Download miễn phí Luận văn Thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho diện nhà chính sách tồn đọng (bao gồm nhà cải tạo, nhà vắng chủ, nhà đưa vào công tư hợp doanh) ở Hà Nội





Trong những năm từ 1959 đến 1965 Sở quản lý nhà đất đã có nhiều cố gắng bám sát các nhiệm vụ chính trị của thành phố, phục vụ tích cực cho công cuộc xã hội chủ nghĩa trực tiếp là trong khu vực nhà cửa đất đai trước và sau các cuộc cải tạo công thương nghiệp, cải tạo nhà cửa. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất vẫn còn để lại mắc mớ đến nay là: Sở quản lý nhà đất đã có công tác tổ chức đăng ký nhà cửa sau các cuộc cải tạo lớn, phản ánh được tình hình biến động sở hữu nhà cửa nhưng những tại liệu thu thập được chỉ có ý nghĩa thống kê theo dõi, làm tài liệu lưu trữ chứ không hoàn chỉnh đến mức có giá trị pháp lý về mặt hành chính trong quản lý. Sở quản lý nhà đất đã kiểm tra tình hình giao nhận nhà cửa của các chủ nhà cải tạo, vẽ lại sơ đồ mặt bằng nhưng cũng không kịp thời đề nghị thành phố cấp giấy chứng nhận diện tích để lại, giải quyết dứt điểm về mặt sở hữu chủ trong từng ngôi nhà, xác lập ranh giới quản lý rõ ràng giữa Nhà nước với tư nhân. Có một vấn đề không được coi trọng thuộc về sự chỉ đạo của bên trên là sau các cuộc cải tạo công thương nghiệp, cải tạo nhà cửa không có sự phúc tra lại các trường hợp Nhà nước đã tiến hành quản lý nhà cửa, đương sự còn thắc mắc khiếu nại nên ngay từ khi ấy đã có các trường hợp không tuân thủ việc giao nhà cửa, hay giao không đủ cơ quan quản lý nhà đất bó tay không làm được gì bỏ qua hay phân vân chờ đợi xử lý tiếp của cấp trên. Từ đó đã để lại không ít tồn tại, vướng mắc sau này phát triển lên thành các khiếu nại dai dẳng cho tới tận nay.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ì vẫn giữ nguyên chức năng cũ. Sở Địa chính vẫn làm nhiệm vụ quản lý đất đai, đo vẽ quản lý bản đồ địa chính. Sở quản lý điền thổ làm nhiệm vụ quản lý các bằng khoán điền thổ nhà cửa, chuyển dịch mua bán đất đai, nhà cửa và thu thuế trước bạ…
Về mặt chính sách của Nhà nước chưa ban hàn gì mới ngoài việc kiểm kê quản lý nhà vắng chủ (cả người Việt và ngoại kiều), mọi việc mua bán chuyển dịch cho thuê vẫn được tôn trọng như dưới các chính quyền cũ. Sở hữu tư nhân về nhà cửa được bảo hộ. Toà án vẫn giải quyết bình thường các tranh chấp về nhà cửa. Có thể nói quản lý nhà cửa trong những năm này của thành phố ngoài những biến động trong khu vực cơ quan Nhà nước quản lý và khu vực nhà vắng chủ đi Nam không có những biến động gì lớn trong các khu vực khác.
Tiếp nhận công sở và nhà cửa do chính quyền cũ giao lại và kiểm kê quản lý nhà vắng chủ là hai công việc lớn mở đầu công tác quản lý nhà cửa ở thành phố. Với việc tiếp quản công sở và nhà cửa do chính quyền cũ giao lại thì sau khi tiếp nhận xong, cơ quan nào tiếp nhận thì cơ quan đó quản lý- thuộc bộ ngành Trung ương thì từ đấy do bộ ngành Trung ương điều chỉnh sử dụng, thành phố coi như không biết đến. Thuộc bộ ngành quốc phòng thì coi như một đặc khu, thành phố càng không để ý, trừ các trường hợp có đụng chạm đến quan hệ sở hữu tư nhân và tư nhân có sự khiếu nại, kiện cáo thì thành phố mới can thiệp giải quyết. Có thể thấy từ đây đã bắt đầu hình thành những mảng nhà cửa đất đai nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền thành phố (kể cả trên các mặt quản lý sử dụng phát triển xây dựng cải tạo sau này).
Khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Theo chủ trương của Đảng “nhiệm vụ cơ bản ở miền Bắc là phải đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công; cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh và cuộc cải tạo đối với những người có nhiều nhà cho thuê; đồng thời phải ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân”. Do đó, ở thành phố Hà Nội từ năm 1958 đã bắt đầu tiến hành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, chuộc lại và trả dần tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản dân tộc. Tại cuộc cải tạo này có 1586 chủ tham gia học tập, trong đó có 294 chủ đã đưa 53.165 m2 cửa hàng, kho tàng, cơ sở sản xuất trong 373 ngôi nhà thuộc sở hữu của họ vào công tư hợp doanh của Nhà nước.
Đến năm 1960, thành phố Hà Nội lại tiến hành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người có nhiều nhà cho thuê. Cuộc cải tạo này kéo dài từ năm 1960-1964 nhằm tăng cường việc quản lý của Nhà nước đối với nhà ở tư nhân cho thuê, hạn chế đi đến sự xoá bỏ bóc lột tư bản chủ nghĩa về việc cho thuê nhà, giải quyết tình trạng dùng nhà không hợp lý. Những chủ nhà có nhiều nhà cho thuê sau khi bàn giao những nhà cho thuê đó cho Nhà nước, Nhà nước chiểu theo tinh thần chính sách để lại cho họ một diện tích để ở và diện tích đó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của họ.
Số liệu thống kê qua một vài năm có thể thấy như sau:
*Thống kê theo loại nhà:
Đơn vị : Nhà
Năm
Loại nhà
1954
1955
1958
1960
1961
Nhà vắng chủ
Ngành nhà đất quản lý
Cơ quan Nhà nước quản lý
Tư nhân (trực hệ của chủ sở hữu quản lý)
3.756
3.385
2.358
5.796
4.976
144
676
Nhà ngoại kiều
779
1.481
Nhà tư nhân chiếm hữu quản lý
Tư nhân không cho thuê
Tư nhân cho thuê
2.629
11.105
3.350.7.7.755
Nhà đưa vào công tư hợp doanh
373
4.562
*Thống kê theo số hộ:
Số hộ
Năm
Nằm trong diện đi thuê
Nằm trong diện đưa vào công tư hợp doanh
Tư nhân có nhà
Nằm trong diện nhà vắng chủ
Tư nhân có nhà cho thuê
Tư nhân không có nhà cho thuê
1955
20.000
1958
1.586
1960
3.632
4.941
1961
3.272
Nguồn: Báo cáo năm 1998. Phòng Chính sách đất- nhà tại Sở Địa chính- Nhà đất Hà Nội.
Ngoài ra còn có một số ngôi nhà mà chủ sở hữu gồm nhiều người (cộng đồng sở hữu chủ) nhưng trong đó có một số hay nhiều sở hữu chủ đã di cư vào Nam năm 1954 hay ra nước ngoài sinh sống. Để thực hiện chính sách quản lý nhà vắng chủ, Nhà nước đã tiến hành quản lý những diện tích thuộc kỷ phần của những chủ sở hữu vắng mặt đó. Ngày 2/10/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 297/CT tuyên bố những diện tích mà Nhà nước đã quản lý hay bố trí sử dụng theo chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất và theo chính sách quản lý nhà vắng chủ thì kể từ ngày 1/7/1991 thuộc sở hữu Nhà nước.
II) THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NHÀ Ở, NHỮNG DIỄN BIẾN TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI NHÀ Ở NÓI CHUNG VÀ NHÀ CHÍNH SÁCH NÓI RIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
Thực trạng tình hình nhà ở:
1.1) Nhà ở trong thời kỳ bao cấp (từ năm 1954 dến 30/10/1992):
Thời kỳ này nhà ở đô thị chủ yếu do Nhà nước bao cấp, ở nông thôn nhà ở vẫn mang truyền thống từ xa xưa là do dân tự xây dựng. Trong thời kỳ này, Nhà nước ban hành nhiều chính sách nhà ở. Các chính sách có liên quan đến xây dựng nhà ở như chính sách vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chế độ phân phối, tiền thuế nhà… đã góp phần giải quyết được một bộ phận nhu cầu nhà ở cấp bách ở đô thị. Song, cách thức sản xuất và phân phối nhà ở trong giai đoạn này cũng tạo ra nhiều vấn đề xã hội nan giải, đặc biệt là sự không công bằng giữa các ngành, cơ quan xí nghiệp và giữa các nhóm lao động làm việc trong khu vực Nhà nước. Đồng thời, do thiếu kinh nghiệm về quy hoạch, quản lý đô thị, Nhà nước mới chỉ chú ý đến việc xây dựng nhà ở hơn là tổ chức quy hoạch không gian đô thị một cách tổng thể, thiếu cơ sở hạ tần kèm theo như hệ thống thoát nước, cấp điện, đường sá, vệ sinh môi trường. Tính bao cấp tuyệt đối trong lĩnh vực nhà ở đô thị được thể hiện trong việc cấp nhà cho thuê với khoản tiền rất thấp (1% tiền lương), mang tính chất tượng trưng. Điều này đã dẫn đến không đủ kinh phí để duy tu và nâng cấp nhà ở, khiến cho quỹ nhà ở đô thị bị xuống cấp nhanh chóng và gây ra nhiều thiệt hại và lãng phí.
Đặc điểm của thành phố Hà Nội là một thành phố đông dân cư với đặc thù ở các phố cổ nội thành là dạng nhà hình ống chỉ dựa vào nhau mà đứng, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng do nhà cũ, xây dựng đã qua lâu, thời tiết khí hậu nước ta lại rất khắc nghiệt làm cho tốc độ hư hỏng nhà cửa cao.
Diện tích xây dựng nhà cửa của toàn thành phố Hà Nội trong những năm 1954-1958 thống kê được là 2.250.999 m2 trừ đi các diện tích phụ thuộc thì diện tích ở có: 1.500.000 m2 với dân số 30 vạn người. Bình quân đầu người là 5 m2 nhưng trong sử dụng thực tế thì có sự chênh lệch rất xa, có nhà giàu sử dụng hàng trăm m2 trong khi nhân dân lao động nhiều nhà chật hẹp bình quân đầu người chỉ có 2m2. Từ cuố...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top