Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm đầu của thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh
mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới ứng dụng tri thức
quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học – công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Và chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ
nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường ở nước ta hiện nay.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay tạo cho nước ta nhiều cơ hội và thách
thức. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi
mới công nghệ để tăng năng suất lao động, và đặt ra vị trí mới của giáo dục. Giáo dục phải đào tạo
ra những con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng
giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường luôn biến đổi không ngừng. Vì vậy việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực là vấn đề then chốt của việc đổi mới giáo dục Việt Nam
hiện nay. Sử dụng những phương pháp này sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ và làm của các thế hệ
học trò – chủ nhân tương lai của đất nước. Mục đích chính của việc vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực trong dạy học là nhằm phát huy vai trò chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội
kiến thức.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân; do đó việc sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học càng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay một số
giáo viên tiểu học sử dụng các phương pháp này chỉ mang tính chất hình thức, chủ yếu là trong các
giờ thao giảng, các tiết thi giáo viên giỏi,... Mặt khác, nếu có sử dụng thì vẫn còn lúng túng, kết hợp
chưa nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học các phương pháp này nên chưa khai thác được hết tất cả
những hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực mang lại, do đó mục tiêu của tiết học đôi lúc
cũng không đạt được. Vì vậy, chúng tui chọn: “Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực ở một số trường tiểu học tại TP. HCM” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại
TP.HCM nhằm đề xuất những biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học này có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
- Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại
TP.HCM.
Ộ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phát huy tính tích cực học tập của HS là vấn đề mà đã được đặt ra trong ngành Giáo dục nước
ta từ những năm 60 của thế kỉ trước. Trong cuộc cải cách giáo dục lần hai từ năm 1980, vấn đề này
đã trở thành một trong những phương hướng chính nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo,
làm chủ đất nước.
Trong Luật Giáo dục 2005, Chương 2, Điều 28 cũng đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nên sự đổi mới lại càng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy
từ năm 2000 cho đến nay, cùng với việc đổi mới chương trình, giáo dục tiểu học đã có những thay
đổi mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung và PPDH. Đặc biệt, Dự án Phát triển Giáo viên tiểu học năm
2006 [3] cũng đề cập đến những vấn đề về đổi mới PPDH ở tiểu học như:
- Những vấn đề chung của PPDH phát huy tính tích cực của HS.
- Vận dụng phương pháp phát huy tính tích cực của HS vào việc dạy học các môn học ở tiểu
học.
Từ năm 2005 đến nay, các hội thi giáo viên giỏi đã được tổ chức phổ biến, rộng rãi hơn ở các
trường phổ thông tại TP.HCM. Riêng ở bậc tiểu học, hội thi này tổ chức hàng năm đã thu hút được
sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ GV tại TP.HCM. Hội thi đã tạo cơ hội cho GV thể hiện năng
lực sư phạm của mình, giúp họ trau dồi chuyên môn, hướng tới xây dựng đội ngũ GV có đủ tâm lẫn
tài, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới, xây dựng một nền giáo dục ngang tầm với khu vực. Đặc
biệt, đây được xem là chất men kích thích phong trào đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa trong
nhà trường tiểu học. Trong hội thi hàng năm, để đạt được những thành tích cao, về phía GV cần có
những nỗ lực từ việc thiết kế đến thi công bài giảng. Mặt khác, họ cũng rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ
nhiều từ Ban giám hiệu và đồng nghiệp. Và một thuận lợi khác cũng giúp cho GV tự tin khi tham
dự các hội thi là điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đầy đủ và năng lực học tập tốt của
HS.
Trước yêu cầu thực tiễn, những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo và sinh viên các khoa như:
Toán, Hóa học, Vật Lý, Lịch Sử, Địa lý,…của trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã thực hiện thành
công các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học. Sinh viên
khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng có những đề tài hướng tới việc
nghiên cứu các PPDH tích cực như:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm đầu của thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh
mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới ứng dụng tri thức
quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học – công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Và chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ
nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường ở nước ta hiện nay.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay tạo cho nước ta nhiều cơ hội và thách
thức. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi
mới công nghệ để tăng năng suất lao động, và đặt ra vị trí mới của giáo dục. Giáo dục phải đào tạo
ra những con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng
giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường luôn biến đổi không ngừng. Vì vậy việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực là vấn đề then chốt của việc đổi mới giáo dục Việt Nam
hiện nay. Sử dụng những phương pháp này sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ và làm của các thế hệ
học trò – chủ nhân tương lai của đất nước. Mục đích chính của việc vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực trong dạy học là nhằm phát huy vai trò chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội
kiến thức.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân; do đó việc sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học càng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay một số
giáo viên tiểu học sử dụng các phương pháp này chỉ mang tính chất hình thức, chủ yếu là trong các
giờ thao giảng, các tiết thi giáo viên giỏi,... Mặt khác, nếu có sử dụng thì vẫn còn lúng túng, kết hợp
chưa nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học các phương pháp này nên chưa khai thác được hết tất cả
những hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực mang lại, do đó mục tiêu của tiết học đôi lúc
cũng không đạt được. Vì vậy, chúng tui chọn: “Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực ở một số trường tiểu học tại TP. HCM” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại
TP.HCM nhằm đề xuất những biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học này có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
- Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại
TP.HCM.
Ộ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phát huy tính tích cực học tập của HS là vấn đề mà đã được đặt ra trong ngành Giáo dục nước
ta từ những năm 60 của thế kỉ trước. Trong cuộc cải cách giáo dục lần hai từ năm 1980, vấn đề này
đã trở thành một trong những phương hướng chính nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo,
làm chủ đất nước.
Trong Luật Giáo dục 2005, Chương 2, Điều 28 cũng đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nên sự đổi mới lại càng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy
từ năm 2000 cho đến nay, cùng với việc đổi mới chương trình, giáo dục tiểu học đã có những thay
đổi mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung và PPDH. Đặc biệt, Dự án Phát triển Giáo viên tiểu học năm
2006 [3] cũng đề cập đến những vấn đề về đổi mới PPDH ở tiểu học như:
- Những vấn đề chung của PPDH phát huy tính tích cực của HS.
- Vận dụng phương pháp phát huy tính tích cực của HS vào việc dạy học các môn học ở tiểu
học.
Từ năm 2005 đến nay, các hội thi giáo viên giỏi đã được tổ chức phổ biến, rộng rãi hơn ở các
trường phổ thông tại TP.HCM. Riêng ở bậc tiểu học, hội thi này tổ chức hàng năm đã thu hút được
sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ GV tại TP.HCM. Hội thi đã tạo cơ hội cho GV thể hiện năng
lực sư phạm của mình, giúp họ trau dồi chuyên môn, hướng tới xây dựng đội ngũ GV có đủ tâm lẫn
tài, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới, xây dựng một nền giáo dục ngang tầm với khu vực. Đặc
biệt, đây được xem là chất men kích thích phong trào đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa trong
nhà trường tiểu học. Trong hội thi hàng năm, để đạt được những thành tích cao, về phía GV cần có
những nỗ lực từ việc thiết kế đến thi công bài giảng. Mặt khác, họ cũng rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ
nhiều từ Ban giám hiệu và đồng nghiệp. Và một thuận lợi khác cũng giúp cho GV tự tin khi tham
dự các hội thi là điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đầy đủ và năng lực học tập tốt của
HS.
Trước yêu cầu thực tiễn, những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo và sinh viên các khoa như:
Toán, Hóa học, Vật Lý, Lịch Sử, Địa lý,…của trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã thực hiện thành
công các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học. Sinh viên
khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng có những đề tài hướng tới việc
nghiên cứu các PPDH tích cực như:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: luận văn sư phạm ở tiểu học tphcm, liên hệ thực tế việc vận dụng các phương pháp giáo dục ở trường tiểu học hiện nay, thực trạng về phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiêu học CỦA gv, liên hệ việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu học, luận án về việc sử dụng phương pháp dạy học ở tiểu học, thực trạng của việc đổi mới phươn pháp dạy học ở tiểu học, thực trạng phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, các phương pháp dạy học ở trường tiểu học, thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong trường phổ thông, thực trạng phương tiện dạy học ở tiểu học, thực trạng về đổi mới phương pháp day học của trường tiểu học, thực trạng Sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, thực trạng về việc sử dụng phương pháp dạy học ở tiểu học, thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học ở tiểu học