tctuvan

New Member
Chia sẻ với các bạn luận văn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuy rằng lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn của mỗi quốc gia nhưng việc xác định biên giới không đơn thuần là việc riêng của quốc gia bởi nó động chạm tới lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia liền kề. Với tính chất phức tạp như vậy nên việc xác định biên giới quốc gia trên bộ phải dựa trên các nguyên tắc của Luật quốc tế. Trong phạm vi bài làm nhóm em xin đi vào phân tích quá trình hình thành, nội dung một nguyên tắc xác định biên giới quốc gia trên bộ, đó là nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có (nguyên tắc uti possidetis). Qua đó liên hệ thực tiễn áp dụng nguyên tắc này trong quan hệ quốc tế và trong việc xác định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát về biên giới quốc gia trên bộ.
Trên phương diện lý luận: biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hay với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển. Biên giới quốc gia bao gồm: biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới dưới lòng đất.
Biên giới trên bộ là đường phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia có chung đường biên giới chạy trên đất liền, đảo, sông, hồ, kênh đào biên giới và biển nội địa. Công cụ pháp lý chủ yếu để điều chỉnh quan hệ hợp tác về biên giới giữa các bên hữu quan là điều ước quốc tế về biên giới kí kết giữa những quốc gia có chung đường biên giới và pháp luật quốc gia.
Có ba loại nguyên tắc chính trong xác định biên giới lãnh thổ trên bộ đó là:
- Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ.
- Nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có ( nguyên tắc uti possidetis).
- Nguyên tắc xác định các đoạn biên giới mới.
Ở Việt Nam ba nguyên tắc này được áp dụng trong việc phân định biên giới trên bộ với các nước láng giềng: Trung Quốc, Cam- pu- chia, Lào.
II. Nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có (nguyên tắc uti possidetis).
1.Quá trình hình thành nguyên tắc
Nguyên tắc uti possidetis xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Mỹ La tinh và đã được
khẳng định lại tại Châu Phi tiếp sau thời kỳ phi thực dân hóa trong những năm 1960. Theo đó, trong phong trào phi thực dân hoá, một vấn đề mới đặt ra với các quốc gia châu Phi mới giành được độc lập là chấp nhận biên giới thời thuộc địa hay xoá bỏ hết và thương lượng một biên giới mới? Tại hội nghị thành lập Tổ chức thống nhất châu Phi (OUA) năm 1958 các đại biểu đề nghị huỷ bỏ các biên giới giả tạo thời thuộc địa, nhưng Các quốc gia của Tổ chức thống nhất châu Phi đã chấp thuận Nghị quyết được thông qua tại Cai rô ngày 21/7/1964: “ tât cả các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào thời điểm giành được độc lập”.
Trong bản tuyên bố về việc giành độc lập của các quốc gia và dân tộc ngày 14/12/1960 của Liên hợp quốc cũng bảo vệ nguyên tắc uti Possidetis.
Trong các phán quyết của Tòa án trọng tài ngày 14 tháng 2 năm 1985 về phân định biên giới biển Guinée và Guinée Bit - xao; của Tòa trọng tài ngày 31/07/1989 về việc xác định đường biên giới giữa Guinea Bissau và Xê-nê-gan; của Tòa án nhỏ thuộc Tòa án công lý quốc tế trong tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển giữa El Salvador với Honduras ngày 11/09/1992. Nguyên tắc này cũng được khẳng định là cơ sở để Tòa án giải quyết.
Về sau, nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các quốc gia thuộc địa mới giành được độc lập tại Châu Á, Phi, Mĩ Latinh mà nó đã mở rộng phạm vi áp dụng của mình trong tất cả các nước Châu Âu, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về biên giới và lãnh thổ giữa các nước cộng hòa cũ của Liên Xô và liên bang Nam Tư những năm 1991 – 1996, giữa Tiệp và Slovakia.
2. Nội dung của nguyên tắc
Nội dung của nguyên tắc này là các ranh giới thuộc địa phải được tôn trọng và duy trì như các đường biên giới quốc tế sau khi các quốc gia mới giành độc lập.“Uti possidetis, ita possideatis: Hãy tiếp tục sở hữu cái gì mà anh đang sở hữu…”. Nguyên tắc này đã trở thành nguyên tắc cơ chung, cơ bản, nhất thiết gắn với việc phi thực dân hóa mà nó hình thành.“Bằng việc giành được độc lập quốc gia mới chấp nhận chủ quyền với cơ sở và các ranh giới lãnh thổ mà quốc gia thực dân để lại cho họ. Đó chính là sự vận hành bình thường các cơ chế của việc kế thừa nhà nước” . Mục đích chính của nguyên tắc này là để bảo đảm sự tôn trọng ranh giới lãnh thổ tồn tại mà các quốc gia khi giành độc lập đã đạt được. Nghĩa vụ tôn trọng biên giới quốc tế tồn tại từ trước xuất phát từ một nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế liên quan đến kế Nhà nước. Nguyên tắc này dường như mâu thuẫn hoàn toàn với quyền của các dân tộc tự quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, việc duy trì nguyên trạng lãnh thổ ở châu Phi thường được xem như là quá trình khôn ngoan nhất. Yêu cầu thiết yếu của sự ổn định để tồn tại, phát triển và dần dần củng cố độc lập của họ trong tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia châu Phi đồng ý duy trì ranh giới hay biên giới thuộc địa và đây là một sự lựa chọn có chủ ý của một bộ phận của các quốc gia châu Phi nên nó không mâu thuẫn với nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết được ghi nhận trên thế giới .
Như vậy, từ một nguyên tắc chính trị và khu vực, nguyên tắc uti Possidetis đã được Luật quốc tế phát triển lên thành một nguyên tắc pháp lý có tính phổ cập. Nó không đơn thuần là một sự công nhận quyền sở hữu mà là sự chứng minh các quyền lãnh thổ và chủ quyền. Nó là cơ sở để xác định các đường biên giới đối với các quốc gia mới giành được độc lập, họ sẽ phải tìm xem đâu là đường biên giới kế thừa từ chính quyền thuộc địa tồn tại vào thời điểm quốc gia đó giành được độc lập , từ đó dựa vào nguyên tắc này để khẳng định biên giới lãnh thổ trên bộ của họ. Ngày nay, nguyên tắc này được đánh giá là nguyên tắc cơ bản, cần thiết để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ trên bộ do lịch sử để lại. Đương nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có chung đường biên giới lãnh thổ trên bộ. Việc tuân thủ nguyên tắc này không loại trừ việc áp dụng các nguyên tắc khác khi đường biên giới kế thừa trong nhiều đoạn, nhiều khu vực còn chưa rõ ràng, thậm chí còn chưa được hoạch định và phân giới cắm mốc từ trước.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (International Strategy) THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA LOUIS VUITTON Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty CP vận tải và thương mại Phúc Lai Nông Lâm Thủy sản 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
D Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top