngắn hạn)
Tỷ suất này đo lường khả năng thanh toán bằng tiềnvà các khoản có thể chuyển ngay thành tiền. Khi trị số lớn hơn 1, Doanh nghiệp vẫn duy trì khả năng thanh toán nhanh, nếu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán
+ Khả năng trả nợ từ nguồn tiền hoạt động (Luồng tiền hoạt động kinh doanh chính chia cho vay nợ ngắn hạn)
Tỷ suất này không cần duy trì quá cao bởi cất trữ nhiều tiền trong két sẽ dẫn đến bị ứ đọng vốn do tiền không được đưa vào lưu thông cũng như đầu tư vào các hoạt động sinh lời.
Tỷ suất về khả năng hoạt động:
+ Hệ số quay vòng hàng tồn kho (Gía vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trung bình)
+ Hệ số quay vòng khoản phải thu (Doanh thu thuần chia cho khoản phải thu trung bình)
Hệ số quay vòng khoản phải thu thường dùng để đánh giá tính hợp lý của mức dự phòng khoản phảI thu khó xử lý. Xu hướng của hệ số quay vòng hàng tồn kho được sử dụng trong việc nhận diện vấn đề về tính lỗi thời của hàng tồn kho.
Tỷ suất khả năng sinh lời
+ Tỷ suất lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp ( lợi nhuận chia cho doanh thu )
Chỉ tiêu lợi nhuận gộp cho thấy khả năng của công ty trong việc kiểm soát giá vốn và giá bán. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp có thể cung cấp nhiều thông tin hơn nếu được phân tích theo từng loại sản phẩm. Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc chỉ tiêu lợi nhuận gộp thay đổi, có thể xem xét sự thay đổi của số dư các tài khoản như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung…
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng đánh giá khả năng sinh lời sau khi trừ đi các khoản giá vốn và chi phí. Chỉ tiêu này có thể được so sánh với chỉ tiêu lợi nhuận gộp để phân tích ảnh hưởng của chi phí quản lý, chi phí bán hàng tới lợi nhuận. Để phân tích và ...