Tải miễn phí
1.1. Khái niệm:
Sở hữu chéo là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Sở hữu chéo là các khoản đầu tư tài chính do các định chế tài chính hay các doanh nghiệp thực hiện để sở hữu chéo vốn của nhau. Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo hiểm - các quỹ đầu tư... Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả.
1.2. Phân loại sở hữu chéo:
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban kinh tế Quốc hội thì trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đang tồn tại 6 hình thức sở hữu chéo. Bao gồm:
- Ba nhóm tích cực:
(1) Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh
(2) Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM
(3) Cổ đông tại các NHTM là các Công ty quản lý quỹ
- Ba nhóm đáng lo ngại:
(4) Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần
(5) Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần
(6) Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Công ty Nhà nước và tư nhân
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội)
Trong đó, nổi bật là việc sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có quá trình phát triển vượt bậc cả về số lượng các ngân hàng lẫn về tổng mức tín dụng trong những năm qua. Quy mô tín dụng ngân hàng so với GDP đã tăng từ 20% vào cuối những năm 1990 lên đến 136% vào cuối năm 2010. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại cổ phần đã đi kèm với việc hình thành cấu trúc sở hữu chéo, và điều đó làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hay các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.
Hệ thống Ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo đó, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các Ngân hàng thương mại. Chưa kể, các Ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các Ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những Ngân hàng khác có tiềm năng. Hiện không ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân cũng đang đầu tư, sở hữu chéo khi họ có trong tay khá nhiều Ngân hàng.
Link download cho anh em:
1.1. Khái niệm:
Sở hữu chéo là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Sở hữu chéo là các khoản đầu tư tài chính do các định chế tài chính hay các doanh nghiệp thực hiện để sở hữu chéo vốn của nhau. Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo hiểm - các quỹ đầu tư... Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả.
1.2. Phân loại sở hữu chéo:
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban kinh tế Quốc hội thì trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đang tồn tại 6 hình thức sở hữu chéo. Bao gồm:
- Ba nhóm tích cực:
(1) Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh
(2) Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM
(3) Cổ đông tại các NHTM là các Công ty quản lý quỹ
- Ba nhóm đáng lo ngại:
(4) Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần
(5) Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần
(6) Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Công ty Nhà nước và tư nhân
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội)
Trong đó, nổi bật là việc sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có quá trình phát triển vượt bậc cả về số lượng các ngân hàng lẫn về tổng mức tín dụng trong những năm qua. Quy mô tín dụng ngân hàng so với GDP đã tăng từ 20% vào cuối những năm 1990 lên đến 136% vào cuối năm 2010. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại cổ phần đã đi kèm với việc hình thành cấu trúc sở hữu chéo, và điều đó làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hay các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.
Hệ thống Ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo đó, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các Ngân hàng thương mại. Chưa kể, các Ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các Ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những Ngân hàng khác có tiềm năng. Hiện không ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân cũng đang đầu tư, sở hữu chéo khi họ có trong tay khá nhiều Ngân hàng.
Link download cho anh em:
You must be registered for see links