phonghieu9

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình
1 Đặt vấn đề.
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng, theo thống kê đầu năm 2006 toàn thế giới có 6,5 tỷ người, dự báo đến 2015 dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian kinh tế mới. Một xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai.
Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta nhận định: “Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong định hướng phát triển tương lai”. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, vùng biển Việt Nam mang trong mình những tiềm năng nổi bật như: khai thác dầu khí, khoáng sản; nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản; du lịch;… Vì vậy, vấn đề tiến ra biển để phát triển kinh tế đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi các nguồn tài nguyên trên đất liền có hạn, đã và đang được khai thác mạnh mẽ, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng.
Thái Bình là một tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng biển và ven biển phía Bắc, là tỉnh giàu tiềm năng, thế mạnh, phát triển toàn diện nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp (đặc biệt là nông nghiệp và ngư nghiệp) với 49,25 km bờ biển. Vùng biển Thái Bình thuộc ngư trường đánh bắt Vịnh Bắc Bộ với hàng nghìn hecta mặt nước ở các bãi bồi cửa sông thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy hải sản. Thái Bình với 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo nên vùng bãi triều rộng trên 16 nghìn héc-ta, trong đó diện tích khoanh nuôi thủy sản khoảng 10 nghìn héc-ta và hàng nghìn héc-ta đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả có thể chuyển sang nuôi các loài thủy sản mặn, lợ. Vùng thềm lục địa của tỉnh rộng trên 1 vạn km2 với nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, có nhiều loài có giá trị kinh tế, lại gần các ngư trường lớn giàu tôm cá. Cảng thương mại Diêm Điền được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho các tàu vận tải biển. Hàng ngàn héc-ta rừng sú, vẹt phía ngoài đê biển cùng với Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen tạo nên hệ thống phòng thủ ven biển vững chắc, kết hợp với nuôi thủy sản, trồng rừng ngập mặn, du lịch sinh thái. Nhân dân ven biển cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và vận tải biển. Bên cạnh đó, quá trình khai thác, phát triển tiềm năng kinh tế biển của Thái Bình cũng còn những hạn chế, khó khăn chủ yếu, như việc nuôi trồng thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự bền vững; cách nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến; kiến thức về khoa học - kỹ thuật của phần lớn nông, ngư dân chưa theo kịp với yêu cầu của sản xuất; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc phát triển kinh tế biển còn hạn chế, vẫn còn biểu hiện tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước; khai thác hải sản chủ yếu là khai thác ven bờ, số phương tiện công suất nhỏ có xu hướng tăng; dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới; du lịch biển vẫn trong tình trạng chậm phát triển. Các loại hình, tuor, tuyến, điểm du lịch chưa hình thành rõ nét, kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ...
Từ thực tế trên, tui quyết định chọn vấn đề “ thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển
Đánh giá thực trạng và hiệu quả phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những khó khăn thách thức đối với phát triển kinh tế biển tại địa phương.
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kinh tế biển ở Thái Bình.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả phát triển kinh tế biển ở Thái Bình
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển tại địa phương
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
1.4. Phương pháp và địa điểm nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tiểu luận còn sử dụng 1 số phương pháp chủ yếu sau :
- phương pháp phân tích hệ thống và tư duy logic học
- phương pháp thống kê, so sánh
- phương pháp điều tra chuyên sâu
1.4.2. Địa điểm nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Bình.








2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.1. Thực trạng
2.1.1 Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.
Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đông với chỉ số biển khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị chung bình của thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn.
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan).
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay ven biển và trên một số đảo nhỏ bé. Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển còn nhỏ bé, đang trong thời kỳ bắt đầu xây dựng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, thông báo thời thiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,...còn nhỏ bé, trang bị thô sơ.
Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn. Vùng biển và ven biển tập trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Tuy nhiên, ngành du lịch biển vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển-đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế và chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế. Khai thác hải sản và nuôi thuỷ sản nước lợ vốn là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển đã đóng góp khoảng hơn 3 tỷ USD trong tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu (2008) và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh cá trực tiếp, nuôi thủy sản và 50 vạn lao động dịch vụ liên quan.
Đối với các lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên,...) hiện chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ bé. Ông Nguyễn Chu Hồi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: “Khai thác biển đảo đã đem lại những lợi ích kinh tế -xã hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững. trình độ khai thác biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu nhất trong khu vực.Việt Nam tuy là một quốc gia biển, song đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự dựa vào biển để phát triển đúng tiềm năng và thế mạnh. Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia mạnh biển, vẫn chưa phải là một cường quốc biển.
2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Thái Bình
Thái Bình có trên 50 km bờ biển với 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo nên vùng bãi triều rộng trên 16 nghìn héc-ta, trong đó diện tích khoanh nuôi thủy sản khoảng 10 nghìn héc-ta và hàng nghìn héc-ta đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả có thể chuyển sang nuôi các loài thủy sản mặn, lợ. Vùng thềm lục địa của tỉnh rộng trên 1 vạn km2 với nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, có nhiều loài có giá trị kinh tế, lại gần các ngư trường lớn giàu tôm cá. Cảng thương mại Diêm Điền được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho các tàu vận tải biển. Hàng ngàn héc-ta rừng sú, vẹt phía ngoài đê biển cùng với Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen tạo nên hệ thống phòng thủ ven biển vững chắc, kết hợp với nuôi thủy sản, trồng rừng ngập mặn, du lịch sinh thái. Nhân dân ven biển cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và vận tải biển.
3.1. Kết luận
Từ quá trình nghiên cứu trên chúng ta thấy được tình hình phát triển kinh tế biển trong thời gian qua của tỉnh Thái Bình và một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển Thái Bình trong thời gian tới. Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lợi thủy, hải sản phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển ở Thái Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát huy thế mạnh sẵn có của ngành đối với quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu đến năm 2020 Thái Bình trở thành tỉnh công nghiệp.
Thực tế đã cho thấy, phát triển kinh tế biển ở Thái Bình trong những năm qua đã thu được những kết quả nhất định góp phần vào sự nghiệp phát triển của tỉnh Thái Bình nói riêng và cả đất nước nói chung. Kết quả phát triển mạnh mẽ này phải kể đến sự lỗ lực của các ngư dân ven biển, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp chế biến, sản xuấ, sự quan tâm của cán bộ các cấp, những chính sách khuyến khích của Đảng và nhà nước…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì phát triển kinh tế biển ở Thái Bình vẫn còn tồn tại những vấn đề sau: Việc nuôi trồng thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự bền vững; hạn chế trong nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; khai thác thủy hải sản chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; phát triển tiềm năng du lịch biển còn gặp nhiều khó khăn, du lịch biển vẫn trong tình trạng chậm phát triển...
Vì vậy trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước và mọi thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế biển của tỉnh. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái và đưa kinh tế biển dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Với đề tài nghiên cứu này, em mong sẽ góp phần nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế biển của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa.
3.2. Kiến nghị
- Đối với Đảng và nhà nước
Cần có những chính sách trợ giúp, khuyến khích ngư dân vùng biển mạnh dạn đầu tư hơn nữa vào phát triển kinh tế biển. Đảm bảo thị trường tiêu thụ cho một số bà con nông dân gặp khó khăn trong nuôi trồng. Hỗ trợ vốn, giống, kĩ thuật cho một số địa phương gặp khó khăn.
- Đối với chính quyền địa phương
Cần quan tâm hơn nữa đến ngư dân vùng biển, tạo điều kiện cho người dân nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng như phát triển du lịch biển. Giúp các ngư dân trong việc vay vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Tuyên truyền động viên bà con nhân dân tích cực tham gia sản xuất, lao động sáng tạo.
- Đối với bà con nông dân
Tích cực hơn nữa trong nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng như phát triển du lịch biển.
Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác thủy hải sản đi đôi với nuôi trồng, tu bổ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư cho khai thác thủy hải sản. Phát huy tinh thần lao động hăng say, cần cù sáng tạo của ngư dân vùng biển

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp Khoa học Tự nhiên 0
D đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, TP Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại-Dịch Vụ Cơ Khí Tiến Phát Khoa học Tự nhiên 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top