Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết noi
MỤC LỤC.
Lời nói đầu.
PHẦN I. VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
A. Những vấn đề cơ bản về lao động việc làm.
I. Lao động và nguồn lao động.
1. Lao động
2. Nguồn nhân lực và nguồn lao động
3. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
II. Việc làm.
1. Khái niệm việclàm
2. Tình trạng việc làm và thất nghiệp
3. Các nhân tố tác động đến vấn đề việc làm
III. Cơ cấu việc làm và các thị trường lao động
1. Việc làm và thị trương lao động khu vực thành thị chính thức.
2. Việc làm và thị trương lao động khu vực thành thị không chính thức.
3. Việc làm và thị trương lao động khu vực nông thôn.
B. Giải quyết việc làm - vấn đề của mỗi quốc gia.
I. ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm đối với vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
1. Về mặt kinh tế.
2. Về mặt xã hội.
II. Vai trò của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
III. Kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
2. Kinh nghiệm của Đài Loan.
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản.
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ VINH NGHỆ AN.
A. Phần cung lao động.
I. Đặc điểm chung.
1. Đặc điểm của dân số điều tra.
2. Lực lượng lao động.
II. Đào tạo và sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật.
1. Tình trạng sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trong công việc hiện tại.
2. Nhu cầu đào tạo.
III. Thất nghiệp.
1. Lao động đang thất nghiệp.
2. Lao động đã từng thất nghiệp
3. Nguyên nhân thất nghiệp
4. Hình thức tìm việc làm của người lao động thất nghiệp
B.Phần cầu lao động
I.Đặc điểm doanh nghiệp điều tra
1.Doanh nghiệp điều tra xét theo hình thức sở hữu
2. Doanh nghiệp điều tra xét theo hoạt động kinh tế
3. Doanh nghiệp điều tra xét theo qui mô lao động
II.Thực trạng lực lượng lao động của các doanh nghiệp
1.Lực lượng lao động xét theo giới và độ tuổi
2. Lực lượng lao động xét theo trình độ văn hoá
3.Lực lượng lao động xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
4.Lực lượng lao động xét theo hợp động lao động
5.Lực lượng lao động xét theo tính chất công việc
6.Thời gian làm việc của doanh nghiệp xét theo tính chất công việc
7.Đào tạo nâng cao trình độ người lao động
8. Lao động tuyển mới trong năm 1998
9.Đánh giá động thái lao động của các doanh nghiệp trong năm 1998
III.Nhu cầu tuyển dụng của lao động của doanh nghiệp trong thời gian tháng 7 năm 1999- tháng 7/2000
1.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo hình thức sở hữu
2.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo nhóm tuổi
3.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ văn hoá
4.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
5.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo lý do tuyển dụng
6.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo thời điểm tuyển
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM - ĐẶC BIỆT LÀ CHO LỰC LƯỢNG THANH NIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH- NGHỆ AN THỜI KỲ 2001-2005
I.Phương hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005
1.Những vấn đề về kinh tế xã hội
2.Những căn cứ xác định phương hướng
3.Một số quan điểm về giải quyết việc làm
4.Mục tiêu giải quyết việc làm thời kỳ 2001-2005 .
5.Phương hướng giải quyết việc làm thời kỳ 2001-2005
II.Một số giải pháp giải quyết việc làm đặc biệt là cho lực lượng thanh niên ở thành phố Vinh - Nghệ An giai đoạn 2001-2005
1.Xây dựng hệ thống thông tin về lao động việc làm
2.Đào tạo lao động kỹ thuật
3.Phát triển kinh tế tạo mở việc làm
4.Phân định rõ trách nhiệm của các nghành
5.Hệ thống dịch vụ việc làm phải được hoạt động thống nhất
6.Xây dựng kế hoạch cụ thể giải quyết việc làm
7.Bố trí cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn để làm công tác lao động và giải quyết việc làm
8.Tổ chức nghiên cứu khoa học để tìm ra giải pháp
9.Sớm nghiên cứu để ban hành luật về lao động việc làm và chống thất nghiệp
10.Tăng cường giải pháp đem lại việc làm cho thanh niên ở thành phố Vinh- nơi có thanh niên thất nghiệp cao.
Phần I
Vai trò của lao động, việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

A. Những vấn đề cơ bản về lao động, việc làm.

I. Lao động và nguồn lao động.
1. Lao động.
Lao động là hành động của con người diễn ra giữa người với tự nhiên, như Mác đã nói: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên”.
Ngày nay khái niệm lao động đã được mở rộng. Lao động là hoạt động có mục đích, có ích của con người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải không ngừng phát triển sản xuất, điều đó có nghĩa là không thể thiếu lao động. Lao động là nguồn gốc và là động lực phát triển của xã hội. Bởi vậy xã hội càng văn minh thì tích chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động ngày càng tiến bộ.
Đối với Việt Nam, khi đất nước đang thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì lý luận lao động phải được đánh giá ở nhiều khía cạnh mới, cụ thể là:
Trước hết, lao động vẫn được coi là cách tồn tại của con người, nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích của con người phải được coi trọng. Bởi vì lao động biểu hiện bản chất của con người còn lợi ích của người lao động là vấn đề nhạy cảm nhất, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với xã hội.
Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cách sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì lao động được xem xét trên các khía cạnh năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Thứ ba, là bất cứ một hình thức lao động của cá nhân, không phân biệt thuộc thành phàn kinh tế nào, nếu đáp ứng được nhu cầu của xã hội tạo ra sản phẩm hay công dụng nào đó, thực hiện được lợi ích, đảm bảo nuôi sống mình, không ăn bám vào người khác, vào xã hội, lại có thể đóng góp cho xã hội một phần lợi ích thì lao động đó được coi là có ích.
2. Nguồn nhân lực và nguồn lao động
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. Về số lượng đó là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ. Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước ( kể cả cận trên và cận dưới) rất khác nhau tuỳ theo yêu cầu của trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Lao động, dân số trong độ tuổi lao động là những người đủ từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và đủ từ 15 đến 55 tuổi đối vơí nữ. Về chất lượng nguồn nhân lực, đó là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ và phẩm chất của người lao động.
Nguồn lao động ( hay lực lượng lao động ) là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Cũng như nguồn nhân lực, nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. Như vậy, theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng không phải là nguồn lao động. Đó là những người lao động không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm; những người đang đi học, những người đang làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình trạng khác (người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định)...
Theo khái niệm mở rộng dùng trong thống kê lao động - việc làm Việt Nam thì lực lượng lao động còn bao gồm những người ở ngoài độ tuổi lao động ( lao động cao tuổi) thực tế đang làm việc trong các ngành kinh tế.

3. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
a. Lập luận của các trường phái kinh tế về lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất. Nhờ có lao động và các yếu tố đầu vào khác được kết hợp tạo ra sản phẩm cung ứng trên thị trường, hình thành nên tổng cung. Khi các yếu tố đầu vào (trong đó có yếu tố lao động) tăng lên thì sản phẩm tạo ra nhiều hơn, tổng cung tăng lên. Mặt khác lao động là mục tiêu của sản xuất. Khi lao động tăng tiêu dùng cũng tăng lên làm cho tổng cầu cũng tăng lên. Nền kinh tế đạt điểm cân bằng mới tương ứng với mức sản lượng thực tế tăng lên.
Từ trước tới nay, có rất nhiều trường phái kinh tế đã khẳng định vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mô hình của Ricardo (trường phái cổ điển) đã tính thu nhập quốc dân bao gồm tiền công do lao động làm thuê nhận được, lợi nhuận và địa tô. Mô hình CácMác cho rằng lao động sống tạo ra nguồn của cải và giá trị thặng dư, là nguồn gốc của tái sản xuất xã hội, muốn mở rộng sản xuất cần tăng năng suất lao động. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô hình tân cổ điển về các yêú tố tác động đến tổng cung. Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồn lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên (R) và khoa học công nghệ (T). Họ cũng thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuất Cobb - Douglas về sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng:
Y= T. Ka. Lb. Rg
g = t + a.k + b.l + g.r
Trong đó:
g: Tốc độ tăng trưởng của GDP
k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào K, L, R
t: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của Khoa học công nghệ (T)
Giữa các yếu tố đầu vào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo ra tăng trưởng. Tuy nhiên cũng tuỳ vào từng nước, từng thời kỳ mà sử dụng nhiều yếu tố lao động, ít yếu tố vốn hay ngược lại nhiều yếu tố vốn, ít yếu tố lao động phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đối với nước ta lao động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Bởi vì trong các yếu tố đầu vào thì mặc dù là tài nguyên của chúng ta là phong phú, đa dạng nhưng không phải là vô tận mà đang cạn kiệt dần. Do vậy, lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển.
b.Vai trò của nguồn lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
b1. Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu, năng động và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong quá trình lao động con người luôn tìm tòi, suy nghĩ, năng động, sáng tạo, không chỉ sáng chế ra những tư liệu lao động có năng suất cao mà còn kết hơp tư liệu lao động với đối tượng lao động nhằm tạo ra những sản phẩm theo mục đích đã định. Nhờ con người mà các tư liệu sản xuất được hoàn thiện từng bước và chỉ thông qua hoạt động của con người, các tư liệu sản xuất mới phát huy được tác dụng, thúc đẩy lực lượng sản xuất và nền kinh tế phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người được đặt vào một quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, ý thức trách nhiệm lớn cả trong lao động cơ bắp, lao động kỹ thuật và lao động quản lý. Có như vậy, lực lượng vật chất to lớn mới được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
b2) Lợi ích của nguồn lao động là động lực to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Nhu cầu cuộc sống là động lực cơ bản nhất của con người. Bất kỳ hoạt động nào của con người cũng bắt nguồn từ những nhu cầu cuộc sống. Thoả mãn các nhu cầu chính là bảo đảm lợi ích của con người. Vì lợi ích mà con người hoạt động. Lợi ích của con người bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, trong đó lợi ích vật chất đống vai trò quan trọng. Người lao động dù làm việc ở đâu, dưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích của mình. Lợi ích càng cao, càng tạo nên sức hấp dẫn để con người hoạt động có hiệu quả hơn. như vậy chính lợi ích là nhu cầu trở thành động cơ của hành động. Thoả mãn lợi ích chính đáng của người lao động là động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
b3) Nguồn lao động với tư cách lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong mọi cách sản xuất xã hội, sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào suy cho cùng đều để phục vụ con người. Ngược lại nhu cầu của con người là tác nhân kích thích, là “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất và là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nguồn lao động với tư cách là một bộ phận quan trọng của dân số, đồng thời là một động lực tiêu dùng mạnh mẽ, luôn đóng vai trò quyết định là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở mọi thời đại.
Nhận thức đúng đắn về vấn đề lao động không chỉ giúp chúng ta thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xem xét việc sử dụng lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp sử dụng và phát huy vai trò của nguồn lao động trong giai đoạn mới.
II. Việc làm.
1. Khái niệm việc làm.
Việc làm là phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế xã hội và nhân khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta có những cách định nghĩa khác nhau về việc làm:
Theo H.A Gowlop thì “việc làm là mối quan hệ sản xuất nảy sinh do sự kết hợp giữa cá nhân người lao động và phương tiện sản xuất”.
Theo Huyhanto (Viện Hải ngoại Luân Đôn) thì việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động kinh tế của một xã hội, là tất cả những gì liên quan đến cách thức kiếm sống của con người kể cả quan hệ sản xuất và các tiêu chuẩn hành vi tạo ra khuôn khổ của quá trình kinh tế.
Đối với Việt Nam, Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua đã khẳng định: “mọi hoạt dộng lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Với khái niệm về việc làm như trên thì hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hay bằng hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hay thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công bằng tiền hay bằng hiện vật cho công việc đó.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

B2uty

New Member
Re: [Free] Thực trạng lao động Thành phố Vinh Nghệ An và một số giải pháp giải quyết việc làm

Ad ơi cho mình xin file bài này với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại công ty cơ khí Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng Luận văn Kinh tế 1
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng quan hệ lao động ở Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông Luận văn Kinh tế 3
N Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho Luận văn Kinh tế 0
D Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011 Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top