suale455000

New Member

Download Báo cáo Thực trạng & Một số Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam miễn phí​

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. 3
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3
1.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ 3
2.ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 4
3. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 5
3.1. ĐẦU TƯ VỪA TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG CUNG TỔNG CẦU. 5
3.2. ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NỀN KINH TẾ: 5
3.3. ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 6
3.4.ĐẦU TƯ VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU. 6
3.5. ĐẦU TƯ VỚI TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẤT NƯỚC 7
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 7
1.KHÁI NIỆM VỀ LÂM NGHIỆP 7
2. LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 8
2.1.ĐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 8
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ TRONG LÂM NGHIỆP. 9
2.3. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP. 11
2.4. CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ VÀ HIỆU CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP. 13
III. VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀO LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ 15
1.VAI TRÒ CỦA LÂM NGHIỆP VÀ LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ. 15
2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẮC TRUNG BỘ. 16
3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀO LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ 18
I . KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI TRONG MỐI LIÊN HỆ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. 18
1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. 18
2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 18
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. 19
1.TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 19
1.1.TỔNG VỐN ĐẦU TƯ. 19
1.2 CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ THEO NGUỒN: 20
1.3 CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ THEO TỈNH 22
1.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ 23
2.NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CUỘC ĐẦU TƯ. 34
2.1. KẾT QUẢ CỦA CÔNG CUỘC ĐẦU TƯ PHÁT TRIẾN LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ 34
2.2. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ 44
I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN 44
1. ƯU ĐIỂM: 44
2. NHƯỢC ĐIỂM : 47
3. NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI RỪNG. 49
VÙNG ĐỊA LÝ 50
II. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC. 50
1.MỤC TIÊU: 50
2. ĐỊNH HƯỚNG 51
3. NHỮNG THÁCH THỨC 52
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ 54
1. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 54
1.1. MỐI QUAN HỆ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: 54
1.2.HOÀN THÀNH VIỆC TỔNG KIỂM KÊ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP: 54
1.3. XÂY DỰNG BỘ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP 1: 10000. 54
1.4. ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP, KHOÁN BẢO VỆ RỪNG: 55
1.5. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT. 55
2.GIẢI PHÁP VỀ VỐN 55
3. CÁC CHÍNH SÁCH. 58
3.1 CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI: 58
3.2. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ TÍN DỤNG. 58
3.3.CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ THAM GIA BẢO VỆ VÀ KINH DOANH RỪNG. 59
3.4. HƯỞNG LỢI. 59
3.5.CHÍNH SÁCH THUẾ: 60
3.6. ỔN ĐỊNH THU NHẬP 60
4. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN: 61
5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔ HÌNH LÂM NGHIỆP 62
6. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC. 63
VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ. 64
1.CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN. 64
1.1. DỰ ÁN XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG MÃ 64
1.2. DỰ ÁN TRỒNG RỪNG THÂM CANH PHỤC VỤ NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP VÀ TRỒNG CÁC LOẠI CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ THEO PHƯỜNG THỨC NÔNG LÂM KẾT HỢP. 65
1.3.CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA THEO DÕI DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG BẮC TRUNG BỘ. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế- xã hội nào. Được xem là nhân tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tê, trong những năm qua tỷ trọng đóng góp vào GDP của đầu tư phát triển đang ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng của các công trình hạng mục công trình phục vụ đời sống nhân sinh.

Rừng là “Vàng” là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng. Nước ta với diện tích đất là đồi núi gắn liền trên đó là thảm thực vật rừng và tập đoàn các loài động vật rừng khá đa dạng. Nơi đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của hàng triệu người thuộc rất nhiều các dân tộc trong cộng đồng người Việt.

Tài nguyên rừng là một tài sản lớn và vô cùng quý hiếm, vì vậy việc đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp là một tất yếu cần thiết để không chỉ tạo ra bầu khí quyển trong lành cho sự sống của dân cư mà còn là để đem lại một giá trị kinh tế lớn góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế quốc dân.

Bắc Trung Bộ là một đồi núi trung du có 40% diện tích vùng là rừng, đầu tư phát triển vào lâm nghiệp Bắc Trung Bộ không chỉ tạo thêm của cải cho kinh tế vùng mà còn là thực hiện chủ trương bảo vệ và tôn tạo rừng của chính phủ góp phần cải thiện môi trường sống nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng cũng như góp phần tạo tiềm lực kinh tế cho sự nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hoá đất nước.

Đây chính là lý do khiến em chọn đề tài

“ Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ- Việt Nam”.

Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở kiến thức chuyên ngành kinh tế đầu tư với việc thu thập số liệu, tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế sau khi hoàn thành đợt thực tập tại Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo của Giáo viên hướng dẫn thực tập Phạm Văn Hùng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.

Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ- Việt nam.

Đầu tư phát triển lâm nghiệp là cả một vấn đề lớn mang tầm vĩ mô, có định hướng của nhà nước. Do vậy với thời gian thực tập có hạn, bản thân thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề tài của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy, cô và các cô chú ở Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam.

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ.

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.Khái niệm và phân loại đầu tư

Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế – xã hội nào. Thuật ngữ “ Đầu tư” (Investment) có thể được hiểu đồng nghĩa với “ sự bỏ ra”, “sự hy sinh” từ đó có thể coi “Đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì ở hiện tại ( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ..) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm đầu tư khác nhau, nhưng thường đề cập đến một số khái niệm cơ bản sau:

- Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các địa phương, các ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng.

- Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn và các nguồn lực khác trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hay lợi ích kinh tế xã hội.

- Đầu tư là việc bỏ tiền ra nhằm tạo những năng lực mới để từ đó dự kiến khai thác được khoản tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra.

- Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội.

Như vậy, đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa cá nhân, các tổ cho không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Vốn đầu tư được hình thành từ tiền tích luỹ của xã hội, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động khác được dựa vào sử dụng trong quá trính sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.

Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là: Phân loại đầu tư theo bản chất của các đối tượng đầu tư, Theo cơ cấu tái sản xuất, Theo phân cấp quản lý, Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu trong quá trình tái sản xuất xã hội, Phân loại theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư, Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, Theo nguồn vốn, Theo vùng lãnh thổ.

2.Đầu tư phát triển và đặc điểm của đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư, đó là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm tạo ra các năng lực sản xuất phục vụ mới cả về số lượng và chất lượng của nền kinh tế, đầu tư phát triển là hình thức trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế và cho các đơn vị sản xuất kinh doanh

Là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền bằng vốn hiện vật, là quá trình chi dùng vốn nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tiềm lực sẵn có của nền kinh tế thị trường. Có thể ví dụ như là việc bỏ tiền ra để trồng rừng, phát triển các khu rừng với những chức năng riêng, để nhằm bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trồng rừng. Ngoài ra còn có rất nhiều lĩnh vực đầu tư, nhưng ta nhận thấy rõ nhất, thường xuyên nhất, thể hiện đặc trưng nhất của đầu tư phát triển là đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó gồm: xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền móng và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại một doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện thiệu hóa – thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top