nh0c_k0ol_9x
New Member
Download Tiểu luận Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
MỤC LỤC
trang
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiêm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 3
1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ 4
1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 4
1.3 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 5
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 5
2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ 5
2.2 Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh” 6
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. 7
2.4 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 7
3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.9
3.1 Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ 9
3.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng, do lỗi cố ý của người bị thiệt hại 11
3.3 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật 13
II. Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Vụ việc thứ nhất 14
2. Vụ việc thứ hai 16
III. Một vài ý kiến nhằm bổ sung và khắc phục những điểm còn thiếu sót trong quy định của pháp luật về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 17 – 20
C. KẾT THÚC
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
+ Thứ nhất, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp BTTH do tài sản gây ra. Tức là thiệt hại xảy ra có nguyên nhân chính được xuất phát từ tài sản mà không phải là hành vi của con người.
+ Thứ hai, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là trường hợp người bồi thường phải bồi thường cho người bị thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản với bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi chủ thể trong xã hội và các quan hệ pháp luật. Việc gây thiệt hại trái pháp luật là những thiệt hại do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật không cho phép. Những thiệt hại về quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể trong xã hội do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hay do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do “tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hay nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật…
Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái pháp luật. Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường.
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hay do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
2.2 Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.
Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hay sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Mối quan hệ nhân quả này chính là cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
2.4 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Khi có việc gây thiệt hại, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗ, trừ các trường hợp sau đây.
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không loại trừ khả năng thiệt hại cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ...
Download miễn phí Tiểu luận Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
MỤC LỤC
trang
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiêm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 3
1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ 4
1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 4
1.3 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 5
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 5
2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ 5
2.2 Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh” 6
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. 7
2.4 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 7
3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.9
3.1 Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ 9
3.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng, do lỗi cố ý của người bị thiệt hại 11
3.3 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật 13
II. Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Vụ việc thứ nhất 14
2. Vụ việc thứ hai 16
III. Một vài ý kiến nhằm bổ sung và khắc phục những điểm còn thiếu sót trong quy định của pháp luật về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 17 – 20
C. KẾT THÚC
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp BTTH ngoài hợp đồng, do đó ngoài những đặc điểm chung thì BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ cũng có những đặc điểm riêng.+ Thứ nhất, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp BTTH do tài sản gây ra. Tức là thiệt hại xảy ra có nguyên nhân chính được xuất phát từ tài sản mà không phải là hành vi của con người.
+ Thứ hai, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là trường hợp người bồi thường phải bồi thường cho người bị thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản với bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi chủ thể trong xã hội và các quan hệ pháp luật. Việc gây thiệt hại trái pháp luật là những thiệt hại do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật không cho phép. Những thiệt hại về quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể trong xã hội do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hay do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do “tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hay nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật…
Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái pháp luật. Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường.
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hay do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
2.2 Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.
Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hay sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Mối quan hệ nhân quả này chính là cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
2.4 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Khi có việc gây thiệt hại, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗ, trừ các trường hợp sau đây.
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không loại trừ khả năng thiệt hại cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ...