Download miễn phí Khóa luận Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian qua
Các mặt hàng từ xưa đã có lịch sử phát triển lâu dài và trở thành những sản phẩm quen thuộc gắn bó với đời sống con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề thêu ren đã được ra đời và phát triển, trở thành ngành nghề truyền thống của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi sản phẩm thêu ren ra đời đều phản ánh nét văn hoá nghệ thuật riêng của quốc gia, dân tộc sản xuất ra nó.
Hàng thêu ren được sản xuất ra chủ yếu từ các loại vải cộng với bàn tay khéo léo, trí sáng tạo của người thợ thêu. Do tính chất đặc biệt của loại hàng này mà nghề thêu ren chỉ được phát triển ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Ấn Độ. Những nước này có nghề thêu ren phát triển khá lâu đời.Trong số đó Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là những nước có sản phẩm sản xuất lớn, đặc biệt là Trung Quốc, có thể nói là cường quốc về sản xuất và xuất khẩu hàng thêu ren.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-khoa_luan_thuc_trang_san_xuat_va_xuat_khau_hang_th.N3DKGdY2eQ.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-45788/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Vì vậy, để đảm bảo được mức tăng trưởng liên tục, các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những lối đi riêng. Trước nguy cơ nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng bị cạn kiệt, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để đưa công nghệ cao vào sản xuất những mặt hàng mới làm từ gỗ rừng trồng và chúng ta đã thành công trong sản xuất xuất khẩu một số mặt hàng làm từ gỗ ván, tre, luồng.Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ
Gốm sứ là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với hàng trăm năm lịch sử phát triển. Các mẫu hàng gốm sứ của Việt Nam mang tính đa dạng, được hoàn thiện từ chính nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các loại men của Việt Nam cũng rất độc đáo và mang tính chất truyền thống. Mỗi cơ sở sản xuất đều có cách pha men riêng với những chi tiết tinh tế và kỹ thuật pha chế luôn được cải tiến. Sự phong phú về kỹ thuật pha men đã tạo nên nét độc đáo về sản phẩm của từng địa phương.Trong nhóm hàng này có các mặt hàng như: tượng phật Tam Đa, bình lọ hoa, chân nến, ấm chén, bình trà, con giống…
Ngày nay, trình độ bắt chước về mẫu mã sản phẩm rất nhanh và điều quan trọng là sự cải tiến các mẫu mã đó rất phát triển ở mọi cơ sở sản xuất. Vì vậy các mẫu mã gốm sứ vô cùng phong phú về loại hình, công dụng, kích cỡ, hình dáng và chỉ cần thay đổi chút ít về đường nét uốn lượn hay hoạ tiết là đã có thể cho ra đời một sản phẩm mới. Chính vì vậy, các loại hình sản phẩm sản gốm sứ liên tiếp được bổ sung trên thị trường. Tính chất mỹ thuật của sản phẩm này được tạo nên bởi hình dáng sản phẩm và những đường nét hoạ tiết trên mặt sản phẩm. Người tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm theo công dụng, kích cỡ, chất men và hình thức cũng như dáng dấp nhái cổ của sản phẩm.
Đây cũng là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đang được thị trường nước ngoài ưa chuộng và có nhiều khả năng phát triển trong tương lai.
Hiện nay gốm sứ Việt Nam, nhất là những sản phẩm gốm ngoài vườn làm bằng tay đang rất được ưa chuộng trên thị trường châu Âu, vốn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được phê chuẩn, gốm sứ Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh tại thị trường Bắc Mỹ. Theo các thương nhân nước ngoài, chất lượng gốm sứ Việt Nam không thua kém các cường quốc sản xuất khác như Italia,Trung Quốc, Malaysia. Do trình độ điêu khắc, tạo dáng sản phẩm tuyệt vời, có khách hàng so sánh mặt hàng gốm đất đỏ của Việt Nam là “ Saigon Italia”. Ngoài ra, với ưu điểm được làm bằng tay, chủng loại và chất liệu phong phú cho phép người mua hàng có nhiều lựa chọn từ hàng men, không men, đất đỏ… Các sản phẩm cũng đa dạng như chậu tròn, oval, vuông, chữ nhật, hình thú, đôn, hũ, bình… Điều này giúp khách hàng có một bộ sưu tập đầy đủ trong khi họ chỉ có thể mua hàng đất đỏ tại Trung Quốc, hàng men dạng tròn tại Malaysia và hàng cao cấp tại Italia.
Về nguyên liệu sản xuất thì trừ một số hóa chất làm men phải nhập khẩu, chiếm tỉ lệ nhỏ, còn lại là nguyên liệu tại địa phương.
Hàng gốm sứ cũng có nhiều loại: không kể gốm sứ xây dựng và gốm sứ kỹ thuật, các loại gốm dân dụng và gốm mỹ nghệ cũng có nhu cầu ngày càng tăng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.Trong sản xuất gốm sứ mỹ nghệ dù có ứng dụng một số quy trình công nghệ và sử dụng một số thiết bị máy móc hiện đại ở một số khâu nhất định, thì sản phẩm của ngành này vẫn chứa đựng đậm nét của sản phẩm thủ công truyền thống có tính văn hoá và mỹ thuật cao. Khách hàng nước ngoài thích sản phẩm này nhờ vào sự độc đáo lạ mắt mang đậm tính văn hoá của người phương đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Những năm trước đây, sản phẩm gốm của ta rất khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc - đất nước khá nổi tiếng với thế giới về hàng gốm sứ. Song gần đây do người nghệ nhân có nhiều sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm lạ mắt mang tính truyền thống dân tộc và các doanh nghiệp cũng như các tổ chức đã có nhiều cố gắng để giới thiệu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài nên trị giá xuất khẩu của mặt hàng này tăng rất nhanh qua các năm và hiện nay trở thành mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta. Năm 1997 trong tổng kim ngạch xuất khẩu 121 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ (không kể đồ gỗ gia dụng) thì trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ (62-63 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khoảng 85 triệu USD, năm 2000 là 110 triệu USD thì đến năm 2003 đã là 180 triệu USD. Dự kiến đến năm 2005 đạt kim ngạch 250-300 triệu USD. Năm 2010 đạt từ 500-550 triệu USD.Vì vậy, nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu cần được sự khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi mạnh mẽ của nhà nước để có thể có những triển vọng tốt đẹp trong những năm tới.
3. Nhóm hàng mây tre đan
Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu, khá bền và giá tương đối rẻ so với đồ gỗ, hàng mây tre lá đã có bước phát triển khá vững chắc. Từ một số ít mặt hàng bàn ghế theo mẫu từ xa xưa, đơn giản. Gần đây những mặt hàng mây tre đã cải tiến, có thêm nhiều kiểu dáng đẹp mắt theo mẫu mã nước ngoài. Nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ mây tre, trúc, lá buông đến xơ dừa, lục bình, dứa dại…dưới bàn tay khéo léo của những người thợ cũng có thể trở thành những mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Mặt hàng này không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, lao động tương đối đơn giản. Có nhiều cơ sở đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm, gỗ, kim loại để tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt.
Trong nhóm hàng này có các mặt hàng như chiếu, làn đi chợ...với kiểu dáng đẹp, đa dạng. Nguyên liệu sản xuất ra nhóm hàng này khá dồi dào ở đồng bằng sông Hồng, vì vậy giá đầu vào tương đối rẻ. Đây là mặt hàng dễ sản xuất, hầu như người thợ thủ công nào cũng có thể sản xuất mặt hàng này.
Hàng mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam khi mới giới thiệu ra thị trường thế giới đã tạo được sự hấp dẫn của các khách hàng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Mức thu nhập bình quân của người dân các nước này cao hơn lao động nước ta đến vài chục lần và đôi khi cảm giác nhàm chán với các sản phẩm sản xuất hàng loạt mang tính chất công nghiệp. Do vậy họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền rất nhỏ so với thu nhập để mua các hàng hoá được làm bằng lao động thủ công và nguyên liệu từ thiên nhiên (cây cỏ…). Những mặt hàng này đã đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ trang trí là chính chứ không cần quan tâm nhiều đến giá trị sử dụng.
Trong giai đoạn từ thập kỷ 90 về trước, qui chế mở cửa thị trường xuất khẩu của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Đa phần các hoạt động xuất khẩu đều theo hạn ngạch và giao chủ yếu cho các đơn vị quốc doanh đảm nhiệm. Do vậy, các doanh nghiệp quốc doanh chuyên làm hàng mây tre đan xuất khẩu hay xuất khẩu tổng hợp hàng hoá của cơ...