78_87

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc.
Kinh tế phát triển nhanh và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế
giới. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ tình trạng cùng kiệt nàn, lạc hậu, đến
nay nước ta đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào
loại nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới, được đánh giá cao về thành
tích xoá đói giảm cùng kiệt và phát triển con người, bước sang ngưỡng của nước
có thu nhập trung bình.
Để đạt được những thành tựu đó có phần đóng góp đáng kể của
ODA.ODA góp phần bổ sung nguồn vốn lớn cho nền kinh tế nhờ đó mà
chúng ta vượt qua khủng hoảng 1 cách nhanh chóng. Để đạt được mục tiêu
mà Đảng đã đề ra, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững cần huy động và
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó. Có thể nói trong những năm qua chúng ta
đã huy động và sử dụng tương đối hiệu quả nguồn vốn này nhưng bên cạnh
đó vẫn còn nhiều bất cập như vụ hối lộ quan chức Việt Nam của PCI, hay vụ
sập cầu Cần Thơ…Có thể thấy việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng
vốn ODA là rất quan trọng. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Thực trạng
huy động và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010”.
Trong quá trình thực hiện bài viết do thời gian và hiểu biết vẫn còn hạn
chế, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới Ths.Lương Hương Giang đã giúp đỡ em thực hiện đề
tài này.
Sinh viên
Đinh Hồng Vân
Đinh Hồng Vân

1

Kinh tế đầu tư 49B


Đề án môn học
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA
Khái niệm ODA.
Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức
1.1

(thường gọi tắt là ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại hay các khoản
cho vay với những điều kiện ưu đãi hay hỗn hợp các khoản trên được cung
cấp bởi các nhà nước, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và các tổ chức phi
chính phủ nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang và
chậm phát triển được tiếp nhận nguồn vốn này.
Chúng ta thường hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại,
viện trợ có hoàn lại, hay tín dụng ưu đãi của các Chính phủ , các tổ chức liên
Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc,
các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
1.2 Đặc điểm của ODA.
Vốn ODA mang tính ưu đãi.
Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn
dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho
nước vay. Vốn ODA của WB, ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(Japan Bank for International Cooperation JBIC) có thời gian hoàn trả là 40
năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Thông thường trong ODA, có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là
cho không). Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.
Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân
hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự

ưu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế. Cho
vay ưu đãi hay còn gọi là cho vay “mềm”. Các nhà tài trợ thường áp dụng
nhiều hình thức khác nhau để làm “mềm” khoản vay, chẳng hạn kết hợp một
Đinh Hồng Vân

2

Kinh tế đầu tư 49B


Đề án môn học
phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng gần với điều kiện thương mại
tạo thành tín dụng hỗn hợp.
Vốn ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang
và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các
nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là:
Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic ProductGDP) bình quân đầu người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng
thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả
năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Khi các nước này đạt
trình độ phát triển nhất định qua ngưỡng đói cùng kiệt thì ưu đãi này sẽ giảm đi.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của nước này phải phù
hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa
bên cấp và bên nhận ODA.
Thông thường, các nước cung cấp ODA đều có chính sách ưu tiên riêng
của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kĩ
thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý…). Đồng thời, đối tượng
ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn
cụ thể. Vì vậy, nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ
chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hay không hoàn lại

trong những điều kiện nhất định một phần Tổng sản phẩm quốc dân (Gross
National Product-GNP) từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Như vậy, nguồn gốc thực chất của ODA chính là một phần của tổng sản phẩm
quốc dân của các nước giàu được chuyển sang các nước nghèo. Do vậy, ODA
rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía
nước cung cấp cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA.
Vốn ODA mang tính ràng buộc
ODA có thể ràng buộc (hay ràng buộc một phần, hay không ràng
Đinh Hồng Vân

3

Kinh tế đầu tư 49B


Đề án môn học
buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra, mỗi nước cung cấp viện trợ
cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt
chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy đinh vốn ODA của Nhật (hoàn
lại và không hoàn lại) đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật Bản.
Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và
lợi ích của nước viện trợ. Vốn ODA mang yếu tố chính trị.
Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho
mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Bỉ, Đức, Đan Mạch yêu cầu khoảng
50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình… Canada yêu cầu
cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan 2,2%, hai nước này
được coi là những nước có tỷ lệ ODA yêu cẩu phải mua hàng hóa và dịch vụ
của nhà tài trợ thấp. Đặc biệt là Niu Dilan không đòi hỏi phải tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ của họ. Nhìn chung 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng

để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng
tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và
giảm cùng kiệt ở những nước đang phát triển. Động cơ nào đã thúc đẩy các nhà
tài trợ để ra mục tiêu này? Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của
mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị
trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các
điều kiện kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về an ninh, kinh tế,
chính trị khi kinh tế các nước cùng kiệt tăng trưởng. Mối quan tâm mang tính cá
nhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số vấn
đề mang tính toàn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường
sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các cuộc xung đột,
sắc tộc, tôn giáo… đòi hỏi sự hợp tác , nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế,
không phân biệt nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế
Đinh Hồng Vân

4

Kinh tế đầu tư 49B


Đề án môn học
chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA như một
công cụ chính trị: xác định vị trí và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu
vực tiếp nhận ODA. Hoa Kỳ là một trong những nước dùng ODA làm công
cụ để thực hiện chính sách gây “ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn”.
Nhật Bản hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử
dụng ODA như là một công cụ đa năng về chính trị và kinh tế. ODA của Nhật
Bản không chỉ đưa lại lợi ích cho nước nhận mà còn mang lợi ích tốt nhất cho
chính nước Nhật. Trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải đối phó với

những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ giúp tài
chính rất lớn cho các nước Đông Nam Á là nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn
về mậu dịch và đầu tư của Nhật Bản. Nhật Bản đã nhận gánh vác một phần
gánh nặng cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á bằng kế hoạch trợ giúp do Bộ
trưởng Tài chính Kichi Miyazawa đề xuất vào tháng 10 năm 1998. Nhật Bản
dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn, chủ yếu là lãi suất
thấp và tính bằng đồng Yên, và dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có
nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các khoản trợ giúp nói trên được thực hiện vì
lợi ích của cả hai bên. Các khoản cho vay sẽ được tính bằng đồng Yên và gắn
với những dự án có các công ty Nhật Bản tham gia.
Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp
hữu nghị, mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế
và vị thế chính trị cho nước tài trợ. Những nước cấp viện trợ đòi hỏi các nước
tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên
tài trợ. Khi nhận viện trợ, các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều
kiện của các nhà tài trợ. Không vì lợi trước mắt mà đánh mất những quyền lợi
lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn
lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng
cùng có lợi.

Đinh Hồng Vân

5

Kinh tế đầu tư 49B


Đề án môn học
ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ.
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ

nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng không hiệu quả ODA, có
thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào
vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn
ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu
trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi
hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn để
tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
1.3 Phân loại ODA
* Theo nguồn vốn cung cấp:
- ODA song phương: Nước này viện trợ, tài trợ cho nước khác.
- ODA đa phương: Nhiều nước hình thành một quỹ (hay tổ chức) để
viện trợ, tài trợ cho một nước.
* Theo tính chất:
- Viện trợ không hoàn lại: Các khoản vốn cho không, không phải trả lại.
- Viện trợ có hoàn lại: Các khoản vay ưu đãi (tín dụng với điều kiện
“mềm”).
- Viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần cho không, phần còn lại thực hiện
theo hình thức tín dụng (có thể là ưu đãi hay thương mại).
* Theo mục đích:
- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là những khoản cho vay ưu
đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức,
công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu
tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực.. loại hỗ trợ này chủ yếu là
viện trợ không hoàn lại.
Đinh Hồng Vân

6

Kinh tế đầu tư 49B


Đề án môn học
* Theo điều kiện:
- ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị
ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
- ODA có ràng buộc nước nhận:
+ Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị
hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài
trợ sở hữu hay kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hay các công ty
của các thành viên (đối với viện trợ đa phương).
+ Bởi mục đích sử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất
định hay một dự án cụ thể.
- ODA có thể ràng buộc một phần: một phầ chi ở nước viện trợ, phần
còn lại chi ở bất cứ nơi nào.
* Theo đối tượng sử dụng:
- Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án củ
thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hay hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc
cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ phi dự án: Bao gồm các loại hình như sau:
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển
giao tiền tệ) hay hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu.
Ngoại tệ hay hàng hóa được chuyển qua hình thức này có thể được sử
dụng để hỗ trợ ngân sách.
+ Hỗ trợ trả nợ.
+ Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng
quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ
được sử dụng như thế nào.
ODA được hướng vào hai mục tiêu chính: (i) thúc đẩy tăng trưởng dài

hạn và giảm cùng kiệt ở những nước đang phát triển; (ii) tăng cường lợi ích chiến
lược kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn của các nước tài trợ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Thực trạng và hoạt động của bộ phận Lễ Tân khách sạn Anh Huy Luận văn Kinh tế 0
B Công tác huy động vốn tại Agribank Nam Hà Nội – Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Mỹ Xuyên Kiến trúc, xây dựng 0
A Thực trạng huy động, sử dụng và quản lý vốn ODA Công nghệ thông tin 0
G Thực trạng huy động và sử dụng vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty CP kỹ thuật tàu công trình thuỷ Vinashin Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác huy động và sử dụng vốn trong các Doanh nghiệp Nhà nuớc ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp cho năm đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
K Thực trạng huy động và sử dụng vốn ở Tổng Công ty Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top