Download Luận văn Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Download miễn phí Luận văn Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh





Nhận diện vềhành vi trong tâm lý người là một việc khó, nhận diện hành vi
đạo đức lại càng khó hơn. Đặc biệt khi chúng ta cần tìm hiểu hành vi đạo đức của
SVSP trong nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệkhác nhau thì đòi hỏi cần có
nhiều phương pháp nghiên cứu đểthu nhận ý kiến. Những sốliệu từbảng khảo sát
chỉlà một phần kết quảtự đánh giá của SVSP trước những tình huống tiêu biểu mà
chúng tôi đưa ra, chưa thểphản ánh hết được thực trạng vềhành vi. Một sốbiểu
hiện trong khi phỏng vấn và quan sát cũng được chúng tôi ghi nhận một cách tương
đối.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ững khó khăn lớn (trong đó có cả vấn đề kinh tế) là điều
đáng phân vân”.
2.4.2. So sánh giữa các nhóm khách thể điều tra về thái độ đạo đức
a. Về giới tính, kết quả xử lý cho thấy không có sự biệt đáng kể giữa
nam và nữ sinh viên về thái độ đạo đức. (xem thêm bảng 21, Phụ lục 1)
Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội, các bạn nam đồng tình cao ở giá trị
“chấp hành luật pháp” và “giữ gìn nơi công cộng”, “trung thực trong quan hệ
với bạn bè” hơn so với các bạn nữ về ba giá trị này.
Trong khi đó, giá trị “chấp nhận hy sinh vì bạn bè” tỉ lệ đồng tình ở nam
thấp hơn so với nữ sinh sư phạm.
b. Về xuất thân gia đình, các giá trị đạo đức trong mối quan hệ “với bản
thân” và “với học sinh” được sinh viên có hộ khẩu tại TPHCM hướng đến
nhiều hơn so với các sinh viên có hộ khẩu từ tỉnh khác (2.36, 2.58). Đặc biệt,
với giá trị “học hỏi từ phía học sinh” thì sinh viên tại TPHCM có thái độ tích
cực hơn hẳn sinh viên ngoài TPHCM (2,84). Trong những cuộc trò chuyện,
chúng tui cũng nhận thấy sự cởi mở, chân thành của các bạn sinh viên thành
phố. các bạn nói: “người thầy phải đồng thời là người anh, và người bạn của
học trò thì mới được”.
Còn những giá trị với xã hội và với bạn bè, SVSP đến từ các tỉnh khác có
cái nhìn tích cực hơn, cụ thể là “lòng biết ơn thế hệ trước”, “lòng tự hào dân
tộc” và “tính trung thực trong bạn bè” (xem chi tiết ở bảng 22, Phụ lục 1).
c. Về trình độ đào tạo, sinh viên năm đầu có thái độ tích cực hơn so với
sinh viên năm cuối ở những giá trị “biết ơn thế hệ trước”, “thương người”,
“trung thực trong học tập”, “khiêm tốn” và “tận tâm với nghề sư phạm” (xem
bảng 23, Phụ lục 1). Một lần nữa chúng ta lại thấy thời gian đào tạo ở các
trường sư phạm chưa góp phần bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cho sinh
viên, nếu không muốn nói là giảm sút.
Khi trò chuyện với sinh viên năm nhất chúng tui nhận thấy họ rất tha
thiết đối với những chuẩn mực tốt đẹp của thế hệ cha ông, của truyền thống
nghề dạy học… nhưng khi đi sâu hơn, các bạn thổ lộ rất thật “bây giờ thì
chúng em nghĩ như vậy, nhưng không biết qua 4 năm học ở đây chúng em có
còn những suy nghĩ ấy không, hay cũng hiện đại và sống thoải mái như những
anh chị khóa trước (!)”. Còn những sinh viên năm cuối cũng không giấu giếm
“lúc mới vào trường, còn nhiều hoài bão tốt đẹp lắm, nhưng giờ thì phải thực
tế hơn rồi”, và còn nữa “em rất thích đi dạy, nhưng nếu đồng lương quá eo
hẹp thì em đành phải làm công việc khác để nuôi thân thôi”.
d. Về trường đào tạo, kết quả thống kê (ở bảng 24 ,Phụ lục 1) cho thấy:
- Sinh viên trường CĐSPMG có thái độ tích cực hơn đối với đa số
các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ, nhất là các giá trị trong quan
hệ với xã hội, với cộng đồng.
- Sinh viên trường ĐHSPKT thì đề cao tính “trung thực” trong tình
bạn và rất quan tâm đến thái độ “thẳng thắn góp ý với thầy cô”. Những
biểu hiện này cho thấy phần nào tính đặc thù về “kỹ thuật” lấn áp tính
“sư phạm” trong nghề nghiệp của họ. Đó cũng là hiện trạng đáng chú ý
trong mục tiêu định hướng giá trị cho sinh viên trường ĐHSPKT. Một
giáo viên dạy môn nghiệp vụ sư phạm trong trường đã nói: “tình cảm với
nghề dạy học của SVSP còn chưa được rõ ràng lắm, khi dạy các môn
nghiệp vụ chúng tui thấy rõ điều đó, các em học theo lối đối phó và
không tự tin khi nghĩ mình ra trường sẽ theo nghiệp dạy học”.
- Điểm đáng lưu ý hơn cả là sự mờ nhạt về biểu hiện thái độ đạo
đức của sinh viên ĐHSP và CĐSP (nay là Đại học Sài Gòn cùng với
trường THSPMN), đặc biệt là trường ĐHSP TPHCM, một trong số các
trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước.
Khi chúng tui hỏi một số sinh viên ĐHSP: “những điều đáng lo
ngại của đạo đức sinh viên trường chúng ta” họ tìm cách lảng tránh, hay
lắc đầu. Chúng tui chỉ thu được một số ý kiến như “SVSP đã bắt đầu có
dấu hiệu tham gia vào các tệ nạn xã hội, dưới con mắt khắt khe của một
giáo viên tương lai thì tui không thể chấp nhận điều đó’, hay “Ngày
20/11 hàng năm chỉ là dịp để chúng em… tổ chức các sự kiện, chương
trình cho chính mình”, “tình bạn ngày nay đa phần chỉ là đáp ứng nhu
cầu được chia sẻ khó khăn, hoặc… nhờ vả nếu có thể được”, hay “sinh
viên ngày nay phải luôn biết thể hiện bản lĩnh của chính mình, khiêm tốn
quá là thiệt thòi”.
Ý kiến của một số giáo viên trường CĐSP giải thích về thái độ đạo
đức sinh viên trường mình: “Do đầu vào là sinh viên cao đẳng nên rất ít
các bạn sinh viên thiết tha với nghề dạy học”, “sự biến động của các
ngành nghề trong xã hội phần nào cũng nâng cao vị thế của người giáo
viên, nhưng lại cũng là cơ hội rõ ràng để các SVSP so sánh sự hơn kém
về giá trị vật chất của nghề đem lại”.
Tóm lại, về thái độ đạo đức của sinh viên sư phạm nhìn chung đều mang tính
tích cực khá cao. Nổi bật trong đó là các giá trị đạo đức trong mối quan hệ xã hội.
Mặt khác, các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với bản thân chưa được đánh giá
cao lắm từ phía các sinh viên sư phạm. Nam sinh viên thể hiện thái độ tương đối tốt
hơn so với nữ sinh viên trong một số phẩm chất đối với xã hội và bạn bè. Các sinh
viên đến từ TPHCM có thái độ tương đối tích cực hơn các sinh viên đến từ các tỉnh
khác trong các mới quan hệ với thầy cô giáo, với nghề sư phạm. Vẫn có sự trội hơn
về thái độ của những sinh viên năm đầu về nhiều mặt. Cuối cùng, biểu hiện của các
sinh viên trường CĐSPMG vẫn cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến các thái độ đạo
đức, đặc biệt là so với các sinh viên trường ĐHSP.
2.5. Hành vi đạo đức của SVSP ở TPHCM
Tìm hiểu hành vi đạo đức của SVSP, chúng tôi, một mặt căn cứ vào kết quả
thăm dò về tự đánh giá của sinh viên, mặt khác chúng tui dựa vào kết quả xử lý tình
huống trong các mối quan hệ khác nhau ở sinh viên (mỗi tình huống sẽ thay mặt cho
một giá trị đạo đức mà SVSP cần có trong định hướng của mình) kết hợp với kết
quả phỏng vấn và quan sát.
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tự đánh giá hành vi đạo đức của mình ở
mức khá cao (2.7). Điều này cho thấy hành vi đạo đức của SVSP khá phù hợp với
các chuẩn mực đạo đức đã lựa chọn.
2.5.1. Kết quả chung về tự đánh giá hành vi đạo đức
Nhận diện về hành vi trong tâm lý người là một việc khó, nhận diện hành vi
đạo đức lại càng khó hơn. Đặc biệt khi chúng ta cần tìm hiểu hành vi đạo đức của
SVSP trong nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệ khác nhau thì đòi hỏi cần có
nhiều phương pháp nghiên cứu để thu nhận ý kiến. Những số liệu từ bảng khảo sát
chỉ là một phần kết quả tự đánh giá của SVSP trước những tình huống tiêu biểu mà
chúng tui đưa ra, chưa thể phản ánh hết được thực trạng về hành vi. Một số biểu
hiện trong khi phỏng vấn và quan sát cũng đư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
N Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng thu - Chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định) Luận văn Kinh tế 0
T Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
M Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre Khoa học Tự nhiên 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài sản cố định tại trung tâm thông tin di động khu vực I Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Gỗ Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cao su Sao Vàng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top