iam_iam_hihi

New Member
Download Chuyên đề Thực trạng quá trình triển khai thí điểm bảo hiểm y tế toàn dân của bảo hiểm y tế Hà Nội ở huyện Sóc Sơn

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng quá trình triển khai thí điểm bảo hiểm y tế toàn dân của bảo hiểm y tế Hà Nội ở huyện Sóc Sơn





Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống BHYT Việt Nam; hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.
Cụ thể quá trình quản lý phân phối sử dụng của quỹ BHYT như sau:
- Dành 91,5% số tiền thu BHYT cho quỹ khám, chữa bệnh, trong đó dành 5% lập quỹ dự phòng khám, chữa bệnh.
+ Quỹ khám chữa bệnh trong năm không sử dụng hết được kết chuyển vào quỹ dự phòng.
+ Trường hợp chi phí khám, chữa bệnh trong năm vượt quá khả năng thanh toán của quý khám, chữa bệnh thì được bổ sung từ quỹ dự phòng.
- Dành 8,5% cho chi quản lý thường xuyên của hệ thống BHYT Việt Nam theo dự toán hàng năm đươc cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ chi tiêu của Nhà nước quy định.
- Tiền tạm thời nhàn rỗi (nếu có;) của quỹ BHYT được mua tín phiếu, trái phiếu do kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành và được thực hiện các biện pháp khác nhau bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHYT nhưng phải đảm bảo nguồn chi trả khi cần thiết.
Liên Bộ y tế - Tài chính ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHYT Việt Nam.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trong nước vẫn thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc. Cơ quan đơn vị trả lương hay sinh hoạt phí cho đối tượng có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định.
3.1.2. Bảo hiểm y tế tự nguyện.
Bảo hiểm y tế tự nguyện là một trong hai hình thức BHYT được Chính phủ cho phép triển khai và tổ chức thực hiện trong phạm vi toàn quốc. BHYT tự nguyện áp dụng cho tất cả các đối tượng ngoài những đối tượng BHYT bắt buộc, kể cả người nước ngoài đến làm việc và học tập, du lịch tại Việt Nam. Như vậy, đối tượng của BHYT tự nguyện có số lượng rất đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ khác nhau.
Hiện nay BHYT Việt Nam đang thực hiện BHYT tự nguyện cho những đối tượng sau:
+ BHYT tự nguyện cho học sinh - sinh viên đang học các trường quốc lập, dân lập bán công từ bậc Tiểu học đến bậc Đại học, trừ các đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước, đã được Nhà nước cấp thẻ BHYT như: các học sinh - sinh viên đã được cấp thẻ T8 (cho người nghèo) và các đối tượng đã có thẻ BHYT nhân đạo.
+ Đối tượng là người nông dân.
+ Đối tượng là người nghèo.
Người thuộc diện quá cùng kiệt được miễn nộp một phần viện phí quy định tại Nghị định 95/CP ngày 24/08/1994 của Chính phủ. Việc xác định hộ đói, cùng kiệt được áp dụng thống nhất theo chuẩn mực của Nhà nước công bố theo từng thời kỳ. Người thuộc diện quá cùng kiệt được cấp thẻ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
Trong tháng 12/2001, BHYT Hà nội đã chính tổ chức thí điểm BHYT toàn dân ở huyện Sóc Sơn. Điều này đã thực sự mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện và nếu chương trình này thành công thì nó sẽ là cơ sở để nhân rộng mô hình ra cả nước. Từ đó sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng được phục vụ tốt hơn.
3.2. Phạm vi Bảo hiểm y tế.
a. người có thẻ BHYT bắt buộc được hưởng chế độ BHYT khi khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú gồm:
+ Khám bệnh, chuẩn đoán và điều trị.
+ Xét nghiệm, chiếu chụp X-quang, thăm dò chức năng.
+ Thuốc trong danh mục của Bộ y tế.
+ Máu, dịch truyền.
+ Các thủ thuật, phẫu thuật.
+ Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.
b. Người có thẻ BHYT chỉ được hưởng chế độ BHYT khi:
+ Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế đã đăng ký trên thẻ để quản lý và chăm sóc sức khoẻ.
+ Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ y tế.
+ Khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sơ y tế nào của Nhà nước trong trường hợp cấp cứu.
c. Trong trường hợp khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng của bệnh nhân như: tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, tự chọn cơ sở khám chữa bệnh, tự chọn các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ y tế, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế không có hợp đồng với cơ quan BHYT thì quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí tại các tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp theo quy định của Bộ y tế. Phần chênh lệch tăng thêm (nếu có) do người có thẻ BHYT tự trả cho cơ sở khám chữa bệnh.
d. Người có thẻ BHYT không được thanh toán trong các trường hợp sau:
+ Điều trị bệnh phong, sử dụng thuốc điều trị các bệnh lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, bệnh dại, tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, an dưỡng.
+ Phòng bệnh, xét nghiệm, chuẩn đoán và điều trị HIV - AIDS, lậu, giang mai.
+ Chỉnh hình và tạo thẩm mỹ, làm chân giả, răng giả, mắt giả, kính mắt, máy trợ thính, thuỷ tinh thể nhân tạo, ổ khớp nhân tạo, van tim nhân tạo.
+ Các bệnh bẩm sinh và dị tật bẩm sinh.
+ Bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn chiến tranh và thiên tai.
+ Tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện chất ma tuý, vi phạm pháp luật.
+ Ngoài ra mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ quốc gia khác nhau. Cơ quan BHYT cũng không có trách nhiệm đối với người được BHYT nếu họ khám chữa những bệnh thuộc chương trình này.
4. Mức đóng và cách đóng BHYT.
4.1. Mức phí Bảo hiểm y tế.
Phí BHYT là một khoản tiền mà người tham gia BHYT đóng cho cơ quan BHYT trên cơ sở tổng quỹ lương hàng tháng, nhờ đó cơ quan BHYT sẽ đứng ra thanh toán các khoản chi phí BHYT cho người tham gia khi họ gặp phải những rủi ro ốm đau, bệnh tật.
Phí BHYT có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp y tế, nó là nguồn hình thành chính cho quỹ BHYT, quỹ khám chữa bệnh, từ đó cơ quan BHYT có thể trợ cấp, chi trả cho người tham gia khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật. Nó là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh, giúp cho BHYT thực hiện được chức năng của mình, thực hiện tính nhân đạo sâu sắc giữa người với người.
Điều lệ BHYT quy định mức phí đóng BHYT cho các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc cụ thể từng loại sau:
- Các đối tượng là người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương cấp bậc, chức vụ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp khu vực đắt đỏ, chức vụ thâm niên, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%.
- Các đối tượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên, mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước, trong đó người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 2%, người lao động đóng 1%.
- Các đối tượng là cán bộ, công chức làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, các cán bộ phường, xã, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng, ngườilàm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến xã, phường.
+ Đối với người hưởng lương: mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương cấp bậc, lương chức vụ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và các khoản trợ cấp chức vụ, khu vực đắt đỏ, thâm niên theo quy định của Nhà nước. Cơ quan sử dụng công chức, viên chức đóng 2%; công chức, viên chức đóng 1%.
+ Đối với người hưởng sinh hoạt phí là cán bộ công tác Đảng, công tác chính quyền, công tác đoàn thể và sự nghiệp ở xã, phường, thị trấn mức đóng BHYT bằng 3% tiền sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp (nếu có). Cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng 2%, người hưởng sinh hoạt phí đóng 1%.
+ Đối với người hưởng sinh hoạt phí là đại biều Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộc diện biên chế Nhà nước hay không hưởng chế độ BHXH hàng tháng mức đóng BHYT bằng 3% mức lương tối thiểu hiện hành do cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng.
- Các đối tượng là người đang hưởng chế độ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Phát triển kinh tế tập thể trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam, lý luận thực trạng giải pháp Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng huy động và sử dụng vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Luận văn Kinh tế 0
P Ngân sách nhà nước - Thực trạng thu chi và giải pháp trong quá trình đổi mới Luận văn Kinh tế 2
T Thực trạng của quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp của quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
B thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong hoạt động xnk uỷ thác một số mặt hàng Luận văn Kinh tế 2
B Thực trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại - Thực trạng và định hướng phát triển trong quá trình Việt Nam hội nhập WTO Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top