kakapyl

New Member

Download miễn phí đề tài


Dạng tranh chấp diễn ra với số lượng khá phổ biến và phức tạp, như đất của ông bà cha mẹ cho con cháu nay đòi lại. Khi xác minh vụ việc người cho đất nói trước đây là cho mượn hay cho ở nhờ khi kinh tế gia đình khá hơn thì lấy lại, còn người nhận đất thì cho rằng là cho luôn. Thật sự dạng tranh chấp này gặp khó khăn cho công tác giải quyết.
Đất hương quả là phần đất mà người nào chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, cha mẹ thì được hưởng quyền lợi trên phần đất đó như là được trực tiếp sản xuất trên phần đất đó. Nhưng khi trong cuộc sống gia đình đang thờ cúng gặp khó khăn nên anh em xin được thờ cúng cha mẹ, ông bà Có trường hợp người anh, em đi chiến tranh nay hòa bình trở về xin được thờ cúng, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ và một thời gian sau ông bà, cha mẹ đã chết nay người đó xin được thờ cúng và quản lý phần đất đó.
Giải quyết dạng tranh chấp này gặp khó khăn ở chỗ lấy ý kiến của thân tộc, nếu mọi người trong thân tộc công minh, vô tư nhìn nhận sự việc một cách thẳng thắn khách quan thì không có gì phức tạp. Nhưng trong thân tộc có một số người cho rằng người này đúng và một số người khác lại đánh giá là người kia đúng thì công tác giải quyết, kết luận gặp khó khăn.

Tóm tắt nội dung:

tế hóa các vấn đề cần nghiên cứu:
- Các bước tiến hành:
+ Thu thập tài liệu - số liệu có liên quan.
+ Nghiên cứu các quy định của Nhà nước thể hiện trong LĐĐ, Luật KNTC, pháp lệnh thanh tra, qui chế tổ chức và hoạt động thanh tra của thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, các nghị định, thông tư, quyết định, công văn cùng với các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Vấn đề chủ yếu là nghiên cứu các quyết định, công văn của huyện Lai Vung trong lĩnh vực thanh tra đất đai trên địa bàn huyện Lai Vung.
+ Tham gia các hoạt động thực tế.
+ Tổng hợp tài liệu, số liệu và viết bài.
+ Hoàn chỉnh luận văn.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Lai Vung.
Tìm ra những thuận lợi khó khăn trong công tác thanh tra, những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Những vướng mắc trong thanh tra khi áp dụng LĐĐ 1993, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2001, pháp lệnh thanh tra năm 1990, Luật KNTC 1998, qui chế tổ chức hoạt động thanh tra địa chính 1994 và những lợi thế khi LĐĐ năm 2003 và Nghị định 181 được thực hiện.
Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thanh tra đất đai tại Huyện sao cho phù hợp với tình hình với đặc thù kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của huyện.
2.2. PHƯƠNG TIỆN
2.2.1. Các văn bản pháp luật
+ Luật Đất đai năm 1987
+ Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
+ Luật Đất đai 1993
+ Luật khiếu nại, tố cáo 1998
+ Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001
+ Luật Đất đai 2003
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003.
+ Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung 2004 và 2005
+ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại tố cáo.
+ Thông tư số 01/2009/TT-TTCP, ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính Phủ, Về Quy trình giải quyết tố cáo. (có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2010)
+ Các văn bản có liên quan khác.
2.2.2. Thiết bị
+ Máy vi tính
+ Máy in
+ USB
+ Các văn phòng phẩm phục vụ cho đề tài.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
˜¥™
ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý
Huyện Lai Vung nằm phía Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 23.793,55 ha, chiếm 6,79% diện tích toàn tỉnh Đồng Tháp. Với dân số năm 2006 là 164.953 người, mật độ dân số khoảng 693,28 người/km2. (Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung)
Toạ độ địa lý
Từ 10o 08’ đến 10o 24’ vĩ độ Bắc.
Từ 105o33’ đến 105o 44’ kinh độ Ñoâng.
Tứ cận
Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò;
Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long;
Phía Đông giáp thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành;
Phía Tây giáp Cần Thơ;
Nhìn chung vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sử dụng đất nói riêng, đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong sử dụng đất.
3.1.2. Các đơn vị hành chính
Về hành chính, Huyện có 12 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 11 xã: Thị trấn Lai Vung, xã Phong Hòa, xã Định Hòa, xã Tân Hòa, xã Vĩnh Thới, xã Long Thắng, xã Hòa Long, xã Tân Thành, xã Tân Phước, xã Long Hậu, xã Tân Dương, xã Hòa Thành.
Hình 3.1 : Bản đồ hành chính huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp
TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP
Tình hình tranh chấp, khiếu nại - tố cáo ở huyện Lai Vung
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả Huyện có những xã riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: xã Long Thắng, xã Tân Dương, xã Hoà Thành….
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả huyện, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan Huyện hàng năm cao.
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức... Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Từ những khó khăn, vướng mắc trong công tác hoà giải, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân ở địa phương mà UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vùng đã kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết tốt hơn để đơn thư không tồn đọng kéo dài dẫn đến vi phạm pháp luật quy định, không gây phiền hà cho nhân dân, qua đó tạo lòng tin trong nhân dân, trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và cải cách thủ tục hành chính. Đây là sự nổ lực rất lớn của các ngành và UBND các xã, thị trấn.
Các dạng tranh chấp, khiếu nại - tố cáo
Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra tại huyện Lai Vung từ năm 2005 đến nay nhìn chung có nhiều loại hình tranh chấp khác nhau, mỗi dạng tranh chấp phát sinh tại một thời điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. Phân loại tranh chấp đất đai là việc làm cần thiết nhằm nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho từng loại tranh chấp đất đai.
Tại huyện Lai Vung đã nổi lên một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời gian qua chỉ mang tính chất vận dụng chung LĐĐ năm 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LĐĐ năm 1998, năm 2001 và sự ra đời của LĐĐ năm 2003 và các văn bản để áp dụng vào thực tế của từng vụ tranh chấp. Huyện Lai Vung chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Đây là một khó khăn chính trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưn...


Link download cho anh em\
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top