hongtam_b10
New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện - Hải Dương và một số giải pháp
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3
I. Khái quát chung về phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện 3
1. Quá trình hình thành và phát triển 3
2. hệ thống tổ chức bộ máy Uỷ ban nhân dân huyện 3
3. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện huyện Thanh Miện 4
3.1. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu 4
3.2. Quyền hạn 5
4. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thanh Miện 6
4.1. Đặc điểm tự nhiên 6
4.2. Đặc điểm về dân số nguồn nhân lực 6
5. Những kết quả đạt được trong những năm qua và phương hướng trong những năm tới 8
II. Thực trạng công tác quản lý lao động của phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện 9
1. Thực trạng quản lý nhân lực 9
1.1. Hệ thống chức danh công việc 9
1.2. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và hiệp tác lao động. 9
1.3. Công tác đào tạo tại phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện 11
1.4. Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 12
2. Tiền lương 13
3. Tạo động lực tinh thần cho người lao động 14
4. Đánh giá chung và kiến nghị 15
4.1. Ưu điểm 15
4.2. Những hạn chế 16
4.3. Kiến nghị 16
PHẦN II. CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 18
I. Cơ sở lý luận và thực trạng công tác giải quyết việc làm 18
1. Cơ sở lý luận 18
1.1. Khái niệm việc làm 18
1.2. Khái niệm thất nghiệp 20
1.3. Khái niệm giải quyết việc làm 24
1.4. Ý nghĩa giải quyết việc làm đối với phát triển kinh tế - xã hội 27
2. Cơ sở thực tiễn của giải quyết việc làm 28
II. Thực trạng công tác giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện trong những năm qua 28
1. Những nhân tố ảnh hưởng đễn công tác giải quyết việc làm 28
1.1. Điều kiện tự nhiên 28
1.2. Dân số và nguồn nhân lực 29
1.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật 29
1.4. Kết cấu hạ tầng 30
2. Thực trạng công tác giải quyết việc làm 30
2.1. Nội dung chương trình giải quyết việc làm của huyện Thanh Miện giai đoạn 2001-2005 30
2.2. Kết quả công tác giải quyết việc làm trong 2 năm 2006-2007 34
3. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế công tác giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện những năm qua 35
3.1. Những hạn chế 35
3.2. Nguyên nhân chủ yếu 36
III. Một số giải pháp giải quyết việc làm ở huyện Thanh Miện trong những năm tới 37
1. Ổn định quy mô dân số 37
2. Đào tạo nghề cho người lao động 38
3. Phát triển dịch vụ việc làm 39
4. Tăng cường xuất khẩu lao động 40
5. Hỗ trợ cho người lao động vay vốn 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-de_tai_thuc_trang_cong_tac_giai_quyet_viec_lam_o_h.Sg9KkMQGFl.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57522/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
đến sử dụng lao động nữ mới có thể làm được. Cơ cấu lao động theo tuổi thì chủ yếu cán bộ công chức, viên chức là từ 45 - 50 tuổi còn cán bộ trẻ lại rất ít, chỉ có 2 người ở độ tuổi 30. Như vậy , tạo ra sự hẫng hụt giữa các thế hệ, đến một thời điểm có nhiều người cùng về hưu như vậy công việc của phòng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rất khó để bổ nhiệm người giữ vị trí lãnh đạo vì những người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm lãnh đạo.Công tác đào tạo còn chưa phù hợp cả về hình thức và cách thức - Nếu chỉ đào tạo nhân viên lúc bắt đầu nhận việc như vậy cán bộ công chức, viên chức sẽ không được bổ sung kiến thức kịp thời.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc chưa rõ ràng, đánh giá chỉ dựa vào một yếu tố nổi bật hay nổi trội của nhân viên. Đánh giá theo kiểu trung bình chủ nghĩa, tất cả các nhân viên không ai quá cao, không ai quá yếu, không ai tốt hơn hẳn…
4.3. Kiến nghị.
Trên quan điểm nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc, khách quan những mặt còn hạn chế trên, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Đề nghị Uỷ ban nhân dân, Sở lao động - thương xã hội, Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương cũng như Huyện ủy, Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện giúp đỡ hơn nữa về mọi mặt để cán bộ công chức, viên chức phòng Nội vụ - Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Miện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
cần có phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp như là đào tạo khi đang làm việc, đào tạo cho tương lai để người lao động có thể giữ các chức danh chủ chốt.
Phương pháp đánh giá hiệu quả thực hiện công việc phải cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng trung bình chủ nghĩa. cần xây dựng được các hình thức tạo động lực nhiều hơn cho cán bộ công chức, viên chức trong phòng.
PHẦN II CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN THANH MIỆN - TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Khái niệm việc làm.
Việc làm là khái niệm chỉ sự hoạt động thực tiễn của con người, là hoạt động chỉ dành cho con người và do con người thực hiện với các điều kiện vật chất, khoa học kỹ thuật và công nghệ tương ứng. Hay nói cách khác, đó là nhu cầu sử dụng sức lao động của con người. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, các hoạt động lao động của con người được biểu hiện một cách đa dạng, sinh động ra các việc làm khác nhau.
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm:
Việc làm được hiểu; “việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tức là các điều kiện cần thiết về sử dụng sức lao động đó”. Để hiểu rõ khái niệm việc làm, chúng ta cần hiểu thế nào là người có việc làm.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Người có việc làm là những người làm việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hay thanh toán bằng hiện vật hay những người tham gia vào các hoạt động mang tính tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không được nhận tiền công hay hiện vật”. Đây là một khái niệm có tính bao quát lớn nên được nhiều nước áp dụng trong quá trình tiến hành thống kê về lao động việc làm.
Trước đây, nước ta đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về dân số và ở một số lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau trên phạm vi cả nước. Nhưng đối với vấn đề việc làm chưa có một khái niệm mang tính thống nhất và chuẩn, chưa có hệ thống theo dõi về tình hình lao động - việc làm. Trong những năm gần đây, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quan điểm về việc làm của các tác giả trong nước và đặc biệt là kế thừa quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về người có việc làm. Trong Bộ Luật lao động của nước ta do Quốc hội khóa IX phê duyệt đã đưa ra khái niệm về việc làm có tính thống nhất và bao quát: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, dù các quan niệm về việc làm có khác nhau, nhưng đều thống nhất rằng: hoạt động được coi là việc làm khi hoạt động đó đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sau:
- Đó là hoạt động lao động của con người.
- Các hoạt động đó phải được tạo ra nguồn thu nhập, có thể nuôi sống được bản thân và gia đình của người lao động ở mức tối thiểu.
- Hoạt động không bị pháp luật cấm.
Có thể phân loại việc làm thành hai loại dựa trên các tiêu chí chủ yếu như: mức độ sử dụng thời gian lao động, mức thu nhập và năng suất lao động:
- Việc làm đầy đủ: là những công việc sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo chế độ và mang lại thu nhập, mức thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Theo khái niệm trên, việc làm đầy đủ là những công việc mà thời gian lao động lớn hơn hay bằng 8 giờ/ngày hay lớn hơn hay bằng 48 giờ/tuần theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo mang lại thu nhập không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
Việc làm không đầy đủ: là trạng thái trung gian giữa việc làm và thất nghiệp. Đó là trạng thái có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động họ phải làm không hết thời gian theo quy định và có thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì việc làm không đầy đủ còn được gọi là thiếu việc làm. Tức là người lao động vẫn làm việc nhưng công việc mà họ làm đã khong tạo điều kiện để họ sử dụng hết quỹ thời gian và thu nhập mà công việc mang lại thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
Việc làm không đầy đủ thể hiện dưới hai dạng:
+ Việc làm không đầy đủ vô hình: là khái niệm dùng để chỉ những lao động có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí nhiều hơn thời gian quy định nhưng có thu nhập thấp, không sử dụng hết những nang lực hiện có hay do điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém dẫn đến năng suất lao động thấp.
+ Việc làm không đầy đủ hữu hình: là khái niệm chỉ hiện tượng lao động lĩnh vực với thời gian ít hơn quy định, họ không có đủ việc làm, những người thiếu việc làm hữu hình thường là những người đang tìm việc và luôn sẵn sàng để làm việc. Biểu hiện của tình trạng thiếu việc làm hữu hình là số thời gian sử dụng lao động không hết.
Để hiểu rõ vấn đề việc làm và tại sao mọi quốc gia đều phải gắn vấn đề giải quyết việc làm trong các chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình thì chúng ta cần tìm hiểu qua khái niệm đối lập với khái niệm việc làm. Đó là khái niệm thất nghiệp và tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tính trạng thất nghiệp.
1.2. Khái niệm thất nghiệp.
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nó là người bạn đồng hành vốn có của chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường. Trong đó một bộ phận của lực lượng lao động không có việc làm và đang tích cực đi tìm việc làm. Thất nghiệp được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau...