Norval

New Member
Download Đề tài Thực trạng đầu tư của Việt Nam tại Lào: Giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư

Download Đề tài Thực trạng đầu tư của Việt Nam tại Lào: Giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư miễn phí





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những hiểu biết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment
– FDI) 2
II. Các hình thức đầu tư trực tiếp 3
1. Các hình thức đầu tư trực tiếp cơ bản 3
1.1 Doanh nghiệp liên doanh 3
1.2 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 5
1.3 Đầu tư theo hợp đồng 6
1.4 Đầu tư phát triển kinh doanh 9
1.5 Đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại công ty 10
2. Các loại hình khu kinh tế có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
2.1 Khu chế xuất 10
2.2 Khu công nghiệp 12
2.3 Khu công nghệ cao 12
2.4 Khu thương mại tự do 13
2.5 Đặc khu kinh tế (SEZ) 13
III. Vai trò của hình thức đầu tư trực tiếp 14
1. Đối với nước xuất khẩu vốn 14
2. Đối với nước xuất khẩu vốn 16
IV. Hậu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
1. Đối với nước xuất khẩu vốn 17
2. Đối với nước xuất khẩu vốn 18
V. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước 19
1. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc 19
2. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Nhật 22
3. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của NIEs châu Á 25
4. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước ASEAN 28
5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 30
Chương 2 : Thực trạng đầu tư sang Lào của các doanh nghiệp
Việt Nam 32
I. Quy chế quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 32
1. Đối tượng áp dụng 32
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài 33
3. Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư 33
4. Quy định về thuế 36
5. Quy định về quản lý ngoại hối 41
II. Môi trường đầu tư tại Lào 45
1. Môi trường chính trị - xã hội 45
2. Môi trường văn hóa 46
3. Môi trường pháp lý và hành chính 47
4. Môi trường kinh tế tài nguyên 48
5. Môi trường tài chính 51
6. Môi trường cơ sở hạ tầng 53
7. Môi trường lao động 54
8. Môi trường quốc tế 55
III. Thực trạng hoạt động đầu tư sang Lào của Việt Nam. Thành công – Hạn chế. Những nhân tố tác động. 57
1. Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 57
2. Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào 67
3. Thành công – Hạn chế 78
4. Những nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư 89
 
Chương 3 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào 101
I. Quan điểm và phương hướng thu hút FDI của Lào 101
1. Quan điểm đảm bảo những nguyên tắc về mối quan hệ kinh tế
xã hội 101
2. Quan điểm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường
sinh thái 102
3. Quan điểm đảm bảo lợi ích các bên, lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài 103
4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài, hướng đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế 104
5. Định hướng cụ thể trong một số ngành và lĩnh vực 104
II. Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư sang Lào 105
1. Quan điểm đề xuất các giải pháp 105
2. Giải pháp đề xuất 107
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 119
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nghị định 22 ra đời, số dự án đầu tư sang Lào có buớc chuyển biến đột ngột, năm 1999 số dự án đầu tư sang Lào đã gấp 1,25 lần so với cả giai đoạn từ 1993 – 1999. Xu hướng này tiếp tục gia tăng trong năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2001, 2002 số dự án cấp phép đầu tư sang Lào lại giảm xuống đột ngột, chỉ còn 1 dự án mỗi năm. Giai đoạn này các doanh nghiệp ưa thích việc tiếp cận các thị trường mạnh như: Mỹ (5 dự án), Singapore (3 dự án), Nga (3 dự án) và một số thị trường hết sức mới mẻ như: Uzebekistan, Tajikistan... với các dự án về tin học, dầu khí... ít phù hợp với điều kiện thị trường tại Lào.
Năm 2003 đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư với thị trường Lào, tuy nhiên nó không duy trì được lâu, ngay vào năm tiếp theo đã lại giảm. Năm 2005, bước ngoặt trong hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và điểm nhấn của hoạt động này chính là việc đầu tư sang Lào, số dự án đầu tư sang Lào trong năm này là 17 dự án, chiếm 34% tổng số dự án đầu tư sang Lào tính từ năm 1993.
Vị trí dẫn đầu về đầu tư nước ngoài của Việt Nam tại Lào đang dần bị thay thế bởi các nhà đầu tư Trung Quốc và Thái Lan. Luỹ kế đến năm 2005, Việt Nam dẫn đầu về đầu tư sang Lào thì năm 2006, Việt Nam nhường vị trí này cho Trung Quốc và sang năm 2007, Việt Nam đứng thứ ba sau cả Thái Lan. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tiềm lực của DN Việt Nam về vốn, công nghệ chưa mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.
Năm 2008 và năm 2009, số lượng dự án và vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào tăng lên nhanh chóng, vươn lên đứng đầu trong các nước đầu tư vào Lào với trên 200 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD. Việt Nam đã có một số dự án triển khai đầu tư lớn có kết quả  như Thủy điện Sekaman 3, đầu tư trồng, khai thác và chế biến hàng vạn ha cao su tại Trung và Nam Lào góp phần đáng kể phát triển kinh tế xã hội của Lào nói chung và địa bàn dự án nói riêng.
Tính đến tháng 5/2010, đã có 219 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ Lào cấp phép với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội trọng yếu, như tài chính-ngân hàng, năng lượng, khai khoáng, dịch vụ, nông-lâm nghiệp… Hai nước hiện đang hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam sang Lào phân theo ngành
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%)
I
Công nghiệp
76
52.05
1,049,614,207
68.76
CN dầu khí
1
1.32
4,680,000
0.45
CN nặng
60
78.95
1,023,623,717
97.52
CN nhẹ
5
6.58
13,768,440
1.31
CN thực phẩm
3
3.95
2,225,050
0.21
Xây dựng
8
10.53
9,997,000
0.95
II
Nông, lâm nghiệp
48
32.19
427,275,777
27.99
Nông-Lâm nghiệp
48
427,275,777
27.99
III
Dịch vụ
22
15.07
44,908,067
2.94
Dịch vụ
9
40.91
6,790,000
15.12
GTVT-Bưu điện
5
22.73
22,932,030
51.06
Khách sạn-Du l̃ch
2
9.1
5,155,796
11.48
Văn hóa- Y tế -Giáo dục
5
22.73
3,056,811
6.81
XD Văn phòng-Căn hộ
1
4.55
6,973,430
15.53
Tổng số
146
100
1,526,478,051
100
Nguồn : Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài
BIỂU ĐỒ : Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam sang Lào theo ngành
BIỂU ĐỒ : Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang Lào theo ngành
Đầu tư theo ngành của Việt Nam sang Lào đã tập trung vào các ngành phát huy được lợi thế so sánh của Lào, đó là các ngành tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động phong phú, dồi dào tại đây.
Các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp với 77 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,05 tỷ USD (chiếm 52,7% số dự án và 69% vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực Nông-Lâm nghiệp với 48 dự án (chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su), tổng vốn đầu tư là 427,2 triệu USD (chiếm 32% số dự án và 28% vốn đầu tư); lĩnh vực Dịch vụ có 22 dự án với tổng vốn đầu tư là 44,9 triệu USD (chiếm 15% số dự án và 2,94% vốn đầu tư).
Đứng đầu về ngành tiếp nhận số dự án cũng như vốn đầu tư chính là ngành công nghiệp. Lào đang trong tiến trình xây dựng cơ sở ban đầu để tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá, do vậy đây là những ngành nhận được sự ưu đãi lớn từ phía Chính phủ Lào. Đầu tư vào ngành này không những chúng ta đạt được các mục tiêu về lợi nhuận mà còn đạt được nhiều mục tiêu mang tính chính trị khác, vì vậy từ phía Việt Nam chúng ta cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Trong ngành công nghiệp phải kể đến ngành công nghiệp nặng với 60 dự án và 1,023,623,717 USD vốn đầu tư, chiếm 97.52%, tiếp theo là xây dựng với 8 dự án và 9,997,000 USD vốn đầu tư, chiếm 0.95%.
Khai thác khoáng sản: Hiện nay đã có 46 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào để thăm dò, khai thác khoáng sản với tổng vốn đầu tư là 118 triệu USD, quy mô bình quân một dự án là 2,5 triệu USD. Các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại Lào nhìn chung đã triển khai hoạt động. Đây là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào nhất so với các lĩnh vực khác.
Sản xuất điện: Hiện ta có 3 dự án đầu tư sang lào để xây dựng nhà máy thủy điện, dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt Lào với tổng vốn đầu tư là 273 triệu USD. Dự án đã khởi công vào ngày 5/4/2006 và đang triển khai thi công xây dựng các công trình, giá trị vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 80 triệu USD. Dự Thủy điện Xekaman 1 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt Lào với tổng vốn đầu tư là 441,6 triệu USD cấp phép ngày 21/12/2007, dự đang bắt đầu triển khai thực hiện. Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô của Tổng Công ty hợp tác kinh tế Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 142,09 triệu USD, dự án được cấp phép ngày 5/2/2008. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào trong lĩnh sản xuất điện là 856,7 triệu USD, đây là lĩnh vực có vốn đầu tư lớn nhất trong số các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào.
Ngành nông nghiệp ngày càng dành được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bây giờ là thời điểm các doanh nghiệp đầu tư chuẩn bị vùng nguyên liệu cho một số các dự án công nghiệp lớn trong tương lai do vậy tổng vốn đầu tư cho ngành này cũng khá đáng kể 427,275,777 USD cho 47 dự án. Tuy nhiên do điều kiện địa lý, tự nhiên của Lào là không có biển, do vậy tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sang Lào là vào nông – lâm nghiệp mà chủ yếu tập trung vào các dự án lâm nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú tại đây, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, cao su...
Trồng cây cao su, cây công nghiệp: Tính đến cuối tháng 11 năm 2008, đã có 24 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào để trồng cây cao su, cây công nghiệp với tổng vốn đầu tư là 406,4 triệu USD, chiếm 26,6% vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào.
Ngành dịch vụ số lượng dự án đầu tư còn khá khiêm tốn chỉ khoảng 22 dự án và tổng vốn đầu tư là 44,908,067 USD.
2.3 Tình hình đầu tư trực tiếp n
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
I Thực trạng đầu tư phát triển ở công ty TNHH Lạc Hồng 2006-2008 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top