hoa_ngoclan
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
I. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu
Với dân số là 127,46 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006 đạt 5,04 tỷ đôla (tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 2,1%), Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhật Bản có sức mua lớn, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Nhật Bản (trong đó có đồ gỗ) đang ngày càng gia tăng cùng với xu hướng phục hồi nền kinh tế của Nhật Bản hiện nay. Nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản mở ra nhiều triển vọng mới cho các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật trong đó có Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá khoảng 400 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 2,9 tỷ USD.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ nhiều năm nay chỉ có dầu thô, dệt may, thuỷ sản… Vài năm gần đây, sản phẩm gỗ cũng được coi là một mặt hàng xuất khẩu chính, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và là một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao. Hơn thế, thị phần đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đã tăng từ vị trí thứ tư năm 2004 lên vị trí thứ hai năm 2006 chỉ sau Trung Quốc, hiện đang chiếm trên 8% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa. Với nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ đạt khảng 2,2 tỷ USD/năm của người Nhật Bản, sản phẩm gỗ là một mặt hàng có triển vọng rất lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2006 và những năm sau nữa.
Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu sắc hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng ngày càng gay gắt. Những sản phẩm Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Nhật Bản cũng là những sản phẩm mà nhiều nước và khu vực khác trên thế giới nhất là các nước ASEAN và Trung Quốc có điều kiện lợi thế để xuất khẩu sang thị trường này. Đó là chúng ta còn chưa nói tới những khó khăn xuất phát từ đặc điểm thị trường Nhật Bản - một thị trường đòi hỏi khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu và có các rào cản thương mại phức tạp vào bậc nhất trên thế giới.
Nghiên cứu và tìm ra giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản là hết sức cần thiết. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, cho nền kinh tế đất nước, cho đời sống nhân dân. Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ từ nay đến năm 2020.
Vì vậy tui đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO” với mục đích góp phần làm phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và đẩy mạnh hoạt động thương mại của Việt Nam nói chung để phát triển nền kinh tế đất nước.
Trước đề tài này, đã có luận văn tốt nghiệp của sinh viên Hoàng Thị Phong lớp Kinh tế quốc tế 44 nghiên cứu về “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”, đề tài đó mới chỉ dừng lại nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm đồ gốm, đồ gỗ, đồ sứ, mây tre đan. Hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ chỉ là một trong các mặt hàng thuộc sản phẩm gỗ. Hơn thế, đề tài này nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung tăng cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế đất nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, làm rõ đặc điểm và xu hướng nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản;
Hai là, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006;
Ba là, làm rõ cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia WTO;
Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia WTO.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao gồm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, lôgíc và lịch sử, tổng kết thực tiễn.
V. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng hình, danh mục các từ viết tắt bài viết gồm có ba chương:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO.
- Chương 2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 – trong điều kiện tham gia WTO.
- Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO từ năm 2007 đến năm 2020.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THAM GIA WTO
1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Cùng với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, xuất phát từ những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, khí hậu, sự khác biệt về trình độ phát triển sản xuất và từ nhu cầu phong phú đa dạng của mọi tầng lớp dân cư trên thế giới…, nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá cũng ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, không những chỉ trao đổi trong nội bộ quốc gia mà còn qua khỏi biên giới quốc gia, lan rộng ra toàn thế giới. Thương mại quốc tế trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế quốc tế hoá hiện nay có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế một quốc gia, một khu vực và toàn cầu. Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động của thương mại quốc tế. Đã có rất nhiều khái niệm về xuất khẩu được đưa ra, dưới đây, tui xin đưa ra một số khái niệm xuất khẩu phổ biến nhất:
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ từ nước này sang nước khác.
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá (cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) từ một quốc gia sang phần còn lại của thế giới.
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Một là, hình thức xuất khẩu trực tiếp:
Hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp, người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thoả thuận về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Hai là, hình thức xuất khẩu qua trung gian:
Xuất khẩu qua trung gian là hình thức bán hàng được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong cách này là đại lý và môi giới.
Ba là, hình thức xuất khẩu buôn bán đối lưu:
Buôn bán đối lưu hay còn gọi là hình thức xuất khẩu liên kết là cách trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có gía trị tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu ở đây không phải nhằm thu ngoại tệ mà thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương.
Các loại hình buôn bán đối lưu chủ yếu: Hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, chuyển nợ, mua bán bình hành, mua lại.
Bốn là, hình thức gia công xuất khẩu:
Là một cách giao dịch kinh doanh quốc tế trong đó một bên (bên đặt gia công) giao cho bên kia vật tư, nguyên liệu nhằm nhập về những thành phẩm sau khi trả cho bên kia một khoản lệ phí (phí gia công).
Các hình thức gia công xuất khẩu: (1) Căn cứ vào sự chuyển giao quyền sở hữu: Hình thức giao nguyên liệu nhận thành phẩm, hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. (2) Căn cứ vào cách thức thanh toán phí gia công: Hợp đồng thực thanh thực chi, hợp đồng khoán. (3) Căn cứ vào chủ thể tham gia gia công: gia công hai bên, gia công nhiều bên.
Năm là, hình thức tái xuất khẩu:
Là hình thức xuất khẩu những mặt hàng ngoại nhập trước đây mà bản chất hàng hoá đó không thay đổi nhiều qua quá trình gia công lưu thông nhằm tăng giá trị của hàng hoá đó
Các hình thức tái xuất khẩu: Tái xuất thông thường, tam nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
Sáu là, hình thức xuất khẩu tại chỗ:
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà người bán (người xuất khẩu) bán hàng hoá hay dịch vụ trong phạm vi biên giới quốc gia của mình.
Hình thức: Bao gồm các hoạt động như: Bán hàng tại hội chợ, triển lãm quốc tế, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế…
1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động không thể thiếu trong thương mại quốc tế. Xuất khẩu có những vai trò sau:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình.
Thứ hai, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Thứ ba, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm.
Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ năm, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.1.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước
Tuỳ vào từng thời điểm khác nhau, tình hình biến động kinh tế xã hội, chính trị khác nhau mà mỗi quốc gia sẽ theo đuổi một chính sách riêng để đạt mục tiêu chung là phát triển đất nước. Bởi vậy, chính sách quản lý của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó.
Khi quốc gia thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu thì quốc gia đó sẽ thực hiện tất cả các biện pháp để có thể thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia. Ngược lại, khi quốc gia thực hiện chính sách bảo hộ nền kinh tế, hạn chế nhập khẩu thì hoạt động xuất khẩu cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Mặt khác, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ không rườm rà, phức tạp thì các doanh nghiệp có thể tận dụng được nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh và xuất khẩu. Thêm vào đó, khi hệ thống luật pháp ổn định rõ ràng tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.
1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động
Các yếu tố này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng xuất khẩu của một quốc gia. Khi tiềm lực các yếu tố này càng mạnh thì khả năng xuất khẩu hàng hoá của quốc gia này sang thị trường nước ngoài càng cao, sản phẩm của quốc gia này càng dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước ngoài và ngược lại. Ví dụ, khi một quốc gia sản xuất hàng xuất khẩu, nguyên liệu để sản xuất phải nhập khẩu từ nước khác sẽ dẫn đến tình trạng khả năng xuất khẩu hàng hoá của quốc gia đó sẽ bị phụ thuộc vào tình hình biến động nguyên liệu đầu vào của thị trường khác. Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho giá sản phẩm xuất khẩu tăng, dẫn đến sức cạnh tranh về giá của sản phẩm đó trên thị trường nước ngoài sẽ giảm, làm hạn chế xuất khẩu mặt hàng đó.
1.1.2.3. Tỷ giá hối đoái
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên có tác động khuyến khích xuất khẩu, vì lúc này, đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ nên cùng một lượng ngoại tệ có thể có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ có tác động hạn chế xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít đồng nội tệ hơn nên không khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư nhiều cho hoạt động xuất khẩu.
1.1.2.4. Sức cạnh tranh hàng hoá
Khi sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường nước ngoài lớn, đáp ứng được những nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài thì thì thị phần của hàng hoá đó sẽ chiếm rất lớn ở nước ngoài, nhiều hơn so với các hàng hoá cùng loại của nước khác, sẽ thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường này.
Nếu sức cạnh tranh của hàng hoá đó càng tăng dẫn đến thị phần của hàng hoá đó trên thị trường nước ngoài càng lớn sẽ tất yếu dẫn đến xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn sang thị trường này.
1.1.2.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài
Cho dù là sản xuất cho tiêu dùng trong nước hay sản xuất để xuất khẩu, nhu cầu vẫn luôn là yếu tố quyết định đến sản lượng. Khi nhu cầu về một hàng hoá nào đó của một quốc gia trên thị trường nước ngoài tăng thì các nhà sản xuất sẽ tập trung mở rộng quy mô sản xuất để có thể sản xuất ra nhiều hàng hoá để đáp ứng nhu cầu, tất nhiên sẽ khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường này.
Ngược lại, nếu nhu cầu về hàng hoá nào đó của một quốc gia trên thị trường nước ngoài giảm sẽ không khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí còn thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến hạn chế xuất khẩu hàng hoá đó.
1.1.2.6. Yếu tố khác
Ngoài các yếu tố cơ bản tác động tới xuất khẩu như trên, còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu. Sau đây là một số yếu tố khác:
Một là, trình độ quản lý, nếu nhà quản lý không có trình độ hay trình độ kém thì không thể nhận ra được tiềm năng của thị trường, từ đó sẽ không thực hiện các biện pháp để nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường đó.
Hai là, quan hệ giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu: Quan hệ này nếu tiến triển tốt đẹp, hợp tác hai bên cùng có lợi thì chắc chắn nước này sẽ giành cho nước kia những ưu đãi về thuế nhập khẩu, hạn ngạch… thông qua các hiệp định song phương và đa phương, khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá giữa hai quốc gia sẽ diễn ra dễ dàng thuận lợi, tạo được sức cạnh tranh của hàng hoá nước này từ đó thúc đẩy xuất khẩu giữa hai quốc gia. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai quốc gia không tốt, thì hai bên sẽ không dành cho nhau những ưu đãi, mà còn tạo ra những hạn chế để nước này không thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước kia, dẫn đến hạn chế xuất khẩu giữa hai nước. Nếu một trong hai nước có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới thì đôi khi còn có thể tạo ra những cấm vận để nước còn lại không những không thể xuất khẩu sang quốc gia mình mà còn hạn chế cả xuất khẩu sang quốc gia khác.
Ngoài ra, những biến động tình hình kinh tế - xã hội như khủng hoảng, đình công,… sẽ làm cho nền kinh tế trong nước phải chịu những tổn thất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước. Do vậy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến xuất khẩu ra nước ngoài. Hơn nữa, lúc này quốc gia đang gặp phải những biến động vì vậy mọi giải pháp trước mắt đều tập trung nhằm hạn chế ảnh hưởng của những biến động này tới nền kinh tế, nên hoạt động xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro hơn.
1.2. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản và Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản
1.2.1. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản
Với dân số là 127,46 triệu người, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006 đạt 5,2 tỷ USD, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, với sức mua lớn, nhu cầu phong phú đa dạng, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Nhật Bản đang ngày càng gia tăng và còn tiếp tục tăng cùng với xu hướng phục hồi nền kinh tế của Nhật Bản hiện nay.
Nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua nhiều thăng trầm. Trong những năm đầu bị chiếm đóng sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản chìm đắm trong lạm phát, thiếu thốn. Nhưng cùng với những cải cách về chính trị-xã hội, các chính sách ổn định và phát triển kinh tế năm 1949-50 đã đặt cơ sở cho sự trở lại thị trường thế giới của Nhật Bản. Tiếp đó, Nhật bước vào thời kỳ tăng trưởng cao kéo dài cho đến những năm đầu 1970. Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày càng cao: giai đoạn 1955-1960 là 8,5%; giai đoạn 1960-1965 là 9,8%; và giai đoạn 1965-1971 đạt 11,2%. GNP năm 1970 đạt 199,8 tỷ USD tăng hơn 8,3 lần so với 23,9 tỷ USD của năm 1955. Tổng kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần trong 20 năm (1950-70). Nhưng chính sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật cũng làm nẩy sinh nhiều vấn đề lớn: phụ thuộc ngày càng tăng vào thị trường và nguồn nguyên nhiên liệu bên ngoài; ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt là mâu thuẫn thương mại với các bạn hàng, nhất là Mỹ, ngày càng gay gắt.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-74 là nhân tố chủ yếu kết thúc sự thần kỳ Nhật Bản. Nhưng đây chỉ là đòn quyết định đánh vào kinh tế Nhật, làm bộc lộ những mâu thuẫn đã tích tụ sau kỷ nguyên tăng trưởng cao. Lạm phát đã bùng nổ ngay sau khi dầu mỏ tăng giá. Tình hình đã buộc Nhật phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế nhằm hạn chế tác động của các nhân tố tiêu cực, bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định và quốc tế hoá nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong những năm 1974-85 chỉ còn trung bình 4,3%, chưa bằng một nửa của thời kỳ trước đó nhưng vẫn cao nhất trong các nước OECD. Thời kỳ này Nhật chú trọng phát triển các ngành công nghệ mới, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng; thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ. Chính vì vậy đã chủ động đối phó được với cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979-80): kinh tế không hỗn loạn, lạm phát được kiểm soát, giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế giữ được ở mức khoảng 3%.
Do xuất khẩu vẫn giữ vai trò trung tâm của sự phát triển, đồng Yên yếu càng thúc đẩy xuất khẩu. Thêm nữa, đầu những năm 1980 kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu dầu mỏ giảm xuống buộc OPEC từ năm 1983 phải giảm giá dầu. Các yếu tố này làm cho thặng dư mậu dịch của Nhật ngày càng lớn và mâu thuẫn với các bạn hàng nhất là Mỹ và EU càng gay gắt. Hiệp định Plaza tháng 9/1985 đã nhất trí thoả thuận giảm giá đồng đôla và đồng yên đã lên giá gấp đôi, từ chỗ 260 Yên/1USD năm 1985 lên 130 Yên/1USD năm 1987.
Đồng Yên lên giá có làm kinh tế Nhật suy thoái trong 2 năm 1985 và 1986 nhưng không làm giảm khả năng xuất khẩu của Nhật Bản mà lại dẫn tới cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn theo hướng giành hiệu quả cao. Nhật chuyển các cơ sở sản xuất có giá trị gia tăng thấp ra nước ngoài bằng đầu tư trực tiếp (1982: 7,7 tỷ USD; 1988: 44 tỷ USD; 1990: 56,9 tỷ USD), tạo ra những địa bàn sản xuất với giá thành thấp. Ở trong nước đổi mới kỹ thuật hơn nữa để chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Các biện pháp cải cách kinh tế theo hướng mở cửa thị trường, thúc đẩy nhập khẩu và kiềm chế xuất khẩu quá mức, giảm thuế thu nhập, kích cầu trong nước, tăng đầu tư công trình công cộng.... cũng đồng thời được thực hiện. Thành công về tổng thể của những cố gắng này đã giúp kinh tế Nhật phục hồi từ cuối năm 1987 và duy trì được mức phát triển trung bình 5,3% cho đến năm 1990.
"Kinh tế bong bóng" chính là nền kinh tế tăng trưởng cực nhanh của Nhật Bản vào cuối thập niên 80, song đó không phải là tăng trưởng thực sự từ sự phát
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 4
XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THAM GIA WTO 4
1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 4
1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu 4
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4
1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 6
1.1.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước 6
1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động 7
1.1.2.3. Tỷ giá hối đoái 7
1.1.2.4. Sức cạnh tranh hàng hoá 7
1.1.2.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài 8
1.1.2.6. Yếu tố khác 8
1.2. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản và Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 9
1.2.1. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản 9
1.2.2. Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản 12
1.2.3. Hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 19
1.3. Các quy định pháp lý của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ 22
1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 23
1.4.1. Những lợi ích của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 23
1.4.2. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản, các quy định về nhập khẩu sản phẩm gỗ, nguồn nhập khấu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 24
1.4.2.1. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản 24
1.4.2.2. Các quy định về việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 26
1.4.2.3. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản 28
1.4.3. Những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2006 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 31
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 31
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 31
2.1.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 34
2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.1.3.1 Những thành quả đạt được khi xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.1.3.2 Những hạn chế vể xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 39
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất gỗ của Việt Nam 39
2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam 42
2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 45
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 45
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật Bản 48
2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 56
2.4.1. Những thành tựu đạt được 56
2.4.2. Những hạn chế 58
2.4.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước 58
2.4.2.2. Hạn chế từ phía các doanh nghiệp 64
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 67
CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2020 69
3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của một số quốc gia 69
3.1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc 69
3.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Malaysia 74
3.1.3. Kinh nghiệm của Inđônêxia 77
3.2. Phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 80
3.2.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020 80
3.2.1.1. Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 80
3.2.1.2. Định hướng cụ thể về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 81
3.2.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2020 83
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO 87
3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước 87
3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản 87
3.3.1.2. Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài 88
3.3.1.3. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh. 89
3.3.1.4. Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 90
3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản 94
3.3.1.6. Giải pháp về khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 96
3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 98
3.3.2.1. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các đặc điểm tiêu dùng của họ. 98
3.3.2.2. Cần có sự định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản 98
3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp 99
3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, cách kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn 99
3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm 101
3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề. 102
3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ cần chủ động thực hiện các biện pháp xúc tiến, khuyếch trương sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm,… Khi tham gia triển lãm, hội chợ,.. các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận về con người, sản phẩm, các logo, các hình thức quảng cáo,… để có thể tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ hội chợ, triển lãm đó.
cần phối hợp chặt chẽ và liên tục với các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam cũng như của Nhật Bản, các đơn vị hữu quan để tiến hành các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ trên thị trường Nhật Bản. Hơn thế, các doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Marketing, PR chuyên nghiệp để có thể đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu, các nhà bán lẻ,… của Nhật Bản thuận lợi nhất.
Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các trung tâm thương mại của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản để giới thiệu và khuyếch trương sản phẩm.
3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, cách kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Trước hết phải tìm ra được đối tác tiêu thụ sản phẩm. Các đối tác thu mua sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Nhật có thể là cửa hàng chuyên doanh (thường là sản phẩm cao cấp), cửa hàng bách hóa, cửa hàng nội thất quy mô lớn; Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia là đối tác thường xuyên của loại cửa hàng này và luôn được bao tiêu sản phẩm, và hệ thống bán hàng qua catalogue, qua Internet.
Muốn tìm các đối tác này, doanh nghiệp trong nước phải biết khai thác các hội chợ, triển lãm tại Nhật, Trung Quốc (vì doanh nghiệp Nhật rất quan tâm đến các hội chợ đồ gỗ tại Trung Quốc và thường xuyên tham gia các hội chợ này), hay có kế hoạch trưng bày sản phẩm tại các showroom ở Nhật, hay đưa thông tin về sản phẩm lên mạng. Doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi ngoại ngữ (tiếng Nhật hay tiếng Anh) và khi quan hệ với đối tác này không nên giao dịch với đối tác thứ hai trong cùng một khu vực.
Do thói quen và là tính cách riêng, thay mặt các đơn vị thu mua Nhật thường rất khắt khe về mặt chất lượng hàng hóa. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và thông cảm tính cách này trong quan hệ mua bán với người Nhật. Doanh nghiệp cũng nên đáp ứng nhanh về mẫu mã và giá cả khi đối tác yêu cầu (nhiều doanh nhân Nhật phàn nàn phía đối tác Việt Nam luôn chậm trễ trong 2 khâu này). Khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam nên thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng cho khách hàng bằng thư điện tử, bằng hình ảnh... mục đích tạo cảm giác yên tâm cho đối tác (phong cách này đang phổ biến tại Nhật). Thời gian giao hàng đối với nhà nhập khẩu Nhật rất quan trọng, một phần do việc quý trọng thời gian, một phần do cao điểm để tung ra thị trường một chủng loại sản phẩm mới không dài. Hàng chỉ về chậm một vài tuần là có thể sẽ thành hàng “sold”, hay không tiêu thụ được. Để tạo uy tín và tin tưởng với nhà nhập khẩu Nhật, doanh nghiệp Việt Nam nên có trách nhiệm với hàng hư hỏng, hàng kém chất lượng (đổi lại hay chịu trách nhiệm sửa chữa).
Do tính cẩn trọng trong làm ăn, lần đầu bao giờ nhà nhập khẩu Nhật cũng đặt hàng số lượng nhỏ để thăm dò năng lực đối tác, sau đó mới tiến hành ký kết số lượng lớn. Dù đặt hàng số lượng không nhiều, người Nhật cũng muốn đến tận nơi sản xuất của đối tác để tham quan tìm hiểu. Đối với họ, một doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn là phải đáp ứng được năm điểm: ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh, sạch sẽ và kỷ luật.
Dù là quốc gia giàu, song đa phần người Nhật sống trong các chung cư cao tầng với các phòng nhỏ (khoảng 30 m2/người), nên hàng gỗ nội thất phải tương ứng với diện tích này. Dù nhỏ, nhưng cũng phải có bàn và ghế cho phòng ăn, salon cho phòng khách, hàng nội thất cho phòng ngủ. Điều này giải thích vì sao hàng gỗ nội thất vẫn tiếp tục có thị trường ở Nhật. Do có diện tích sử dụng nhỏ nên người Nhật ưa chuộng những sản phẩm gỗ có nhiều chức năng (vừa là ghế dài vừa là giường ngủ; vừa là chiếc ghế đẩu vừa là bục nhỏ để trang trí bình hoa, chậu cá cảnh, chụp đèn; cánh cửa tủ quần áo có thể thành nơi treo tranh trang trí; tủ đựng sách có thể làm vách ngăn...). Mùa hè người Nhật sử dụng máy lạnh, mùa đông dùng máy sưởi nên sản phẩm gỗ phải chịu được sự chênh lệnh nhiệt độ này, nghĩa là không bị nứt, bị xé...
Ngày nay người Nhật đã phân biệt được phong cách đồ gỗ nội thất Việt Nam (thường chịu ảnh hưởng của phong cách Pháp) với phong cách đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan (ảnh hưởng đồ gỗ thời phong kiến Trung Hoa) và thích phong cách Việt Nam hơn vì nó gần gũi, hiện đại. Người tiêu dùng đồ gỗ ở Nhật cho rằng, đây là phong cách mới sẽ vượt trội hơn trong tương lai.
Nhật Bản vốn là một thị trường khó tính, doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản thì trước tiên phải đưa ra và phải có quyết tâm thực hiện mục tiêu xuất khẩu của mình. Tiếp đến là ngoài đội ngũ lao động sản xuất lành nghề, cần có nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng được những đòi hỏi kinh doanh quốc tế như: trình độ ngoại ngữ, am hiểu và thực hiện tốt các nghiệp vụ buôn bán quốc tế, có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng sáng tạo,…
3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam hiện thiếu thương hiệu uy tín trên thị trường nước ngoài do phần lớn là gia công xuất khẩu, mượn thương hiệu nước ngoài để xuất khẩu. Hơn thế, vấn đề về sở hữu công nghiệp, về đăng ký bản quyền cũng như vấn đề bảo hộ thương hiệu rất được coi trọng ở thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Việt Nam cần nhận thấy được rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật vì người tiêu dùng Nhật Bản ưa dùng các sản phẩm có uy tín.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm. Quảng cáo là công cụ của kinh doanh và cạnh tranh trong xuất khẩu, cần lựa chọn hình thức, phương tiện quảng cáo thích hợp để vừa tạo ra chương trình hấp dẫn, dễ nhớ và phù hợp với văn hóa Nhật Bản. Tăng cường quảng cáo trên Internet là rất phù hợp với Nhật Bản, đất nước có nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin rất phát triển.
3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề.
Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề, …để nâng cao năng lực sản xuất, thiết kế mẫu mã sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản
Công nghệ lạc hậu, nhất là công nghệ sấy khô và sơn phủ, khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, thiếu công nhân lành nghề ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất khẩu của sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Công nghệ lạc hậu, thiếu công nhân lành nghề khiến sản phẩm của Việt Nam chất lượng chưa cao trong khi người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm hàng đầu là về chất lượng của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản thường có những đơn đặt hàng lớn, với công nghệ lạc hậu, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam không đủ khả năng nhận những đơn dặt hàng này, gây mất lòng tin cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Chính vì thế doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào công nghệ hiện đại, và có những chiến lược đào tạo nguồn lao động hợp lý cho doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất vào việc đổi mới, nâng cao công nghệ.
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm có mẫu mã phong phú, đa dạng. Để thu hút hơn nữa người tiêu dùng Nhật Bản, các doanh nghiệp cần tăng cường thiết kế sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã. Các doanh nghiệp có thể tự mở các khoá đào tạo riêng cho cán bộ, công nhân của doanh nghiệp mình, tự tìm, tuyển dụng các tài năng thiết kế từ những cuộc thi hay từ trường Mỹ thuật công nghiệp, tự thuê các chuyên gia, tư vấn về thiết kế mẫu mã sản phẩm…
3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản
Thực hiện nề nếp trong kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thành công sang thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng cần chú trọng xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng tác phong kinh doanh mang tính chuyên nghiệp để xây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng, lấy chữ tín làm đầu, có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng.
Một số bí quyết các doanh nghiệp Việt Nam nên tham khảo khi làm ăn với người Nhật:
Một là chữ tín: Đặc điểm nổi bật của các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, đã hứa là thực hiện dù đó là những việc nhỏ nhất. Người Nhật rất coi trọng ấn tượng đầu tiên nên các doanh nghiệp cần chuẩn bị thật tốt cho các buổi họp mặt hay giao dịch đầu tiên.
Hai là nguyên tắc: Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất nguyên tắc. Cho dù chỉ là các dịch vụ thương mại đơn thuần. Hầu hết, khách hàng Nhật Bản luôn muốn được tham quan công ty, nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của đối tác sản xuất hàng sẽ bán cho họ. Khi đã tin tưởng thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
Ba là kiên trì: Nên kiên trì trong các mối quan hệ kinh doanh với người Nhật. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu, nếu cảm thất đạt tiêu chuẩn họ mới đặt hàng số lượng lớn. Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía Việt Nam không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.
Bốn là giao lưu: Tham gia hội chợ thương mại, hay các hoạt động giao lưu tại Nhật Bản sẽ khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ, đồng thời cũng tạo cơ hội mới trong việc tìm kiếm khách hàng mới.Tuy nhiên, nên có sự trao đổi và thống nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình về những sản phẩm mẫu mã trưng bầy, tránh tình trạng vi phạm cam kết về mẫu mã trước đó bời vì tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn kém. Đặc biệt khi giới thiệu hay bán hàng tại hội chợ nhân viên phụ trách không được ăn, uống trước mặt khách hàng. Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và nói lời cám ơn.
Năm là trân trọng – chu đáo: Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn uống, đón, tiễn ở sân bay (đặc biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng vì người Nhật cũng giống người Việt Nam, nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, không để khách tự rót rượu cho họ trong suốt bữa ăn. Ngoài ra người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, phải luôn luôn đúng giờ.
Sáu là văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Bảy là tiếng Nhật: Người Nhật rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm giác gần gũi hơn vì vậy bạn nên trang bị tiếng Nhật hay ít ra cũng chuẩn bị cho mình một số câu đơn giản.
Tám là bản ghi nhớ (MOU): Sau khi đàm phán hay thống nhất xong vấn đề gì đó dù là không quan trọng lắm thì bạn cũng nên làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác. Điều này luôn được đánh giá cao. Bên cạnh đó một số chi tiết nhỏ như trực tổng đài công ty. Họ sẽ cảm giác rất bất ổn về đối tác khi gọi điện thoại đến công ty mà không thấy có người trả lời hay trả lời không đúng mực.
Chín là tặng quà – Chúc mừng: Cũng giống như ở Việt Nam, người Nhật thích tặng quà cho nhau vào những dịp lễ tết như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp đặ biệt như ngày thành lập công ty, Giáng sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác trước ngày lễ diễn ra).
Mười là chất lượng – Hình thức - Vệ sinh: Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm.
KẾT LUẬN
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới(WTO). Chúng ta đang trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Một số sản phẩm của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Mặt hàng đồ gỗ là một trong sáu mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Với dân số là 127,46 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đặc biệt sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại Nhật Bản đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Với truyền thống và nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ rất lớn của người dân, thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng đối với sản phẩm gỗ. Đến nay, đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau Trung Quốc chiếm 8% thị phần. Với tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có khả năng vươn đến vị trí thứ nhất về xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản để góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nhằm phát triển kinh tế đất nước. Vì thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế đất nước và cho đời sống nhân dân.
Bài viết đã đưa ra những thông tin và nhận định về thị trường Nhật Bản nói chung, thị trường đồ gỗ Nhật Bản nói riêng; về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản; về xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam nói chung và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng từ năm 1999 đến nay; … Bài viết đã làm rõ cơ hội và thách thức của ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này từ nay đến năm 2020.
Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho Nhà nước và cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Một số giải pháp cho Nhà nước: (1) hoàn thiện môi trường pháp lý, thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản; (2) quy hoạch, xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản; (3) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết; (4) quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; (5) đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản; (6) khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
Một số giải pháp cho các doanh nghiệp: (1) nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu, các đặc điểm tiêu dùng của người Nhật Bản; (2) định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản; (3) tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm; (4) xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, cách kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; (5) tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề; (6) xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật.
Tóm lại, để đạt được mục tiêu, để có thể thực hiện được Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng cần có sự đồng lòng đồng sức của Nhà nước, của các doanh nghiệp, của mọi người dân lao động. Sự kiện Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới đồng nghĩa với các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng đã căng buồm ra biển lớn, nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Nhưng với những bước đi đúng đắn, vững chắc, với sự liên kết thành một khối thống nhất, ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng và các ngành xuất khẩu hàng hoá Việt Nam nói chung sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đặt ra, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phát triển mạnh nền kinh tế đất nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
I. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu
Với dân số là 127,46 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006 đạt 5,04 tỷ đôla (tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 2,1%), Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhật Bản có sức mua lớn, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Nhật Bản (trong đó có đồ gỗ) đang ngày càng gia tăng cùng với xu hướng phục hồi nền kinh tế của Nhật Bản hiện nay. Nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản mở ra nhiều triển vọng mới cho các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật trong đó có Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá khoảng 400 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 2,9 tỷ USD.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ nhiều năm nay chỉ có dầu thô, dệt may, thuỷ sản… Vài năm gần đây, sản phẩm gỗ cũng được coi là một mặt hàng xuất khẩu chính, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và là một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao. Hơn thế, thị phần đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đã tăng từ vị trí thứ tư năm 2004 lên vị trí thứ hai năm 2006 chỉ sau Trung Quốc, hiện đang chiếm trên 8% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa. Với nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ đạt khảng 2,2 tỷ USD/năm của người Nhật Bản, sản phẩm gỗ là một mặt hàng có triển vọng rất lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2006 và những năm sau nữa.
Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu sắc hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng ngày càng gay gắt. Những sản phẩm Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Nhật Bản cũng là những sản phẩm mà nhiều nước và khu vực khác trên thế giới nhất là các nước ASEAN và Trung Quốc có điều kiện lợi thế để xuất khẩu sang thị trường này. Đó là chúng ta còn chưa nói tới những khó khăn xuất phát từ đặc điểm thị trường Nhật Bản - một thị trường đòi hỏi khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu và có các rào cản thương mại phức tạp vào bậc nhất trên thế giới.
Nghiên cứu và tìm ra giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản là hết sức cần thiết. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, cho nền kinh tế đất nước, cho đời sống nhân dân. Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ từ nay đến năm 2020.
Vì vậy tui đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO” với mục đích góp phần làm phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và đẩy mạnh hoạt động thương mại của Việt Nam nói chung để phát triển nền kinh tế đất nước.
Trước đề tài này, đã có luận văn tốt nghiệp của sinh viên Hoàng Thị Phong lớp Kinh tế quốc tế 44 nghiên cứu về “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”, đề tài đó mới chỉ dừng lại nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm đồ gốm, đồ gỗ, đồ sứ, mây tre đan. Hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ chỉ là một trong các mặt hàng thuộc sản phẩm gỗ. Hơn thế, đề tài này nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung tăng cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế đất nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, làm rõ đặc điểm và xu hướng nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản;
Hai là, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006;
Ba là, làm rõ cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia WTO;
Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia WTO.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao gồm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, lôgíc và lịch sử, tổng kết thực tiễn.
V. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng hình, danh mục các từ viết tắt bài viết gồm có ba chương:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO.
- Chương 2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 – trong điều kiện tham gia WTO.
- Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO từ năm 2007 đến năm 2020.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THAM GIA WTO
1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Cùng với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, xuất phát từ những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, khí hậu, sự khác biệt về trình độ phát triển sản xuất và từ nhu cầu phong phú đa dạng của mọi tầng lớp dân cư trên thế giới…, nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá cũng ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, không những chỉ trao đổi trong nội bộ quốc gia mà còn qua khỏi biên giới quốc gia, lan rộng ra toàn thế giới. Thương mại quốc tế trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế quốc tế hoá hiện nay có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế một quốc gia, một khu vực và toàn cầu. Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động của thương mại quốc tế. Đã có rất nhiều khái niệm về xuất khẩu được đưa ra, dưới đây, tui xin đưa ra một số khái niệm xuất khẩu phổ biến nhất:
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ từ nước này sang nước khác.
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá (cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) từ một quốc gia sang phần còn lại của thế giới.
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Một là, hình thức xuất khẩu trực tiếp:
Hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp, người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thoả thuận về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Hai là, hình thức xuất khẩu qua trung gian:
Xuất khẩu qua trung gian là hình thức bán hàng được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong cách này là đại lý và môi giới.
Ba là, hình thức xuất khẩu buôn bán đối lưu:
Buôn bán đối lưu hay còn gọi là hình thức xuất khẩu liên kết là cách trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có gía trị tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu ở đây không phải nhằm thu ngoại tệ mà thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương.
Các loại hình buôn bán đối lưu chủ yếu: Hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, chuyển nợ, mua bán bình hành, mua lại.
Bốn là, hình thức gia công xuất khẩu:
Là một cách giao dịch kinh doanh quốc tế trong đó một bên (bên đặt gia công) giao cho bên kia vật tư, nguyên liệu nhằm nhập về những thành phẩm sau khi trả cho bên kia một khoản lệ phí (phí gia công).
Các hình thức gia công xuất khẩu: (1) Căn cứ vào sự chuyển giao quyền sở hữu: Hình thức giao nguyên liệu nhận thành phẩm, hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. (2) Căn cứ vào cách thức thanh toán phí gia công: Hợp đồng thực thanh thực chi, hợp đồng khoán. (3) Căn cứ vào chủ thể tham gia gia công: gia công hai bên, gia công nhiều bên.
Năm là, hình thức tái xuất khẩu:
Là hình thức xuất khẩu những mặt hàng ngoại nhập trước đây mà bản chất hàng hoá đó không thay đổi nhiều qua quá trình gia công lưu thông nhằm tăng giá trị của hàng hoá đó
Các hình thức tái xuất khẩu: Tái xuất thông thường, tam nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
Sáu là, hình thức xuất khẩu tại chỗ:
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà người bán (người xuất khẩu) bán hàng hoá hay dịch vụ trong phạm vi biên giới quốc gia của mình.
Hình thức: Bao gồm các hoạt động như: Bán hàng tại hội chợ, triển lãm quốc tế, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế…
1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động không thể thiếu trong thương mại quốc tế. Xuất khẩu có những vai trò sau:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình.
Thứ hai, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Thứ ba, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm.
Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ năm, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.1.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước
Tuỳ vào từng thời điểm khác nhau, tình hình biến động kinh tế xã hội, chính trị khác nhau mà mỗi quốc gia sẽ theo đuổi một chính sách riêng để đạt mục tiêu chung là phát triển đất nước. Bởi vậy, chính sách quản lý của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó.
Khi quốc gia thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu thì quốc gia đó sẽ thực hiện tất cả các biện pháp để có thể thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia. Ngược lại, khi quốc gia thực hiện chính sách bảo hộ nền kinh tế, hạn chế nhập khẩu thì hoạt động xuất khẩu cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Mặt khác, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ không rườm rà, phức tạp thì các doanh nghiệp có thể tận dụng được nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh và xuất khẩu. Thêm vào đó, khi hệ thống luật pháp ổn định rõ ràng tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.
1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động
Các yếu tố này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng xuất khẩu của một quốc gia. Khi tiềm lực các yếu tố này càng mạnh thì khả năng xuất khẩu hàng hoá của quốc gia này sang thị trường nước ngoài càng cao, sản phẩm của quốc gia này càng dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước ngoài và ngược lại. Ví dụ, khi một quốc gia sản xuất hàng xuất khẩu, nguyên liệu để sản xuất phải nhập khẩu từ nước khác sẽ dẫn đến tình trạng khả năng xuất khẩu hàng hoá của quốc gia đó sẽ bị phụ thuộc vào tình hình biến động nguyên liệu đầu vào của thị trường khác. Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho giá sản phẩm xuất khẩu tăng, dẫn đến sức cạnh tranh về giá của sản phẩm đó trên thị trường nước ngoài sẽ giảm, làm hạn chế xuất khẩu mặt hàng đó.
1.1.2.3. Tỷ giá hối đoái
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên có tác động khuyến khích xuất khẩu, vì lúc này, đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ nên cùng một lượng ngoại tệ có thể có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ có tác động hạn chế xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít đồng nội tệ hơn nên không khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư nhiều cho hoạt động xuất khẩu.
1.1.2.4. Sức cạnh tranh hàng hoá
Khi sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường nước ngoài lớn, đáp ứng được những nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài thì thì thị phần của hàng hoá đó sẽ chiếm rất lớn ở nước ngoài, nhiều hơn so với các hàng hoá cùng loại của nước khác, sẽ thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường này.
Nếu sức cạnh tranh của hàng hoá đó càng tăng dẫn đến thị phần của hàng hoá đó trên thị trường nước ngoài càng lớn sẽ tất yếu dẫn đến xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn sang thị trường này.
1.1.2.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài
Cho dù là sản xuất cho tiêu dùng trong nước hay sản xuất để xuất khẩu, nhu cầu vẫn luôn là yếu tố quyết định đến sản lượng. Khi nhu cầu về một hàng hoá nào đó của một quốc gia trên thị trường nước ngoài tăng thì các nhà sản xuất sẽ tập trung mở rộng quy mô sản xuất để có thể sản xuất ra nhiều hàng hoá để đáp ứng nhu cầu, tất nhiên sẽ khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường này.
Ngược lại, nếu nhu cầu về hàng hoá nào đó của một quốc gia trên thị trường nước ngoài giảm sẽ không khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí còn thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến hạn chế xuất khẩu hàng hoá đó.
1.1.2.6. Yếu tố khác
Ngoài các yếu tố cơ bản tác động tới xuất khẩu như trên, còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu. Sau đây là một số yếu tố khác:
Một là, trình độ quản lý, nếu nhà quản lý không có trình độ hay trình độ kém thì không thể nhận ra được tiềm năng của thị trường, từ đó sẽ không thực hiện các biện pháp để nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường đó.
Hai là, quan hệ giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu: Quan hệ này nếu tiến triển tốt đẹp, hợp tác hai bên cùng có lợi thì chắc chắn nước này sẽ giành cho nước kia những ưu đãi về thuế nhập khẩu, hạn ngạch… thông qua các hiệp định song phương và đa phương, khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá giữa hai quốc gia sẽ diễn ra dễ dàng thuận lợi, tạo được sức cạnh tranh của hàng hoá nước này từ đó thúc đẩy xuất khẩu giữa hai quốc gia. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai quốc gia không tốt, thì hai bên sẽ không dành cho nhau những ưu đãi, mà còn tạo ra những hạn chế để nước này không thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước kia, dẫn đến hạn chế xuất khẩu giữa hai nước. Nếu một trong hai nước có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới thì đôi khi còn có thể tạo ra những cấm vận để nước còn lại không những không thể xuất khẩu sang quốc gia mình mà còn hạn chế cả xuất khẩu sang quốc gia khác.
Ngoài ra, những biến động tình hình kinh tế - xã hội như khủng hoảng, đình công,… sẽ làm cho nền kinh tế trong nước phải chịu những tổn thất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước. Do vậy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến xuất khẩu ra nước ngoài. Hơn nữa, lúc này quốc gia đang gặp phải những biến động vì vậy mọi giải pháp trước mắt đều tập trung nhằm hạn chế ảnh hưởng của những biến động này tới nền kinh tế, nên hoạt động xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro hơn.
1.2. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản và Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản
1.2.1. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản
Với dân số là 127,46 triệu người, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006 đạt 5,2 tỷ USD, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, với sức mua lớn, nhu cầu phong phú đa dạng, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Nhật Bản đang ngày càng gia tăng và còn tiếp tục tăng cùng với xu hướng phục hồi nền kinh tế của Nhật Bản hiện nay.
Nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua nhiều thăng trầm. Trong những năm đầu bị chiếm đóng sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản chìm đắm trong lạm phát, thiếu thốn. Nhưng cùng với những cải cách về chính trị-xã hội, các chính sách ổn định và phát triển kinh tế năm 1949-50 đã đặt cơ sở cho sự trở lại thị trường thế giới của Nhật Bản. Tiếp đó, Nhật bước vào thời kỳ tăng trưởng cao kéo dài cho đến những năm đầu 1970. Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày càng cao: giai đoạn 1955-1960 là 8,5%; giai đoạn 1960-1965 là 9,8%; và giai đoạn 1965-1971 đạt 11,2%. GNP năm 1970 đạt 199,8 tỷ USD tăng hơn 8,3 lần so với 23,9 tỷ USD của năm 1955. Tổng kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần trong 20 năm (1950-70). Nhưng chính sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật cũng làm nẩy sinh nhiều vấn đề lớn: phụ thuộc ngày càng tăng vào thị trường và nguồn nguyên nhiên liệu bên ngoài; ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt là mâu thuẫn thương mại với các bạn hàng, nhất là Mỹ, ngày càng gay gắt.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-74 là nhân tố chủ yếu kết thúc sự thần kỳ Nhật Bản. Nhưng đây chỉ là đòn quyết định đánh vào kinh tế Nhật, làm bộc lộ những mâu thuẫn đã tích tụ sau kỷ nguyên tăng trưởng cao. Lạm phát đã bùng nổ ngay sau khi dầu mỏ tăng giá. Tình hình đã buộc Nhật phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế nhằm hạn chế tác động của các nhân tố tiêu cực, bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định và quốc tế hoá nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong những năm 1974-85 chỉ còn trung bình 4,3%, chưa bằng một nửa của thời kỳ trước đó nhưng vẫn cao nhất trong các nước OECD. Thời kỳ này Nhật chú trọng phát triển các ngành công nghệ mới, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng; thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ. Chính vì vậy đã chủ động đối phó được với cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979-80): kinh tế không hỗn loạn, lạm phát được kiểm soát, giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế giữ được ở mức khoảng 3%.
Do xuất khẩu vẫn giữ vai trò trung tâm của sự phát triển, đồng Yên yếu càng thúc đẩy xuất khẩu. Thêm nữa, đầu những năm 1980 kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu dầu mỏ giảm xuống buộc OPEC từ năm 1983 phải giảm giá dầu. Các yếu tố này làm cho thặng dư mậu dịch của Nhật ngày càng lớn và mâu thuẫn với các bạn hàng nhất là Mỹ và EU càng gay gắt. Hiệp định Plaza tháng 9/1985 đã nhất trí thoả thuận giảm giá đồng đôla và đồng yên đã lên giá gấp đôi, từ chỗ 260 Yên/1USD năm 1985 lên 130 Yên/1USD năm 1987.
Đồng Yên lên giá có làm kinh tế Nhật suy thoái trong 2 năm 1985 và 1986 nhưng không làm giảm khả năng xuất khẩu của Nhật Bản mà lại dẫn tới cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn theo hướng giành hiệu quả cao. Nhật chuyển các cơ sở sản xuất có giá trị gia tăng thấp ra nước ngoài bằng đầu tư trực tiếp (1982: 7,7 tỷ USD; 1988: 44 tỷ USD; 1990: 56,9 tỷ USD), tạo ra những địa bàn sản xuất với giá thành thấp. Ở trong nước đổi mới kỹ thuật hơn nữa để chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Các biện pháp cải cách kinh tế theo hướng mở cửa thị trường, thúc đẩy nhập khẩu và kiềm chế xuất khẩu quá mức, giảm thuế thu nhập, kích cầu trong nước, tăng đầu tư công trình công cộng.... cũng đồng thời được thực hiện. Thành công về tổng thể của những cố gắng này đã giúp kinh tế Nhật phục hồi từ cuối năm 1987 và duy trì được mức phát triển trung bình 5,3% cho đến năm 1990.
"Kinh tế bong bóng" chính là nền kinh tế tăng trưởng cực nhanh của Nhật Bản vào cuối thập niên 80, song đó không phải là tăng trưởng thực sự từ sự phát
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 4
XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THAM GIA WTO 4
1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 4
1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu 4
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4
1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 6
1.1.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước 6
1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động 7
1.1.2.3. Tỷ giá hối đoái 7
1.1.2.4. Sức cạnh tranh hàng hoá 7
1.1.2.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài 8
1.1.2.6. Yếu tố khác 8
1.2. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản và Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 9
1.2.1. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản 9
1.2.2. Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản 12
1.2.3. Hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 19
1.3. Các quy định pháp lý của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ 22
1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 23
1.4.1. Những lợi ích của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 23
1.4.2. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản, các quy định về nhập khẩu sản phẩm gỗ, nguồn nhập khấu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 24
1.4.2.1. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản 24
1.4.2.2. Các quy định về việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 26
1.4.2.3. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản 28
1.4.3. Những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2006 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 31
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 31
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 31
2.1.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 34
2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.1.3.1 Những thành quả đạt được khi xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.1.3.2 Những hạn chế vể xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 39
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất gỗ của Việt Nam 39
2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam 42
2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 45
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 45
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật Bản 48
2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 56
2.4.1. Những thành tựu đạt được 56
2.4.2. Những hạn chế 58
2.4.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước 58
2.4.2.2. Hạn chế từ phía các doanh nghiệp 64
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 67
CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2020 69
3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của một số quốc gia 69
3.1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc 69
3.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Malaysia 74
3.1.3. Kinh nghiệm của Inđônêxia 77
3.2. Phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 80
3.2.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020 80
3.2.1.1. Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 80
3.2.1.2. Định hướng cụ thể về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 81
3.2.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2020 83
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO 87
3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước 87
3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản 87
3.3.1.2. Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài 88
3.3.1.3. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh. 89
3.3.1.4. Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 90
3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản 94
3.3.1.6. Giải pháp về khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 96
3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 98
3.3.2.1. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các đặc điểm tiêu dùng của họ. 98
3.3.2.2. Cần có sự định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản 98
3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp 99
3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, cách kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn 99
3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm 101
3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề. 102
3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ cần chủ động thực hiện các biện pháp xúc tiến, khuyếch trương sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm,… Khi tham gia triển lãm, hội chợ,.. các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận về con người, sản phẩm, các logo, các hình thức quảng cáo,… để có thể tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ hội chợ, triển lãm đó.
cần phối hợp chặt chẽ và liên tục với các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam cũng như của Nhật Bản, các đơn vị hữu quan để tiến hành các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ trên thị trường Nhật Bản. Hơn thế, các doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Marketing, PR chuyên nghiệp để có thể đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu, các nhà bán lẻ,… của Nhật Bản thuận lợi nhất.
Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các trung tâm thương mại của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản để giới thiệu và khuyếch trương sản phẩm.
3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, cách kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Trước hết phải tìm ra được đối tác tiêu thụ sản phẩm. Các đối tác thu mua sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Nhật có thể là cửa hàng chuyên doanh (thường là sản phẩm cao cấp), cửa hàng bách hóa, cửa hàng nội thất quy mô lớn; Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia là đối tác thường xuyên của loại cửa hàng này và luôn được bao tiêu sản phẩm, và hệ thống bán hàng qua catalogue, qua Internet.
Muốn tìm các đối tác này, doanh nghiệp trong nước phải biết khai thác các hội chợ, triển lãm tại Nhật, Trung Quốc (vì doanh nghiệp Nhật rất quan tâm đến các hội chợ đồ gỗ tại Trung Quốc và thường xuyên tham gia các hội chợ này), hay có kế hoạch trưng bày sản phẩm tại các showroom ở Nhật, hay đưa thông tin về sản phẩm lên mạng. Doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi ngoại ngữ (tiếng Nhật hay tiếng Anh) và khi quan hệ với đối tác này không nên giao dịch với đối tác thứ hai trong cùng một khu vực.
Do thói quen và là tính cách riêng, thay mặt các đơn vị thu mua Nhật thường rất khắt khe về mặt chất lượng hàng hóa. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và thông cảm tính cách này trong quan hệ mua bán với người Nhật. Doanh nghiệp cũng nên đáp ứng nhanh về mẫu mã và giá cả khi đối tác yêu cầu (nhiều doanh nhân Nhật phàn nàn phía đối tác Việt Nam luôn chậm trễ trong 2 khâu này). Khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam nên thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng cho khách hàng bằng thư điện tử, bằng hình ảnh... mục đích tạo cảm giác yên tâm cho đối tác (phong cách này đang phổ biến tại Nhật). Thời gian giao hàng đối với nhà nhập khẩu Nhật rất quan trọng, một phần do việc quý trọng thời gian, một phần do cao điểm để tung ra thị trường một chủng loại sản phẩm mới không dài. Hàng chỉ về chậm một vài tuần là có thể sẽ thành hàng “sold”, hay không tiêu thụ được. Để tạo uy tín và tin tưởng với nhà nhập khẩu Nhật, doanh nghiệp Việt Nam nên có trách nhiệm với hàng hư hỏng, hàng kém chất lượng (đổi lại hay chịu trách nhiệm sửa chữa).
Do tính cẩn trọng trong làm ăn, lần đầu bao giờ nhà nhập khẩu Nhật cũng đặt hàng số lượng nhỏ để thăm dò năng lực đối tác, sau đó mới tiến hành ký kết số lượng lớn. Dù đặt hàng số lượng không nhiều, người Nhật cũng muốn đến tận nơi sản xuất của đối tác để tham quan tìm hiểu. Đối với họ, một doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn là phải đáp ứng được năm điểm: ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh, sạch sẽ và kỷ luật.
Dù là quốc gia giàu, song đa phần người Nhật sống trong các chung cư cao tầng với các phòng nhỏ (khoảng 30 m2/người), nên hàng gỗ nội thất phải tương ứng với diện tích này. Dù nhỏ, nhưng cũng phải có bàn và ghế cho phòng ăn, salon cho phòng khách, hàng nội thất cho phòng ngủ. Điều này giải thích vì sao hàng gỗ nội thất vẫn tiếp tục có thị trường ở Nhật. Do có diện tích sử dụng nhỏ nên người Nhật ưa chuộng những sản phẩm gỗ có nhiều chức năng (vừa là ghế dài vừa là giường ngủ; vừa là chiếc ghế đẩu vừa là bục nhỏ để trang trí bình hoa, chậu cá cảnh, chụp đèn; cánh cửa tủ quần áo có thể thành nơi treo tranh trang trí; tủ đựng sách có thể làm vách ngăn...). Mùa hè người Nhật sử dụng máy lạnh, mùa đông dùng máy sưởi nên sản phẩm gỗ phải chịu được sự chênh lệnh nhiệt độ này, nghĩa là không bị nứt, bị xé...
Ngày nay người Nhật đã phân biệt được phong cách đồ gỗ nội thất Việt Nam (thường chịu ảnh hưởng của phong cách Pháp) với phong cách đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan (ảnh hưởng đồ gỗ thời phong kiến Trung Hoa) và thích phong cách Việt Nam hơn vì nó gần gũi, hiện đại. Người tiêu dùng đồ gỗ ở Nhật cho rằng, đây là phong cách mới sẽ vượt trội hơn trong tương lai.
Nhật Bản vốn là một thị trường khó tính, doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản thì trước tiên phải đưa ra và phải có quyết tâm thực hiện mục tiêu xuất khẩu của mình. Tiếp đến là ngoài đội ngũ lao động sản xuất lành nghề, cần có nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng được những đòi hỏi kinh doanh quốc tế như: trình độ ngoại ngữ, am hiểu và thực hiện tốt các nghiệp vụ buôn bán quốc tế, có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng sáng tạo,…
3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam hiện thiếu thương hiệu uy tín trên thị trường nước ngoài do phần lớn là gia công xuất khẩu, mượn thương hiệu nước ngoài để xuất khẩu. Hơn thế, vấn đề về sở hữu công nghiệp, về đăng ký bản quyền cũng như vấn đề bảo hộ thương hiệu rất được coi trọng ở thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Việt Nam cần nhận thấy được rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật vì người tiêu dùng Nhật Bản ưa dùng các sản phẩm có uy tín.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm. Quảng cáo là công cụ của kinh doanh và cạnh tranh trong xuất khẩu, cần lựa chọn hình thức, phương tiện quảng cáo thích hợp để vừa tạo ra chương trình hấp dẫn, dễ nhớ và phù hợp với văn hóa Nhật Bản. Tăng cường quảng cáo trên Internet là rất phù hợp với Nhật Bản, đất nước có nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin rất phát triển.
3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề.
Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề, …để nâng cao năng lực sản xuất, thiết kế mẫu mã sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản
Công nghệ lạc hậu, nhất là công nghệ sấy khô và sơn phủ, khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, thiếu công nhân lành nghề ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất khẩu của sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Công nghệ lạc hậu, thiếu công nhân lành nghề khiến sản phẩm của Việt Nam chất lượng chưa cao trong khi người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm hàng đầu là về chất lượng của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản thường có những đơn đặt hàng lớn, với công nghệ lạc hậu, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam không đủ khả năng nhận những đơn dặt hàng này, gây mất lòng tin cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Chính vì thế doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào công nghệ hiện đại, và có những chiến lược đào tạo nguồn lao động hợp lý cho doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất vào việc đổi mới, nâng cao công nghệ.
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm có mẫu mã phong phú, đa dạng. Để thu hút hơn nữa người tiêu dùng Nhật Bản, các doanh nghiệp cần tăng cường thiết kế sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã. Các doanh nghiệp có thể tự mở các khoá đào tạo riêng cho cán bộ, công nhân của doanh nghiệp mình, tự tìm, tuyển dụng các tài năng thiết kế từ những cuộc thi hay từ trường Mỹ thuật công nghiệp, tự thuê các chuyên gia, tư vấn về thiết kế mẫu mã sản phẩm…
3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản
Thực hiện nề nếp trong kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thành công sang thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng cần chú trọng xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng tác phong kinh doanh mang tính chuyên nghiệp để xây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng, lấy chữ tín làm đầu, có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng.
Một số bí quyết các doanh nghiệp Việt Nam nên tham khảo khi làm ăn với người Nhật:
Một là chữ tín: Đặc điểm nổi bật của các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, đã hứa là thực hiện dù đó là những việc nhỏ nhất. Người Nhật rất coi trọng ấn tượng đầu tiên nên các doanh nghiệp cần chuẩn bị thật tốt cho các buổi họp mặt hay giao dịch đầu tiên.
Hai là nguyên tắc: Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất nguyên tắc. Cho dù chỉ là các dịch vụ thương mại đơn thuần. Hầu hết, khách hàng Nhật Bản luôn muốn được tham quan công ty, nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của đối tác sản xuất hàng sẽ bán cho họ. Khi đã tin tưởng thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
Ba là kiên trì: Nên kiên trì trong các mối quan hệ kinh doanh với người Nhật. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu, nếu cảm thất đạt tiêu chuẩn họ mới đặt hàng số lượng lớn. Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía Việt Nam không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.
Bốn là giao lưu: Tham gia hội chợ thương mại, hay các hoạt động giao lưu tại Nhật Bản sẽ khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ, đồng thời cũng tạo cơ hội mới trong việc tìm kiếm khách hàng mới.Tuy nhiên, nên có sự trao đổi và thống nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình về những sản phẩm mẫu mã trưng bầy, tránh tình trạng vi phạm cam kết về mẫu mã trước đó bời vì tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn kém. Đặc biệt khi giới thiệu hay bán hàng tại hội chợ nhân viên phụ trách không được ăn, uống trước mặt khách hàng. Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và nói lời cám ơn.
Năm là trân trọng – chu đáo: Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn uống, đón, tiễn ở sân bay (đặc biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng vì người Nhật cũng giống người Việt Nam, nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, không để khách tự rót rượu cho họ trong suốt bữa ăn. Ngoài ra người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, phải luôn luôn đúng giờ.
Sáu là văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Bảy là tiếng Nhật: Người Nhật rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm giác gần gũi hơn vì vậy bạn nên trang bị tiếng Nhật hay ít ra cũng chuẩn bị cho mình một số câu đơn giản.
Tám là bản ghi nhớ (MOU): Sau khi đàm phán hay thống nhất xong vấn đề gì đó dù là không quan trọng lắm thì bạn cũng nên làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác. Điều này luôn được đánh giá cao. Bên cạnh đó một số chi tiết nhỏ như trực tổng đài công ty. Họ sẽ cảm giác rất bất ổn về đối tác khi gọi điện thoại đến công ty mà không thấy có người trả lời hay trả lời không đúng mực.
Chín là tặng quà – Chúc mừng: Cũng giống như ở Việt Nam, người Nhật thích tặng quà cho nhau vào những dịp lễ tết như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp đặ biệt như ngày thành lập công ty, Giáng sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác trước ngày lễ diễn ra).
Mười là chất lượng – Hình thức - Vệ sinh: Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm.
KẾT LUẬN
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới(WTO). Chúng ta đang trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Một số sản phẩm của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Mặt hàng đồ gỗ là một trong sáu mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Với dân số là 127,46 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đặc biệt sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại Nhật Bản đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Với truyền thống và nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ rất lớn của người dân, thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng đối với sản phẩm gỗ. Đến nay, đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau Trung Quốc chiếm 8% thị phần. Với tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có khả năng vươn đến vị trí thứ nhất về xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản để góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nhằm phát triển kinh tế đất nước. Vì thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế đất nước và cho đời sống nhân dân.
Bài viết đã đưa ra những thông tin và nhận định về thị trường Nhật Bản nói chung, thị trường đồ gỗ Nhật Bản nói riêng; về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản; về xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam nói chung và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng từ năm 1999 đến nay; … Bài viết đã làm rõ cơ hội và thách thức của ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này từ nay đến năm 2020.
Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho Nhà nước và cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Một số giải pháp cho Nhà nước: (1) hoàn thiện môi trường pháp lý, thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản; (2) quy hoạch, xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản; (3) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết; (4) quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; (5) đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản; (6) khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
Một số giải pháp cho các doanh nghiệp: (1) nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu, các đặc điểm tiêu dùng của người Nhật Bản; (2) định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản; (3) tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm; (4) xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, cách kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; (5) tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề; (6) xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật.
Tóm lại, để đạt được mục tiêu, để có thể thực hiện được Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng cần có sự đồng lòng đồng sức của Nhà nước, của các doanh nghiệp, của mọi người dân lao động. Sự kiện Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới đồng nghĩa với các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng đã căng buồm ra biển lớn, nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Nhưng với những bước đi đúng đắn, vững chắc, với sự liên kết thành một khối thống nhất, ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng và các ngành xuất khẩu hàng hoá Việt Nam nói chung sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đặt ra, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phát triển mạnh nền kinh tế đất nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: