shamanking2008s

New Member
Download Tiểu luận Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này miễn phí



MỤC LỤC
I. Thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. 1
1. Thủ tục tại tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề trong vụ án. 2
1.1. Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề trong vụ án. 2
1.2. Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau thông qua thủ tục hòa giải tại Tòa án. 2
2. Thủ tục tố tụng tại Tòa án cấp phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề trong vụ án. 6
II. Một số điểm bất cập về thủ tục tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề của vụ án và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 7
1. Một số điểm bất cập. 7
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự. 8



Trong tố tụng dân sự, việc các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án được pháp luật khuyến khích bởi nó góp phần làm cho các tranh chấp dân sự được giải quyết nhanh chóng, ổn định các quan hệ xã hội. Đồng thời khi các đương sự thỏa thuận được với nhau thì nguy cơ đổ vỡ các mối quan hệ xã hội sẽ được giảm đi, lại có thể làm giảm những chi phí phát sinh từ tố tụng dân sự cho các chủ thể trong hoạt động này.
I. Thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân, các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án và thỏa thuận này được pháp luật tôn trọng. Cơ sở pháp lý để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án là quyền tự định đoạt của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS): “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hay thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
1. Thủ tục tại tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề trong vụ án.
Trong giai đoạn sơ thẩm vụ án dân sự, các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, tuy nhiên việc thỏa thuận này cũng có thể có sự tham gia của Tòa án thông qua thủ tục hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án.
Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề trong vụ án.
Trường hợp các đương sự tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS)
Trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án, trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Tòa phải lập biên bản về sự thỏa thuận đó và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 187 BLTTDS (mục 7 Phần I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP).
Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, pháp luật tố tụng cũng tạo điều kiện để các đương sự thương lượng với nhau. Theo quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa dân sự sơ thẩm thì trong trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án và sự thỏa thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án (điều 220 BLTTDS), quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay khi ban hành. Đây là điểm mới quan trọng của BLTTDS so với các văn bản trước đây của Việt Nam về thủ tục tiến hành phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau thông qua thủ tục hòa giải tại Tòa án.
Nói tới vấn đề thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, chúng ta không thể không nói đến thủ tục hòa giải tại tòa án cấp sơ thẩm bởi đây là một hoạt động rất quan trọng trong giai đoạn này, đồng thời hoạt động này có sự chủ động tham gia của tòa án trong việc giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau.
1.2.1. Ý nghĩa của thủ tục hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Về mặt tố tụng: nếu việc hoà giải thành sẽ giúp Toà án không phải mở phiên toà xét xử sơ thẩm, giảm bớt một giai đoạn trong quá trình tố tụng, tránh được việc kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại và góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc của Nhà nước và các bên đương sự. Trong trường hợp hoà giải không thành thì công tác hoà giải cũng giúp Thẩm phán nắm vững hơn về tình tiết vụ án và khúc mắc của đương sự, từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết đúng đắn hơn.
Về mặt kinh tế: việc hoà giải thành sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho đương sự cũng như cho Toà án.
Về mặt xã hội: Trong các thủ tục tố tụng thì hoà giải là thủ tục thể hiện rõ nét quyền tự định đoạt của các đương sự. Tại đó, đương sự có quyền thương lượng, đưa ra những yêu cầu, đề nghị với đương sự khác, có quyền chấm dứt vụ án hay tiếp tục kéo dài… Thông qua hoà giải, các đương sự có điều kiện để nắm vững những vấn đề pháp lý có liên quan đến vụ tranh chấp, về quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó rút ra cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời có thể tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra khi các quan hệ pháp luật đang tranh chấp bị đổ vỡ. Việc hoà giải thành giúp Toà án giải quyết được mâu thuẫn giữa các đương sự, góp phần xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh.
1.2.2. Phạm vi và nội dung hòa giải vụ án dân sự.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì thủ tục hòa giải dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm là một thủ tục bắt buộc và là trách nhiệm của tòa án: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hay không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 180 BLTTDS). Như vậy, theo quy định của điều luật này thì tòa án phải tiến hành hòa giải khi giải quyết hầu hết các vụ án dân sự, chỉ trừ những vụ án thuộc trường hợp mà pháp luật quy định không được hòa giải hay không tiến hành hòa giải được.
Theo Điều 181 BLTTDS thì những vụ án dân sự không được hòa giải gồm hai trường hợp: Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hay trái đạo đức xã hội. Còn theo Điều 182 BLTTDS, những vụ án không tiến hành hòa giải được bao gồm các trường hợp: Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng; đương sự là vợ hay chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
1.2.3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải.
Trong quá trình tiến hành hòa giải, tòa án phải tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Theo khoản 2 Điều 180 BLTTDS, việc hòa giải vụ án dân sự phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Trình tự thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyến bố phá sản doanh nghiệp Công nghệ thông tin 0
D Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng Việt Nam: Lý luận và thực tiễn Khoa học kỹ thuật 0
T Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam Luận văn Luật 3
T Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại Luận văn Luật 2
H Thủ tục tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
Z Hoàn thiện thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự trong quá trình cải cách tư pháp Luận văn Luật 0
N vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự Luận văn Luật 0
R Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Phú Thọ) Luận văn Luật 0
A Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
N Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top