onelove_scupid
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
các bạn sinh viên thân mến, học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên chúng ta, đó cũng là quá trình giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện về nhân cách và tri thức. Đối với sinh viên chúng ta nói riêng, việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường cũng nằm trong nhiệm vụ rèn luyện đạo đức của chúng ta..
Thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường trong nhà trường chúng ta được thể hiện thông qua việc thực hiện qui định về trang phục khi đến trường, nói năng lịch sự, văn hóa nơi giảng đường cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của công ở mọi lúc mọi nơi….Việc xây dựng nội qui 7 điều sinh viên không được làm là từng bước thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa đó. Qua việc xây dựng và thực hiện nội qui này, không những tạo cho cảnh quan ngôi trường của chúng ta thêm đẹp, mà còn thể hiện tính trang nghiêm của sự học, đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của người Việt Nam ta. Nhà trường còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào tạo cho xã hội những công dân trong tương lai “vừa hồng, vừa chuyên”. Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với tinh thần “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” của nhà trường trong việc thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa truyền thụ tri thức khoa học và vừa thực hiện chức năng trồng người.
2 Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
Nghiên cứu, tìm hiểu lối sống văn hoá, văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay. Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh trường học.
2.2 Yêu cầu
Những thông tin, số liệu phải cụ thể, chính xác, chân thực, phù hợp với nội dung của đề tài.
3 Đối tượng nghiên cứu
Những nhân tố liên quan đến trường học: học sinh, sinh viên, thầy giáo, cô giáo…
4 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong các trường học ở thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, thống kê
6 Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu đề tài, chúng ta thấy rằng lối sống văn hoá văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay có phần giảm sút, việc này trở nên những hiện tượng bức xúc trong đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực để làm cho trường học ngày càng sạch đẹp hơn, văn minh hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Định nghĩa, phân loại và nội dung của văn hoá.
1.1.1Định nghĩa văn hoá
Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá.
Theo E. Heriot: Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, cái đó gọi là văn hoá.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn
Theo Unessco: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiên tại, qua hàng bao nhiêu thế kỉ nó đã hình thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống, thẫm mĩ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc thể hiện bản sắc riêng của mình.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
. 1.1.2 Phân loại và nội dung của văn hoá
Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta có các cách phân loại khác nhau.
Phân loại theo hình thái : có 2 loại văn hoá
Văn hoá vật thể: Là những yếu tố vật chất tạo nên vật thể như cây cầu, ngôi đình, con đường…Các yếu tố vật chất này thường thể hiện trình độ phát triển về khoa học kĩ thuật của thời đại.
Văn hoá phi vật thể: Là trí tuệ, kỹ thuật tạo nên vật thể đó như cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, múa rối nước…Hiện nay có rất nhiều dân tộc trên thế giới có cồng chiêng. Tuy nhiên nếu muốn gọi là cồng chiêng Tây Nguyên thì nó phải có những nét khác biệt của riêng nó. Trong quá trình làm ra chiếc cồng, chiếc chiêng; người ta phải tuân thủ rất nhiều những quy định nghiêm ngặt từ nguyên vật liệu đến khâu đúc, chỉnh sửa; để mỗi khi người ta sử dụng, thì tuỳ theo tiết tấu và cách thể hiện và cách thể hiện khác nhau sẽ dâng lên Giàng những lời nguyện cầu hay tạ ơn, biểu lộ sự vui sướng, đau khổ của con người.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP
3.1 Định hướng
Nhân rộng gương tốt và định hình lối sống đẹp
Một trong những nguyên tắc căn bản từng được nhà sư phạm hàng đầu thế giới - Makarelko (Nga) đưa ra là lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối, dùng những gương điển hình trong ngành giáo dục và cuộc sống để tuyên truyền vận động giúp học sinh nâng tầm nhận thức, hướng tới lối sống nhân văn.
Ngành giáo dục ở nước ta có nhiều gương sáng với tấm lòng nhiệt huyết, thương yêu học trò, trăn trở tìm biện pháp truyền thụ hấp dẫn, được trò tin yêu kính phục.
Mới đây, báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu một số giáo viên tiêu biểu. Đó là thầy giáo Trần Tuấn Anh ở Trường Trung học cơ sở Bạch Đằng – quận 3; thầy Phạm Phú Thọ ở Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương; cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hồng ở quận 2... Và mỗi địa phương đều có nhiều gương tốt, nhiều tấm lòng vàng hiến đất xây trường, học sinh quên mình cứu bạn, cõng bạn bại liệt đến lớp…
Vấn đề cần thiết hiện nay là bổ sung những phương cách khoa học để giúp định hình lối sống đẹp trong nhà trường, hạn chế tình trạng bỏ học, xóa bỏ tình trạng bạo lực học đường. So sánh với truyền thống tôn sư trọng đạo, nghệ thuật giáo dục rõ ràng đang thiếu tính kế thừa về phương pháp. Văn hóa học đường cần được thụ hưởng di sản thanh khiết từ vốn văn hóa dân tộc, bằng cách vận dụng khéo léo vào chương trình hay ngoại khóa
Một vấn đề song song để xây dựng văn hóa học đường là giáo dục bằng nguồn tri thức chọn lọc. Ngoài kiến thức chính khóa, thầy cô cần tận tụy hướng dẫn học trò tìm đến các tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu, các nguồn tư liệu về truyền thống yêu nước, đức tính cao quý của nhiều thế hệ anh hùng.
Không nên kinh doanh các dịch vụ gần trường học
Mấy năm gần đây, hầu như chung quanh nhiều trường học đều có tình trạng bán hàng rong trước cổng trường và kinh doanh các dịch vụ như: Internet, bi-da, karaoke.
Hệ quả ai cũng biết nhiều học sinh trốn học vào nơi này chơi mà gia đình không hay biết, khi nhà trường báo bỏ học gia đình tìm hiểu thì mới phát hiện ra. Còn bi-da không còn là môn giải trí mà cá độ ăn tiền chí ít cũng độ ăn uống vài mươi ngàn đồng, nhiều hơn cả trăm ngàn đồng. Ở nơi này vì cay cú ăn thua nhau nên đôi bên mặc sức văng tục, đánh đấm nhau như cơm bữa.
Tình trạng này thỉnh thoảng cứ xảy ra ở khu vực trường học nên chính quyền, đoàn thể cần vận động các hộ kinh doanh các dịch vụ này xa trường và trong giờ học không được phép kinh doanh. Đến giờ học, dân quân, công an nên đi kiểm tra, nếu phát hiện học sinh nào có mặt ở các tụ điểm đó thì nhắc nhở, ghi tên báo nhà trường biết và trường có trách nhiệm phối hợp gia đình các em này quản lý giờ giấc chặt chẽ hơn
Hãy là bạn đồng hành của trẻ
Hạnh phúc lớn nhất của bậc làm cha mẹ là con cái ngoan ngoãn, học giỏi và thành đạt và đó cũng chính là ước muốn của thầy cô và xã hội.
Ông bà ta có câu “con dại cái mang” câu nói đó khẳng định trách nhiệm của bậc làm cha mẹ khi con cái chưa ngoan. Hiện nay, ngoài giờ học tập ở trường, hàng ngày trẻ được tiếp xúc với lượng thông tin lớn thông qua Internet và nếu như không được trang bị những kiến thức cơ bản để nhận biết cái hay cái đẹp trong những thông tin mà trẻ tiếp nhận sẽ có lúc trẻ có những hành vi sai trái.
Nhà trường và hội phụ huynh cần đề ra những quy định của trường như các em trai không được để tóc hai lai. Các em gái không mặc áo quá mỏng. Các em không được nhuộm tóc khác màu, không được sơn móng tay, không được mặc quần xệ, áo ngắn hở bụng, mang điện thoại đến lớp… Để nâng cao văn hóa học đường, nhất thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường mà cầu nối là hội phụ huynh lớp - trường. Mỗi khi có bạn nào vi phạm nội quy là được các em báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm giải quyết, như thế sẽ khắc phục trạng quậy phá, đánh nhau, nội bộ mất đoàn kết trong trường.
Việc giáo dục các em không thể đổ hết cho nhà trường mà chính phụ huynh phải tự trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục trẻ. Muốn giáo dục trẻ, theo tôi, phụ huynh không chỉ là cha mẹ mà phải còn là “bạn thân” của con em mình, có như thế chúng ta mới đồng hành cùng các em trên đường đời, giúp con em mình trưởng thành, trở thành công dân tốt cho xã hội
Giáo dục lòng nhân ái
Muốn xây dựng văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, cần nhất là sự nỗ lực tận tâm của đội ngũ giáo viên và trách nhiệm của gia đình, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường.
Khi học sinh được tôn trọng như một chủ thể đích thực, mỗi học sinh sẽ tự đưa ra yêu cầu cao với bản thân, sẽ vượt khó, biết tự tu dưỡng cho xứng đáng với cộng đồng nhỏ của mình.
Văn hóa học đường chính là môi trường nhạy cảm nhất, cần sự mềm mỏng và nghệ thuật giáo dục. Vì thế, trước mắt chúng ta cần tập trung vào mục tiêu trọng yếu: giáo dục lòng nhân ái
“Tiên học lễ hậu học văn”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
các bạn sinh viên thân mến, học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên chúng ta, đó cũng là quá trình giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện về nhân cách và tri thức. Đối với sinh viên chúng ta nói riêng, việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường cũng nằm trong nhiệm vụ rèn luyện đạo đức của chúng ta..
Thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường trong nhà trường chúng ta được thể hiện thông qua việc thực hiện qui định về trang phục khi đến trường, nói năng lịch sự, văn hóa nơi giảng đường cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của công ở mọi lúc mọi nơi….Việc xây dựng nội qui 7 điều sinh viên không được làm là từng bước thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa đó. Qua việc xây dựng và thực hiện nội qui này, không những tạo cho cảnh quan ngôi trường của chúng ta thêm đẹp, mà còn thể hiện tính trang nghiêm của sự học, đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của người Việt Nam ta. Nhà trường còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào tạo cho xã hội những công dân trong tương lai “vừa hồng, vừa chuyên”. Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với tinh thần “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” của nhà trường trong việc thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa truyền thụ tri thức khoa học và vừa thực hiện chức năng trồng người.
2 Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
Nghiên cứu, tìm hiểu lối sống văn hoá, văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay. Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh trường học.
2.2 Yêu cầu
Những thông tin, số liệu phải cụ thể, chính xác, chân thực, phù hợp với nội dung của đề tài.
3 Đối tượng nghiên cứu
Những nhân tố liên quan đến trường học: học sinh, sinh viên, thầy giáo, cô giáo…
4 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong các trường học ở thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, thống kê
6 Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu đề tài, chúng ta thấy rằng lối sống văn hoá văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay có phần giảm sút, việc này trở nên những hiện tượng bức xúc trong đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực để làm cho trường học ngày càng sạch đẹp hơn, văn minh hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Định nghĩa, phân loại và nội dung của văn hoá.
1.1.1Định nghĩa văn hoá
Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá.
Theo E. Heriot: Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, cái đó gọi là văn hoá.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn
Theo Unessco: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiên tại, qua hàng bao nhiêu thế kỉ nó đã hình thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống, thẫm mĩ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc thể hiện bản sắc riêng của mình.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
. 1.1.2 Phân loại và nội dung của văn hoá
Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta có các cách phân loại khác nhau.
Phân loại theo hình thái : có 2 loại văn hoá
Văn hoá vật thể: Là những yếu tố vật chất tạo nên vật thể như cây cầu, ngôi đình, con đường…Các yếu tố vật chất này thường thể hiện trình độ phát triển về khoa học kĩ thuật của thời đại.
Văn hoá phi vật thể: Là trí tuệ, kỹ thuật tạo nên vật thể đó như cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, múa rối nước…Hiện nay có rất nhiều dân tộc trên thế giới có cồng chiêng. Tuy nhiên nếu muốn gọi là cồng chiêng Tây Nguyên thì nó phải có những nét khác biệt của riêng nó. Trong quá trình làm ra chiếc cồng, chiếc chiêng; người ta phải tuân thủ rất nhiều những quy định nghiêm ngặt từ nguyên vật liệu đến khâu đúc, chỉnh sửa; để mỗi khi người ta sử dụng, thì tuỳ theo tiết tấu và cách thể hiện và cách thể hiện khác nhau sẽ dâng lên Giàng những lời nguyện cầu hay tạ ơn, biểu lộ sự vui sướng, đau khổ của con người.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP
3.1 Định hướng
Nhân rộng gương tốt và định hình lối sống đẹp
Một trong những nguyên tắc căn bản từng được nhà sư phạm hàng đầu thế giới - Makarelko (Nga) đưa ra là lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối, dùng những gương điển hình trong ngành giáo dục và cuộc sống để tuyên truyền vận động giúp học sinh nâng tầm nhận thức, hướng tới lối sống nhân văn.
Ngành giáo dục ở nước ta có nhiều gương sáng với tấm lòng nhiệt huyết, thương yêu học trò, trăn trở tìm biện pháp truyền thụ hấp dẫn, được trò tin yêu kính phục.
Mới đây, báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu một số giáo viên tiêu biểu. Đó là thầy giáo Trần Tuấn Anh ở Trường Trung học cơ sở Bạch Đằng – quận 3; thầy Phạm Phú Thọ ở Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương; cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hồng ở quận 2... Và mỗi địa phương đều có nhiều gương tốt, nhiều tấm lòng vàng hiến đất xây trường, học sinh quên mình cứu bạn, cõng bạn bại liệt đến lớp…
Vấn đề cần thiết hiện nay là bổ sung những phương cách khoa học để giúp định hình lối sống đẹp trong nhà trường, hạn chế tình trạng bỏ học, xóa bỏ tình trạng bạo lực học đường. So sánh với truyền thống tôn sư trọng đạo, nghệ thuật giáo dục rõ ràng đang thiếu tính kế thừa về phương pháp. Văn hóa học đường cần được thụ hưởng di sản thanh khiết từ vốn văn hóa dân tộc, bằng cách vận dụng khéo léo vào chương trình hay ngoại khóa
Một vấn đề song song để xây dựng văn hóa học đường là giáo dục bằng nguồn tri thức chọn lọc. Ngoài kiến thức chính khóa, thầy cô cần tận tụy hướng dẫn học trò tìm đến các tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu, các nguồn tư liệu về truyền thống yêu nước, đức tính cao quý của nhiều thế hệ anh hùng.
Không nên kinh doanh các dịch vụ gần trường học
Mấy năm gần đây, hầu như chung quanh nhiều trường học đều có tình trạng bán hàng rong trước cổng trường và kinh doanh các dịch vụ như: Internet, bi-da, karaoke.
Hệ quả ai cũng biết nhiều học sinh trốn học vào nơi này chơi mà gia đình không hay biết, khi nhà trường báo bỏ học gia đình tìm hiểu thì mới phát hiện ra. Còn bi-da không còn là môn giải trí mà cá độ ăn tiền chí ít cũng độ ăn uống vài mươi ngàn đồng, nhiều hơn cả trăm ngàn đồng. Ở nơi này vì cay cú ăn thua nhau nên đôi bên mặc sức văng tục, đánh đấm nhau như cơm bữa.
Tình trạng này thỉnh thoảng cứ xảy ra ở khu vực trường học nên chính quyền, đoàn thể cần vận động các hộ kinh doanh các dịch vụ này xa trường và trong giờ học không được phép kinh doanh. Đến giờ học, dân quân, công an nên đi kiểm tra, nếu phát hiện học sinh nào có mặt ở các tụ điểm đó thì nhắc nhở, ghi tên báo nhà trường biết và trường có trách nhiệm phối hợp gia đình các em này quản lý giờ giấc chặt chẽ hơn
Hãy là bạn đồng hành của trẻ
Hạnh phúc lớn nhất của bậc làm cha mẹ là con cái ngoan ngoãn, học giỏi và thành đạt và đó cũng chính là ước muốn của thầy cô và xã hội.
Ông bà ta có câu “con dại cái mang” câu nói đó khẳng định trách nhiệm của bậc làm cha mẹ khi con cái chưa ngoan. Hiện nay, ngoài giờ học tập ở trường, hàng ngày trẻ được tiếp xúc với lượng thông tin lớn thông qua Internet và nếu như không được trang bị những kiến thức cơ bản để nhận biết cái hay cái đẹp trong những thông tin mà trẻ tiếp nhận sẽ có lúc trẻ có những hành vi sai trái.
Nhà trường và hội phụ huynh cần đề ra những quy định của trường như các em trai không được để tóc hai lai. Các em gái không mặc áo quá mỏng. Các em không được nhuộm tóc khác màu, không được sơn móng tay, không được mặc quần xệ, áo ngắn hở bụng, mang điện thoại đến lớp… Để nâng cao văn hóa học đường, nhất thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường mà cầu nối là hội phụ huynh lớp - trường. Mỗi khi có bạn nào vi phạm nội quy là được các em báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm giải quyết, như thế sẽ khắc phục trạng quậy phá, đánh nhau, nội bộ mất đoàn kết trong trường.
Việc giáo dục các em không thể đổ hết cho nhà trường mà chính phụ huynh phải tự trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục trẻ. Muốn giáo dục trẻ, theo tôi, phụ huynh không chỉ là cha mẹ mà phải còn là “bạn thân” của con em mình, có như thế chúng ta mới đồng hành cùng các em trên đường đời, giúp con em mình trưởng thành, trở thành công dân tốt cho xã hội
Giáo dục lòng nhân ái
Muốn xây dựng văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, cần nhất là sự nỗ lực tận tâm của đội ngũ giáo viên và trách nhiệm của gia đình, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường.
Khi học sinh được tôn trọng như một chủ thể đích thực, mỗi học sinh sẽ tự đưa ra yêu cầu cao với bản thân, sẽ vượt khó, biết tự tu dưỡng cho xứng đáng với cộng đồng nhỏ của mình.
Văn hóa học đường chính là môi trường nhạy cảm nhất, cần sự mềm mỏng và nghệ thuật giáo dục. Vì thế, trước mắt chúng ta cần tập trung vào mục tiêu trọng yếu: giáo dục lòng nhân ái
“Tiên học lễ hậu học văn”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: