pe_pe

New Member

Download miễn phí Khóa luận Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH 4
1. Lịch sử ra đời, phát triển của ngân hàng 4
2. Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng liên doanh 5
2.1. Sự cần thiết của việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và sự ra đời của ngân hàng liên doanh 5
2.2. Sơ lược về ngân hàng liên doanh ở một số nước 9
3. Sự hình thành của ngân hàng liên doanh và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam 10
3.1. Sự hình thành ngân hàng liên doanh ở Việt Nam 10
3.2. Vai trò của ngân hàng liên doanh tại Việt Nam 13
CHƯƠNG II 15
QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM 15
1. Khái niệm về ngân hàng liên doanh 15
1.1. Khái niệm ngân hàng liên doanh 15
1.2. Tính chất pháp lý đặc thù của ngân hàng liên doanh tại Việt Nam 18
1.3. Phân biệt ngân hàng liên doanh với một số loại hình doanh nghiệp khác 18
1.3.1. Ngân hàng liên doanh trong mối tương quan với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác 18
1.3.2. Sự khác nhau giữa ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài 19
2. Một số nội dung cơ bản về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam 20
2.1. Quy chế pháp lý về thành lập, quản trị điều hành, kiểm soát ngân hàng liên doanh 20
2.1.1. Trình tự, thủ tục thành lập 20
2.1.2. Cơ chế quản trị, điều hành ngân hàng liên doanh 24
2.1.3. Quy chế pháp lý kiểm soát đặc biệt, phá sản ngân hàng liên doanh 27
2.2. Quy chế pháp lý về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên doanh 29
2.2.1. Hoạt động huy động vốn 29
2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng 34
2.2.3. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng và ngân quỹ 42
2.2.4 .Hoạt động tài chính khác 46
CHƯƠNG III 48
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH 48
Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN 48
PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH 48
1. Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam 48
2. Kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng liên doanh tại một số nước 51
3. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam 53
4. Một số kiến nghị 57
4.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng liên doanh 57
4.1.1. Sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD 58
4.1.2. Sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư năm 2005 59
4.1.3. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005 60
4.2. Hoàn thiện quy chế của pháp luật về hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên doanh 62
4.2.1 Hoạt động huy động vốn 62
4.2.2. Hoạt động cấp tín dụng 63
4.2.3. Hoạt động thanh toán 63
4.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại hối 64
4.3. Các biện pháp hỗ trợ 64
4.4. Cụ thể hoá các quy chế hoạt động của ngân hàng liên doanh theo hướng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; trước hết là phù hợp với hiệp định BTA, các cam kết của Việt Nam trong WTO 65
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tiền gửi và giấy tờ có giá; vay vốn của tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết.
Huy động vốn bằng nhận tiền gửi
Trong các hình thức huy động vốn của ngân hàng liên doanh thì hình thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hình thức quan trọng và nó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Lịch sử phát triển hoạt động ngân hàng cho thấy rằng, hình thức ban đầu của nghiệp vụ huy động vốn bằng nhận tiền gửi là việc nhờ bảo quản những đồng tiền vàng. Người chủ bảo quản phải đảm bảo trả lại những đồng tiền mà họ được giao để bảo quản. Tất nhiên trong những điều kiện như vậy, người bảo quản không thể tiến hành các nghiệp vụ cho vay những đồng tiền nhận bảo quản đó và không thể thu lợi nhuận để có thể trả lợi tức cho người gửi tiền. Dần dần xã hội phát triển đã tạo điều kiện mà người gửi tiền không yêu cầu phải trả lại chính những đồng tiền mà họ gửi, mà chỉ yêu cầu trả lại tổng số tiền mà họ đã gửi. Thời hạn bảo quản cũng kéo dài thêm. Chỉ khi đó mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền vay mượn đó để cấp tín dụng thu lợi tức và trả lãi cho người gửi tiền.
Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Pháp luật Việt Nam quy định, ngân hàng liên doanh được thực hiện nghiệp vụ huy động vốn dưới hai hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi được khách hàng gửi vào ngân hàng liên doanh để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn có nghĩa là các khoản tiền gửi với thời gian không xác định. Người vừa mới gửi tiền buổi sáng, nếu cần anh ta có thể rút ra ngay buổi chiều cùng ngày. Nếu không có nhu cầu sử dụng, anh ta có thể để nửa tháng, một năm sau mới rút. Vì tính bất định về thời gian gửi cùng với địa điểm có thể rút ra bất cứ lúc nào cần nên loại tiền gửi này còn được gọi ở Mỹ là tiền gửi theo yêu cầu hay ở Pháp gọi là tiền gửi theo tài khoản séc. Thông thường, khách hàng gửi loại tiền này sẽ không được trả lãi hay được trả mức lãi suất rất thấp nhằm mục đích giúp cho ngân hàng sử dụng vốn huy động đạt hiệu quả cao, đảm bảo khả năng chi trả, hạn chế được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nếu các ngân hàng trả lãi suất cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn cao, sự cạnh tranh để thu hút tiền gửi giữa các ngân hàng sẽ dẫn đến việc lãi suất được trả có thể lên rất cao. Khi đó, ngân hàng buộc phải tìm cách dùng tiền gửi không kỳ hạn cho vay nhằm kiếm được lợi nhuận bù đắp cho tiền lãi cao phải trả để tránh thiệt hại. Các khoản cho thị trường vay luôn luôn phải có thời gian nhất định phụ thuộc vào việc kinh doanh của người đi vay. Tiền gửi không kỳ hạn có tính cơ động là người gửi tiền có quyền rút ra bất cứ lúc nào vì đây là khoản tiền đang chờ thanh toán không phải là tiền mà khách hàng để dành nên khách hàng có thể rút ra hay sử dụng để thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu nên nếu dùng khoản tiền này vào việc cho vay dài hạn là rất mạo hiểm. Tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn sẽ rất dễ xảy ra. Hơn nữa, khách hàng khi gửi tiền gửi không kỳ hạn không có ý định để dành và không chú trọng đến tiền lãi.
Tiền gửi không kỳ hạn được quản lý ở các ngân hàng liên doanh trên tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài khoản vãng lai. Tài khoản tiền gửi thanh toán là tài khoản dư có, khách hàng chỉ được sử dụng trong phạm vi tiền gửi của mình. Tài khoản vãng lai, tài khoản này có thể dư có hay dư nợ, nghĩa là khách hàng ngoài việc sử dụng số tiền gửi của mình còn được dùng khoản tiền do ngân hàng cho vay theo sự thoả thuận trước giữa ngân hàng và khách hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào tổ chức tín dụng trên cơ sở có sự thoả thuận với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi về thời gian rút tiền. Tiền gửi có kỳ hạn có nghĩa là khoản tiền được gửi sẽ có thời gian gửi tối thiểu theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, và không được rút ra trước hạn kỳ đã định. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực của cạnh tranh, để thu hút khách hàng gửi loại tiền gửi này, ngân hàng có thể cho phép khách hàng được rút tiền trước hạn (nếu số tiền rút ra lớn thì phải có sự thông báo trước cho ngân hàng một thời gian hợp lý) trong trường hợp này người gửi tiền được hưởng mức lãi suất thấp. Tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tín dụng mang tính ổn định nên ngân hàng liên doanh thường chú trọng áp dụng các biện pháp kích thích để huy động loại tiền gửi này bằng việc đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các khách hàng.
Pháp luật hiện hành ở Việt Nam còn quy định các loại tiền gửi và quyền huy động các khoản tiền gửi đối với từng tổ chức tín dụng, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi.
Liên quan đến hoạt động huy động vốn, pháp luật ngân hàng của Việt Nam hiện nay vẫn chưa cho phép các ngân hàng liên doanh được quyền huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Đây chính là một trong những hạn chế của pháp luật cần dỡ bỏ đối với ngân hàng liên doanh.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá
Ở Việt Nam, ngoài hình thức tiền gửi, ngân hàng liên doanh còn huy động vốn dưới các hình thức khác nhau để thu hút các khoản tiền để dành của chủ thể trong nền kinh tế bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Điều 46 Luật các TCTD quy định: “ Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”
Theo Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước ban hành kèm theo quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định: Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng như: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (thời hạn từ 12 tháng trở lên như: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, và các giấy tờ có giá dài hạn khác). Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hay ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có ghi danh hay không ghi danh. Hình t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D Thực tiễn hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử tại UBND Văn hóa, Xã hội 0
D Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập Luận văn Luật 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Những qui định của pháp luật về hoạt động m & a và thực tiễn m & a tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại tp HCM Văn hóa, Xã hội 0
R CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP Luận văn Kinh tế 0
T Thực tiễn về hoạt động tham gia đấu thầu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vinaust Luận văn Kinh tế 0
M Thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty Công ty CP phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top