ngchihung138
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
1. Khái niệm và đặc điểm của xuất xứ hàng hoá:
Cùng với sự phát triển của phân công lao động và giao lưu buôn bán quốc tế, một hàng hoá được sản xuất ra có thể có sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, hàng hoá sản xuất ra không chỉ để sử dụng trong một nước mà có sự trao đổi buôn bán giữa các nước trên toàn thế giới. Khi phân công lao động ngày càng mạnh thì nhu cầu thương mại cũng phát triển theo. Và cũng xuất phát từ quan hệ trao đổi hàng hoá này giữa các nước, nảy sinh các tranh chấp thương mại. Do đó, vấn đề cần thiết để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan là cần làm rõ địa điểm( hay quốc gia) mà hàng hoá được nuôi trồng, sản xuất, chế biến hay gia công. Hay nói cách khác, khái niệm xuất xứ hàng hoá ra đời là yếu tố quan trọng tất yếu của quá trình thuận lợi hoá thương mại quốc tế.
Theo Điều 1 Hiệp định GATT 1994( đoạn 1, phụ lục II), “ Xuất xứ hàng hoá là “ quốc tịch” của một hàng hoá”…” hàng hoá hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến, tại một nước mà không có sự tham gia của hàng hoá nhập khẩu từ nước khác thì được coi là có xuất xứ từ nước đó”.
Theo phụ lục chuyên đề K Công ước Kyoto sửa đổi định nghĩa: “ Nước xuất xứ của hàng hoá là nước tại đó hàng hoá được chế biến hay sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hay các biện pháp liên quan đến thương mại”.
Trong khoản 14, Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam làm rõ: “ Xuất xứ hàng hoá là nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hay nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hay vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”.
Trên thực tế, việc xác định xuất xứ hàng hoá khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất, vì mỗi nước phải đưa ra các tiêu chí cụ thể xác định xuất xứ hàng hoá đảm bảo mục tiêu kinh tế thương mại của chính quốc gia mình. Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các nước đã tiến hành các vòng đàm phán thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra sự thống nhất, đơn giản và hài hoà các quy tắc xuất xứ nhằm ổn định trong quá trình giao lưu buôn bán giữa các quốc gia.
a.Quy tắc xuất xứ ưu đãi:
Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định, điều luật và các quyết định hành chính áp dụng chung cho các thành viên WTO khi hàng hoá có đủ tiêu chuẩn để hưởng các đối xử ưu đãi theo các cơ chế thương mại tự quy định hay theo các thoả thuận cho phép hưởng các ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo Điều 1 Hiệp định GATT 1994, trong khuôn khổ song phương và đa phương.
Các quy tắc xuất xứ ưu đãi phải đảm bảo tính minh bạch về luật pháp, dễ phán đoán, phù hợp với các quy định và thông lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ. Vì vậy, các quy tắc này phải có các tiêu chí chuyển đổi căn bản thật rõ rang, không gây ra cản trở, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế cũng như không làm vô hiệu hay thay đổi quyền lợi của các thành viên WTO.
Để hưởng lợi từ các thoả thuận thương mại ưu đãi, hàng hoá phải có xuất xứ từ các quốc gia hưởng lợi hay các thành viên, và phải đảm bảo thoả mãn các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ được quy định trong Hiệp định thương mại ưu đãi. Các tiêu chí bao gồm:
- Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý:
+ Các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại các trang trại hay hộ gia đình nuôi cá thể.
+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ.
+ Các sản phẩm được chế biến trên các con tàu của nước xuất xứ với nguyên liệu do con tàu đó đánh bắt được trong vùng lãnh hải của nước xuất xứ.
+ Các khoáng sản được khai thác ngay trong lãnh thổ của nước xuất xứ.
+ Các loại cây trồng được thu hoạch như cây lương thực, cây làm cảnh và cây cho hoa.
+ Các hàng hoá được sản xuất từ chỉ những hàng hoá xuất xứ thuần tuý hay các mảnh rời hay các phế liệu của quá trình sản xuất hay có thể có được sau quá trình tiêu dùng.
- Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý:
Hàng hoá xuất xứ không thuần tuý là các hàng hoá mà quá trình tạo ra và hoàn thiện nó có sự tham gia của hai hay nhiều nước.
Trong thương mại quốc tế, hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý được xác định là có xuất xứ của nước thực hiện gia công hay chế biến cuối cùng. Ngoại trừ các công đoạn, thao tác sau đây:
+ Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
+ Các công việc đơn giản như lựa chọn, phân loại, lau bụi, sang lọc, chia cắt ra từng phần.
+ Dán nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt, bao gói sản phẩm.
+ Tháo dỡ lắp ghép các lô hàng và thay đổi bao bì đóng gói.
+ Đóng gói, bao, hộp, chai, lọ…
+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Trộn đơn giản các sản phẩm, nếu một hay nhiều thành phần của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.
+ Kết hợp các công việc trên.
+ Giết mổ động vật.
Cần lưu ý là khái niệm gia công chế biến đầy đủ tuỳ từng trường hợp vào quy định của mỗi nước và mỗi khu vực trong quan hệ với các đối tác thương mại.
- Các tiêu chí chuyển đổi căn bản:
+ Tiêu chí về thay đổi mã số phân loại ( HS).
Theo tiêu chí này, hàng hoá được phân loạivào nhóm hay phân nhóm khác với tất cả các vật liệu không xuất xứ được sử dụng. Tiêu chí này dựa trên Hệ thống HS, được coi là ngôn ngữ chung cho Hải quan toàn thế giới nên đơn giản và dễ dự đoán. Tuy nhiên, do được thiết kế đa mục đích nên sử dụng HS không hoàn toàn xác định được xuất xứ hàng hoá mà nó chỉ góp phần xác định xuất xứ hàng hoá. Và đôi khi, việc áp dụng tiêu chí này đòi hỏi một vốn kinh nghiệm và kiến thức rất sâu rộng về HS.
+ Tiêu chí về giá trị gia tăng:
Hàng hoá được xem là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá gia tăng giá trị đến một mức nhất định, thông qua 2 cách là tối đa các nguyên liệu không xuất xứ và yêu cầu tối thiểu về hàm lượng nội địa.
Tiêu chí này đưa ra một ngưỡng đơn giản hơn về quy định các hoạt động sản xuất và chế biến đồng thời phù hợp để xác định xuất xứ đối với hàng hoá đã được tinh chế thêm hay gia tăng thêm về giá trị dù không thay đổi mã HS. Tuy nhiên, tiêu chí này chịu sự chi phối về mức độ dao động của giá trị tiền tệ nên không có tính dự báo và thống nhất.
+ Tiêu chí về các hoạt động sản xuất hay chế biến:
Hàng hoá được coi là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá trải qua một hoạt động sản xuất hay gia công hay chế biến nhất định.
3. Các giải pháp phối hợp:
a. Hợp tác hải quan – hải quan
Để làm tốt công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, chúng ta cần mở rộng sự hợp tác hải quan _ hải quan trong quan hệ song phương, đa phương. Việc hợp tác đó thể hiện trên các mặt:
- Hợp tác trong khuôn khổ WTO:
Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ chuẩn bị các nội dung, tài liệ đê đóng góp vào kết quả chung của WTO, cũng như tham gia các cuộc đàm phán, các phiên họp để bàn luận các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên, cũng như của toàn WTO, triển khai các kết quả và nội dung đã thống nhất. Do vậy, về phía Hải quan cần chủ động, tích cực chuẩn bị các nội dung liên quan đến hải quan phục vụ cho các phiên đàm phán, trong đó có các nội dung đàm phán liên quan đến xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ về thuận lợi hóa thương mại. Hải quan cần thể hiện rõ là đầu mối chủ trì của Nhóm đặc cách cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể cho từng phiên đàm phán, tổ chức họp, phân công nhiệm vụ và lấy ý kiến các thành viên của Tổ thuận lợi hóa Thương mại, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tham gia đàm phán.
Hải quan cần phối hợp chặt chẽ với ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế, với các Bộ, Ngành chức năng được giao đầu mối chủ trì chuẩn bị nội dung và tham gia các phiên đàm phán với Ban Thư ký WTO để đảm bảo chất lượng, hiệu quả các nội dung về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ khi đàm phán.
Tranh thủ tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ của WTO, các Tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ công chức hải quan, trợ giúp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ, tổ chức các hôi thảo trong nước và quốc tế về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ.
-Hợp tác trong khuôn khổ WCO:
Là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới, Hải quan Việt Nam cần thực hiện tốt các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi, đặc biệt cần tham gia tích cực hơn hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó việc đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục hải quan mà Tổ chức thương mại thế giứo WTO vá các tổ chức khác như APEC, ASEAN, WCO kêu gọi các nước thành viên phải thực hiện. Vì vậy, Hải quan Việt Nam cần thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
1. Khái niệm và đặc điểm của xuất xứ hàng hoá:
Cùng với sự phát triển của phân công lao động và giao lưu buôn bán quốc tế, một hàng hoá được sản xuất ra có thể có sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, hàng hoá sản xuất ra không chỉ để sử dụng trong một nước mà có sự trao đổi buôn bán giữa các nước trên toàn thế giới. Khi phân công lao động ngày càng mạnh thì nhu cầu thương mại cũng phát triển theo. Và cũng xuất phát từ quan hệ trao đổi hàng hoá này giữa các nước, nảy sinh các tranh chấp thương mại. Do đó, vấn đề cần thiết để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan là cần làm rõ địa điểm( hay quốc gia) mà hàng hoá được nuôi trồng, sản xuất, chế biến hay gia công. Hay nói cách khác, khái niệm xuất xứ hàng hoá ra đời là yếu tố quan trọng tất yếu của quá trình thuận lợi hoá thương mại quốc tế.
Theo Điều 1 Hiệp định GATT 1994( đoạn 1, phụ lục II), “ Xuất xứ hàng hoá là “ quốc tịch” của một hàng hoá”…” hàng hoá hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến, tại một nước mà không có sự tham gia của hàng hoá nhập khẩu từ nước khác thì được coi là có xuất xứ từ nước đó”.
Theo phụ lục chuyên đề K Công ước Kyoto sửa đổi định nghĩa: “ Nước xuất xứ của hàng hoá là nước tại đó hàng hoá được chế biến hay sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hay các biện pháp liên quan đến thương mại”.
Trong khoản 14, Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam làm rõ: “ Xuất xứ hàng hoá là nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hay nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hay vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”.
Trên thực tế, việc xác định xuất xứ hàng hoá khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất, vì mỗi nước phải đưa ra các tiêu chí cụ thể xác định xuất xứ hàng hoá đảm bảo mục tiêu kinh tế thương mại của chính quốc gia mình. Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các nước đã tiến hành các vòng đàm phán thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra sự thống nhất, đơn giản và hài hoà các quy tắc xuất xứ nhằm ổn định trong quá trình giao lưu buôn bán giữa các quốc gia.
a.Quy tắc xuất xứ ưu đãi:
Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định, điều luật và các quyết định hành chính áp dụng chung cho các thành viên WTO khi hàng hoá có đủ tiêu chuẩn để hưởng các đối xử ưu đãi theo các cơ chế thương mại tự quy định hay theo các thoả thuận cho phép hưởng các ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo Điều 1 Hiệp định GATT 1994, trong khuôn khổ song phương và đa phương.
Các quy tắc xuất xứ ưu đãi phải đảm bảo tính minh bạch về luật pháp, dễ phán đoán, phù hợp với các quy định và thông lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ. Vì vậy, các quy tắc này phải có các tiêu chí chuyển đổi căn bản thật rõ rang, không gây ra cản trở, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế cũng như không làm vô hiệu hay thay đổi quyền lợi của các thành viên WTO.
Để hưởng lợi từ các thoả thuận thương mại ưu đãi, hàng hoá phải có xuất xứ từ các quốc gia hưởng lợi hay các thành viên, và phải đảm bảo thoả mãn các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ được quy định trong Hiệp định thương mại ưu đãi. Các tiêu chí bao gồm:
- Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý:
+ Các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại các trang trại hay hộ gia đình nuôi cá thể.
+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ.
+ Các sản phẩm được chế biến trên các con tàu của nước xuất xứ với nguyên liệu do con tàu đó đánh bắt được trong vùng lãnh hải của nước xuất xứ.
+ Các khoáng sản được khai thác ngay trong lãnh thổ của nước xuất xứ.
+ Các loại cây trồng được thu hoạch như cây lương thực, cây làm cảnh và cây cho hoa.
+ Các hàng hoá được sản xuất từ chỉ những hàng hoá xuất xứ thuần tuý hay các mảnh rời hay các phế liệu của quá trình sản xuất hay có thể có được sau quá trình tiêu dùng.
- Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý:
Hàng hoá xuất xứ không thuần tuý là các hàng hoá mà quá trình tạo ra và hoàn thiện nó có sự tham gia của hai hay nhiều nước.
Trong thương mại quốc tế, hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý được xác định là có xuất xứ của nước thực hiện gia công hay chế biến cuối cùng. Ngoại trừ các công đoạn, thao tác sau đây:
+ Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
+ Các công việc đơn giản như lựa chọn, phân loại, lau bụi, sang lọc, chia cắt ra từng phần.
+ Dán nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt, bao gói sản phẩm.
+ Tháo dỡ lắp ghép các lô hàng và thay đổi bao bì đóng gói.
+ Đóng gói, bao, hộp, chai, lọ…
+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Trộn đơn giản các sản phẩm, nếu một hay nhiều thành phần của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.
+ Kết hợp các công việc trên.
+ Giết mổ động vật.
Cần lưu ý là khái niệm gia công chế biến đầy đủ tuỳ từng trường hợp vào quy định của mỗi nước và mỗi khu vực trong quan hệ với các đối tác thương mại.
- Các tiêu chí chuyển đổi căn bản:
+ Tiêu chí về thay đổi mã số phân loại ( HS).
Theo tiêu chí này, hàng hoá được phân loạivào nhóm hay phân nhóm khác với tất cả các vật liệu không xuất xứ được sử dụng. Tiêu chí này dựa trên Hệ thống HS, được coi là ngôn ngữ chung cho Hải quan toàn thế giới nên đơn giản và dễ dự đoán. Tuy nhiên, do được thiết kế đa mục đích nên sử dụng HS không hoàn toàn xác định được xuất xứ hàng hoá mà nó chỉ góp phần xác định xuất xứ hàng hoá. Và đôi khi, việc áp dụng tiêu chí này đòi hỏi một vốn kinh nghiệm và kiến thức rất sâu rộng về HS.
+ Tiêu chí về giá trị gia tăng:
Hàng hoá được xem là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá gia tăng giá trị đến một mức nhất định, thông qua 2 cách là tối đa các nguyên liệu không xuất xứ và yêu cầu tối thiểu về hàm lượng nội địa.
Tiêu chí này đưa ra một ngưỡng đơn giản hơn về quy định các hoạt động sản xuất và chế biến đồng thời phù hợp để xác định xuất xứ đối với hàng hoá đã được tinh chế thêm hay gia tăng thêm về giá trị dù không thay đổi mã HS. Tuy nhiên, tiêu chí này chịu sự chi phối về mức độ dao động của giá trị tiền tệ nên không có tính dự báo và thống nhất.
+ Tiêu chí về các hoạt động sản xuất hay chế biến:
Hàng hoá được coi là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá trải qua một hoạt động sản xuất hay gia công hay chế biến nhất định.
3. Các giải pháp phối hợp:
a. Hợp tác hải quan – hải quan
Để làm tốt công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, chúng ta cần mở rộng sự hợp tác hải quan _ hải quan trong quan hệ song phương, đa phương. Việc hợp tác đó thể hiện trên các mặt:
- Hợp tác trong khuôn khổ WTO:
Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ chuẩn bị các nội dung, tài liệ đê đóng góp vào kết quả chung của WTO, cũng như tham gia các cuộc đàm phán, các phiên họp để bàn luận các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên, cũng như của toàn WTO, triển khai các kết quả và nội dung đã thống nhất. Do vậy, về phía Hải quan cần chủ động, tích cực chuẩn bị các nội dung liên quan đến hải quan phục vụ cho các phiên đàm phán, trong đó có các nội dung đàm phán liên quan đến xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ về thuận lợi hóa thương mại. Hải quan cần thể hiện rõ là đầu mối chủ trì của Nhóm đặc cách cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể cho từng phiên đàm phán, tổ chức họp, phân công nhiệm vụ và lấy ý kiến các thành viên của Tổ thuận lợi hóa Thương mại, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tham gia đàm phán.
Hải quan cần phối hợp chặt chẽ với ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế, với các Bộ, Ngành chức năng được giao đầu mối chủ trì chuẩn bị nội dung và tham gia các phiên đàm phán với Ban Thư ký WTO để đảm bảo chất lượng, hiệu quả các nội dung về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ khi đàm phán.
Tranh thủ tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ của WTO, các Tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ công chức hải quan, trợ giúp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ, tổ chức các hôi thảo trong nước và quốc tế về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ.
-Hợp tác trong khuôn khổ WCO:
Là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới, Hải quan Việt Nam cần thực hiện tốt các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi, đặc biệt cần tham gia tích cực hơn hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó việc đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục hải quan mà Tổ chức thương mại thế giứo WTO vá các tổ chức khác như APEC, ASEAN, WCO kêu gọi các nước thành viên phải thực hiện. Vì vậy, Hải quan Việt Nam cần thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: