be_ca_de_xuong0310
New Member
Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010
Suốt thời gian qua, thị xã Uông Bí đã thực hiện một chính sách chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực và đạt kết quả trong sản xuất kinh doanh. Thị xã đã xác định được vai trò chỉ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, không có nghĩa là thành phần này phải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và phải hoạt động ở mọi lĩnh vực mà tiêu chí cơ bản là nắm được các ngành then chốt và đạt được hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã được tạo điều kiện rất nhiều để phát triển, được hưởng nhiều sự hỗ trợ thiết thực không chỉ về vốn, môi trường kinh doanh mà quan trọng là cơ chế, chính sách từ phía thị xã. Do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của thị xã Uông Bí đã thu được một số thành công, đảm bảo được sự đúng hướng và hợp lý như theo định hướng đã vạch ra.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-luan_van_mot_so_giai_phap_thuc_hien_chuyen_dich_co.WLYi2w08he.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63357/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1.375,1
Xã Phương Đông
2.694,8
2.841,5
3.120,1
3.315,6
Xã Phương Nam
5.240,4
5.253,8
5.293,1
5.394,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Qua bảng 7 có thể thấy sản lượng lương thực ở khu vực nông thôn của thị xã mỗi năm đều có sự tăng lên, từ 9.132,1 tấn (2001) lên 10.085,2 tấn (2004) mặc dù diện tích trồng lúa mỗi năm đều có sự sụt giảm do đất nông nghiệp bị chuyển sang làm đất xây dựng và dịch vụ. Đạt được kết quả như thế là do đã áp dụng những biện pháp nhằm tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp như: đầu tư giống có năng suất cao, phân bón, thuỷ lợi và đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức cho nông dân các xã suốt thời gian qua. Chính sự phát triển theo chiều sâu của sản xuất đã góp phần cải thiện một cách đáng kể thu nhập của người dân, nâng cao mức sống cho những hộ nông dân còn khó khăn. Vì thế, nhiều năm qua, khu vực nông thôn của thị xã Uông Bí đã có nhiều thay đổi tích cực, GTSX tạo ra từ khu vực này không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ cùng kiệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu đã có sự giảm xuống. Người dân được tiếp cận một cách thường xuyên hơn với các phương tiện của cuộc sống: tivi, radio, báo chí, xe máy, điện thoại..., được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của thị xã, từ một số lượng máy điện thoại cố định khiêm tốn là 166 máy (2001) thì đến 2004, ở tất cả các xã phường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, số lượng máy điện thoại cố định đã tăng lên là 685 máy. Nhờ có sự đầu tư của thị xã cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nên sự chênh lệch về phát triển giữa khu vực này với khu vực thành thị dần được thu hẹp. Một điều đáng ghi nhận phản ánh sự thay đổi ở khu vực nông thôn là đã có sự dịch chuyển lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Bảng 3 trang 31 cho ta thấy điều đó. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở xã Thượng Yên Công tăng từ 16,19% (2003) lên 17,14% (2004), xã Phương Nam từ 6,9% (2003) lên 7,01% (2004) và xã Phương Đông từ 18,8% (2003) lên 19,01% (2004).
ở khu vực thành thị, CCKT tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở khu vực này rất cao, dao động từ 50,7% đến 89,26%, tập trung chủ yếu ở 4 phường chính: Vàng Danh, Trưng Vương, Quang Trung, Thanh Sơn. Đây cũng là 4 địa bàn trọng điểm trong phát triển kinh tế của thị xã. Các khu vực này thời gian qua đã được thị xã chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển nên đã có nhiều bước tiến lớn trong phát triển công nghiệp, mà đặc biệt là ngành dịch vụ. Thị xã chú trọng phát triển những địa bàn trọng điểm này để đưa lên thành những khu vực kinh tế năng động nhất thị xã, tạo lực đẩy và hỗ trợ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của thị xã phát triển. Chính vì thế, từ 2001- 2004 đã có rất nhiều các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trên các địa bàn này: dự án khu công nghiệp Trạp Khê (Nam Khê), khu công nghiệp Yên Thanh, Liên doanh da giầy Việt Nam- Đài Loan... làm thay đổi từng ngày bộ mặt kinh tế của thị xã.
Với tất cả những điều phân tích ở trên có thể thấy, chính sách chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở thị xã Uông Bí thời gian qua đã thu được những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế thị xã nói chung, các ngành và các thành phần kinh tế nói riêng. Song cũng cần thừa nhận, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song việc đầu tư của thị xã vào những khu vực này vẫn còn thiếu một sự qui hoạch đồng bộ và phù hợp. Vấn đề xác định đâu là những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, phát triển cái gì trước, phân bổ và quản lý vốn ra sao, mong muốn của người dân ở chính những khu vực đó là gì vẫn chưa được giải quyết triệt để. Thêm nữa khoảng cách giữa các vùng thời gian qua tuy đã được rút ngắn ít nhiều song vẫn còn khá chênh lệch. Cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở một số xã vùng sâu còn thiếu và yếu, công tác đầu tư vào những khu vực này tiến hành còn chậm, vì thế những khu vực này không có sức cạnh tranh phát triển với nhiều vùng khác, người dân còn nghèo. Có thể thấy số hộ cùng kiệt của thị xã phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn và vùng cao. Theo số liệu thống kê, số máy điện thoại cố định ở khu vực nông thôn mặc dù đã tăng lên đến 685 máy nhưng so với con số hơn 2000 máy ở khu vực thành thị thì còn khiêm tốn. Số lao động phi nông nghiệp ở khu vực thành thị cũng cao hơn ở nông thôn rất nhiều. Vì thế, thời gian tới thị xã cần có sự điều chỉnh kịp thời để phát triển hơn nữa khu vực nông thôn và giảm dần khoảng cách chênh lệch.
1.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
Để giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, chính sách của Nhà nước và của tỉnh chủ trương khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh. Quan điểm phát triển này đã được thị xã Uông Bí quán triệt và thực hiện trong suốt những năm qua. Địa bàn thị xã Uông Bí bao gồm hai khu vực chính: khu vực kinh tế trong nước (KTTN) và khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài (KT ĐTNN). Khu vực kinh tế trong nước có khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, cá thể. Các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã thời gian qua đã được tạo điều kiện thuận lợi, quá trình phát triển luôn theo chiều hướng tốt, phù hợp với đường lối, chính sách chuyển dịch kinh tế của thị xã. Do đó các thành phần kinh tế đều phát triển có kết quả, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế thị xã. Đề tài sẽ đi phân tích về thực trạng phát triển và chuyển dịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã theo hai khu vực chính: khu vực kinh tế trong nước (KTTN) và khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài (KT ĐTNN).
Bảng 8: GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.
(Giá cố định năm 1994).
Năm
TPKT
2001
2002
2003
2004
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
891.776
100
989.871
100
1.088.858
100
1.202.329
100
Khu vực KTTN
807.057
90,5
846.340
85,5
934.240
85,8
1.029.194
85,6
-Kinh tế Nhà nước.
772.278
86,6
811.695
82,0
893.952
82,1
983.505
81,8
-Kinh tế ngoài QD.
34.779
3,9
34.645
3,5
40.288
3,7
45.689
3,8
Khu vực ĐTNN.
84.719
9,5
143.531
14,5
154.618
14,2
173.135
14,4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Bảng 8 xem xét mức độ đóng góp của các thành phần kinh tế vào tổng GTSX công nghiệp của toàn thị xã. Căn cứ vào các số liệu đã phản ánh có thể thấy khu vực kinh tế trong nước (KTTN) luôn giữ một tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng GTSX công nghiệp, từ 85% trở lên. Tuy vậy từ năm 2001 đến 2004 tỷ trọng của khu vực này có xu hướng giảm từ 90,5% (2001) còn 85,6% (2004). Trong khu vực KTTN, kinh tế Nhà nước lại chiếm t