chieclamuadong5789
New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng kinh tế Mỹ thập kỷ 70 là tiền đề cho đổi mới chính sách kinh tế thập kỷ 80, khả năng phục hồi cũng như những nhân tố giúp tăng trưởng kinh tế Mỹ những năm đầu 90
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ MỸ VÀ THỰC TRẠNG NHỮNG
NĂM 70 2
I-/ TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ MỸ 2
II-/ CƠ SỞ CHO SỰ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH KINH TẾ TRONG THẬP KỶ 80. 3
1-/ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ BỊ SUY GIẢM. 3
2-/ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NGHIÊM TRỌNG 4
3-/ SỰ RỐI LOẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ TÍN DỤNG NGÀY CÀNG TĂNG LÊN. 4
4-/ SỰ SUY GIẢM CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI. 5
5-/ SỰ SUY YẾU TƯƠNG ĐỐI TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH QUỐC TẾ 6
PHẦN II- ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
KINH TẾ MỸ THẬP KỶ 80 8
I-/ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI KINH TẾ. 8
1-/ “ỔN ĐỊNH HOÁ” SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGOẠI THƯƠNG: 8
2-/ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ. 9
3-/ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ. 10
II-/ KẾT QUẢ PHỤC HỒI KINH TẾ THẬP KỶ 80 VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẦU THẬP KỶ 90. 11
1-/ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĨ MÔ. 11
1.1 GDP 11
1.2 Thất nghiệp. 12
1.3 Nhu cầu nội địa. 12
1.4 Lạm phát. 12
1.5 Thâm hụt ngân sách 13
1.6 Năng suất lao động. 13
2-/ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 13
2.1 Hoạt động ngoại thương. 14
2.2 Hoạt động đầu tư. 16
2.3 Quan hệ kinh tế quốc tế. 19
PHẦN III- TRIỂN VỌNG KINH TẾ CỦA MỸ 20
1-/ NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG: 20
2-/ NHỮNG NHÂN TỐ KÌM HÃM TĂNG TRƯỞNG. 21
3-/ NHỮNG NHÂN TỐ TRUNG GIAN. 23
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-de_tai_thuc_trang_kinh_te_my_thap_ky_70_la_tien_de.uTzjEBDyfS.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-45742/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
c khôi phục lại vị trí quốc tế của Mỹ.Phần II
Đổi mới chính sách kinh tế và khả năng phục hồi kinh tế Mỹ thập kỷ 80
I-/ Nội dung chính sách đổi mới kinh tế.
Xuất phát từ thực trạng kinh tế trong những năm 70, những đổi mới chủ yếu trong chính sách kinh tế của Mỹ trong thập kỷ 80 nhất quán với 4 nội dung chính:
- Đẩy mạnh cải tổ cơ cấu kinh tế.
- Cải cách tài chính.
- ổn định tiền tệ, chống lạm phát.
- Củng cố vị trí của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Mục đích cơ bản của những đổi mới này là nhằm ổn định lâu dài và khắc phục sự suy yếu tương đối của kinh tế Mỹ. Nhờ đó để tạo cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hướng các hoạt động tiền tệ trở lại bình thường không để chúng gây ra các tác động tiêu cực, đẩy lùi lạm phát và không ngừng tăng việc làm. Khắc phục những mất cân đối diễn ra lâu dài trong nền kinh tế. Hiện đại hoá nền công nghiệp Mỹ, tạo lập cho kinh tế Mỹ một cơ sở phát triển vững chắc đủ mạnh để cạnh tranh và đè bẹp các đối thủ.
Cuối những năm 80, tình hình kinh tế thế giới có sức biến đổi hết sức quan trọng, chiến tranh lạnh kết thúc và Mỹ vượt qua những năm suy thoái 1989 - 1991 và hiện nay đang có những bước phát triển đi lên với sức mạnh kinh tế số một thế giới, trong bối cảnh đó Mỹ đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích duy trì và tăng cường sức mạnh kinh tế của mình. Sau đây là những vấn đề nổi bật trong đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ.
1-/ “ổn định hoá” sự phát triển của ngoại thương
Với các giải pháp cụ thể:
- Thúc đẩy xuất khẩu và giành lại những thị trường đã mất, tạo sức ép mọi mặt để mở cửa những thị trường khó vào, nhất là đối với những hàng hoá cao cấp mà Mỹ đã giành lại ưu thế của mình, giữ vững các vị trí độc quyền như:
+ Nhóm các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến: như các thiết bị thăm dò và khai thác dầu mỏ, các máy móc thiết bị trong ngành xây dựng, y tế, giao thông vận tải, máy bay, hàng không vũ trụ, hoá chất, thiết bị vô tuyến, viễn thông, các loại máy tính lớn v.v...
+ Nhóm các mặt hàng nông sản truyền thống như thịt, sữa, hoa quả, lúa mì, gạo, đỗ tương thức ăn gia súc... Thị trường chính cho các sản phẩm này vẫn là Tây Âu, Nhật bản và Đông Âu.
- Khuyến khích xuất khẩu và các hoạt động phục vụ xuất khẩu bằng cách tài trợ trực tiếp cho các hoạt động này và hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước. Ví dụ như năm 1982 hơn 100 dự luật và quy chế trong lĩnh vực thương mại đã được Quốc hội Mỹ xem xét và điều chỉnh. Chính quyền Reagan và sau đó là chính quyền Bush thực hiện tháo gỡ những vướng mắc “hành chính” cản trở tính hiệu quả của các hoạt động thương mại hay việc phi điều tiết hoạt động ngoại thương một cách rộng rãi và triệt để nhất.
- Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có thể tự sản xuất tốt ở trong nước, nhất là nguyên liệu, mở rộng việc nhập những loại hàng hoá cần thiết cho ý nghĩa chiến lược đối với quá trình hiện đại hoá công nghiệp Mỹ như: khoáng sản quan trọng và khan hiếm; các mặt hàng của công nghiệp chế biến: máy phát điện, tuabin... và các thiết bị có công dụng đặc biệt và một số hàng hoá tiêu dùng thiết yếu như: dệt, da, may mặc.
- Để bảo trợ cho xuất nhập khẩu ổn định, Mỹ kiểm ra chặt chẽ biểu thuế quan xuất nhập khẩu danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu. Nếu làm được sẽ cho phép giảm bớt dần thiếu hụt buôn bán với nước ngoài.
2-/ Chính sách khuyến khích đầu tư.
- Mở rộng thị trường để thu hút đầu tư nước ngoài vào Mỹ. Bằng cách, sử dụng chính sách tiền tệ 2 mặt, vừa dùng các thủ động tăng lãi suất cho vay, áp dụng chế độ “lãi suất ưu tiên” và tiếp tục lợi dụng các ưu thế và quyền phủ quyết của Mỹ trong hai tổ chức tiền tệ lớn là quỹ tiền tệ (I.M.F) và ngân hàng thế giới WB nhằm hướng hoạt động của các tổ chức này phục vụ trực tiếp các lợi ích cục bộ của Mỹ.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và Mỹ nhất là Nhật và Tây Âu là một chính sách lớn của các chính quyền từ Reagan đến Bush. Theo tính toán của Washington, đầu tư nước ngoài vào Mỹ không chỉ giúp họ tái thiết lại nền công nghiệp mà còn tạo nhiều cơ hội tăng việc làm mới va trong một giác độ nào đó, có thể hạn chế phần nào khả năng phát triển của các đồng minh.
- Chú trọng việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Mỹ áp dụng chính sách kết hợp tăng viện trợ phát triển đi đôi với đầu tư trực tiếp để giúp các công ty Mỹ đi vào thị trường các nước. Năm 1990 Mỹ viện trợ cho phát triển 10,17 tỷ USD đứng đầu thế giới và năm 1991: 9,64 tỷ USD (đứng thứ hai sau Nhật Bản: 11,03 tỷ)
Để thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, chẳng hạn đầu tư vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương, Mỹ có cơ quan vạch chính sách là USAID và cơ quan tài trợ xuất khẩu là EXIMBANK. Thông qua hai cơ quan này, Mỹ lập quỹ cho vay để khuyến khích bạn hàng xuất nhập hàng hoá của Mỹ với lãi suất thấp, lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các nhà sản xuất Mỹ. Đồng thời, mở rộng quyền của USAID trong việc cấp tín dụng trong danh mục viện trợ có điều kiện cho các nước mua hàng hoá và dịch vụ của Mỹ.
3-/ Quan hệ kinh tế quốc tế.
Điều chỉnh và khai thác triệt để chính sách thực dụng kiểu Mỹ trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Giống như trước đây, chính sách “cái gậy và củ cà rốt” vẫn được Nhà Trắng sử dụng một cách linh hoạt, các chính trị gia Mỹ nhận thức rất rõ ràng bên cạnh các nguyên tắc tồn tại trong hợp tác quốc tế, còn có một nguyên tắc khác, đó là “ưu thế của kẻ mạnh” mà người Mỹ thì có nhiều ưu thế đó.
- Đối với các nước Tư Bản phát triển, nguyên tắc lợi ích ngang nhau được Mỹ đề cao trong quan hệ buôn bán và kinh doanh của họ. Giải quyết các xung đột hay mâu thuẫn về lợi ích với các bạn hàng chủ yếu vẫn là giải pháp thương lượng. Việc xây dựng diễn đàn “đàm phán Urugoay” là một thí dụ nổi bật để thực thi giải pháp này. Diễn đàn này đã bổ sung cho các cuộc thương lượng vượt quá tầm giải quyết các mâu thuẫn về buôn bán thông qua tổ chức GATT.
- Đối với các nước đang phát triển, bên cạnh việc sử dụng chính sách buôn bán bất bình đẳng, Mỹ còn sử dụng cơ chế “ưu tiên lựa chọn, phân hoá” một cách linh hoạt để lôi kéo và khống chế các nước này. Suy cho cùng, qua đó, Mỹ nhằm giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong các vấn đề nguyên liệu, năng lượng thị trường tiêu thụ, ô nhiễm môi trường... làm cho các nước này thích ứng với những thay đổi cơ cấu đang diễn ra trong nền kinh tế Mỹ.
- Đặc biệt, đối với khu vực các nước đang phát triển có nền kinh tế hàng hoá phát triển cao như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Braxin, Mê Hi Cô, Mỹ sẽ sử dụng “cơ chế ưu tiên” và chính sách “mềm hoá” trong các quan hệ kinh tế đối với họ. Vì đây là các bạn hàng lớn và tin cậy của Mỹ về các sản phẩm công nghiệp nhẹ, như hàng dệt, giầy da, may mặc. Hơn nữa, sự ưu đãi c