Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển Công ty
Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách được bắt đầu xây dựng từ những năm 1968 ban đầu trực thuộc Cảng Hải Phòng hoạt động sản xuất kinh doanh với những trang thiết bị thô sơ, lạc hậu cùng với những lao động có tay nghề thấp do đó Công ty chủ yếu làm các mặt hàng chính là các loại hàng rời, than.
Trước sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế ngày 03/07/2002 Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách được tách ra khỏi Cảng Hải Phòng và chuyển tên thành “Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách” theo quyết định số 2080/2002/QĐBGTVT, tên giao dịch quốc tế là “Vatcach post join stock company”. Kể từ ngày 01/09/2002 Công ty chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích mặt bằng là 210.000 m2 (trong đó hệ thống kho kín có diện tích là 18.000 m2). Trụ sở chính đặt tại km số 9- Quốc lộ 5 - Phường Quán Toan - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng. Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách là một Công ty trực thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam, có tư cách pháp nhân được tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là doanh nghiệp được thành lập từ việc cổ phần hoá một đơn vị thuộc Cảng Hải Phòng sau 5 năm cổ phần hóa tổng doanh thu và mức sản lượng hàng hoá thông qua Cảng đã tăng hơn trước rất nhiều.
Năm 2003, Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách đã thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, tác phong làm việc tạo nên một sức sống mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, với cơ sở vật chất trang thiết bị tuy còn lạc hậu nhưng khối lượng hàng hoá thông qua Cảng đã tăng gấp 1,5 lần trước khi cổ phần, doanh thu đạt 19 tỷ tăng gấp 2,5 lần, trả cổ tức cho cổ đông 10%/ năm. Để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, Cảng đã đầu tư mua mới các trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo các hệ thống kho bãi chứa hàng…Đến năm 2004, khối lượng hàng hoá thông qua Cảng gấp đôi so với trước khi cổ phần. Doanh thu đạt 23 tỷ, tăng gấp hơn 3 lần, thu nhập bình quân 1,7 triệu đồng/người/tháng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và quá trình đổi mới trong cách hoạt động sản xuất kinh doanh thì năng lực hoạt động của Công ty ngày càng phát triển hơn. Đến năm 2008, bình quân thu nhập đầu người là 4,2 triệu đồng/người/tháng ngoài ra Công ty còn có một số trợ cấp về độc hại, làm ca, hình thành quỹ phúc lợi luôn chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ (ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh) của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
2.1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty
• Bốc xếp hàng hoá (Chuyên làm các loại hàng: hàng bao như xi măng, lân đạm; hàng rời như clinker, than, quặng, muối…; hàng thiết bị; hàng cây như sắt, thép, gỗ và một số loại hàng khác);
• Kinh doanh cho thuê kho, bãi chứa hàng;
• Dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá thông qua Cảng;
• Vận tải đa cách;
• Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu;
• Sửa chữa phương tiện cơ khí, phương tiện cơ giới thuỷ bộ.
Như vậy, kết quả của các quá trình hoạt động sản xuất của Công ty tạo ra sản phẩm không phải là hàng hoá mà chỉ tăng thêm giá trị của hàng hoá, được thực hiện ngay trong quá trình lưu thông, khi kết thúc một quá trình sản xuất cũng là kết thúc một dịch vụ được chuyển giao.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
- Thực hiện theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Cảng biển;
- Điều độ các tàu ra vào Cảng, cung cấp nguyên, nhiên liệu cần thiết cho hoạt động của tàu như dầu, than, củi…; chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng các tàu vào Cảng khi có yêu cầu của chủ tàu;
- Bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ các thiết bị, công trình thuộc phạm vi quản lý của Cảng như: xây dựng bến, vét lòng lạch, sửa chữa phao đeo đường vận chuyển, thường xuyên tu bổ, sữa chữa các cầu cảng...
Ký kết hợp đồng, chịu trách nhiệm xếp dỡ hàng hoá, lưu kho, bãi, bảo quản hàng hoá theo đúng hợp đồng với chủ tàu hay chủ hàng;
Kết toán việc giao nhận hàng hoá, các hoá đơn chứng từ với từng hợp đồng, giải phóng hàng một cách nhanh nhất không gây sách nhiễu với các đối tác.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
Tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Vật Cách. Công ty có đội ngũ cán bộ năng động, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Bộ máy quản lý chặt chẽ, có nhiều kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của Công ty.
Hiện nay, mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Các bộ phận được hình thành theo chức chuyên môn về các lĩnh vực như: marketing, nhân sự, tài chính… qua đó tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng và đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến do đó công việc được thực hiện dễ dàng.
Thực hiện theo mô hình cơ cấu tổ chức, quản lý này thì người lãnh đạo được sự quan tâm, giúp đỡ của các phòng ban chức năng trong việc tìm ra những giải pháp tốt nhất đối với những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người lãnh đạo cao nhất trong Công ty.
SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách:
* Đại hội cổ đông: Bầu ra Hội đồng quản trị, quyết định những vấn đề liên quan đến sự sống còn của Công ty. Đại hội cổ đông họp thường kì mỗi năm một lần trong thời hạn không quá 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hay họp Đại hội cổ đông bất thường theo các thủ tục quy định của Công ty.
* Ban kiểm soát: Có 3 người do Đại hội cổ đông bầu ra, có trách nhiệm và quyền hạn giám sát toàn bộ hoạt động của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị và toàn bộ hoạt động của Công ty nói chung trong việc chấp hành điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát đồng thời cũng là thay mặt bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông.
* Hội đồng quản trị: Gồm 4 người là cơ quan quản lý của Công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, bãi nhiệm và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và mục đích của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kì của Hội đồng quản trị là 5 năm. Người đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra trong số thành viên của Hội đồng quản trị.
* Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước các cổ đông, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật của Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Là người có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và chủ trì các cuộc họp của Đại hội cổ đông.
* Các phó giám đốc: Có 3 người là những trợ thủ đắc lực, tham mưu cho Giám đốc điều hành trong mọi hoạt động của Công ty. Các phó giám đốc là những người thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của Công ty khi Giám đốc uỷ quyền hay khi Giám đốc đi công tác.
+ Phó giám đốc khai thác: Chỉ đạo công tác xếp dỡ hàng hóa, quản lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng, quan hệ với các đơn vị cấp trên để giải quyết các nghiệp vụ công tác kế hoạch. Ngoài ra, phó giám đốc khai thác còn là người chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với chủ hàng, chủ tàu; giải quyết các vướng mắc trong quá trình bốc xếp, giao nhận theo các điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật : Là người giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kỹ thuật và sản xuất của Công ty, tổ chức nghiên cứu hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quá trình khai thác, tổ chức điều hành các mặt công tác quản lý kỹ thuật.
+ Phó giám đốc nội chính : Được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm về công tác tổ chức hành chính trong toàn Công ty, quản trị và xây dựng cơ bản; văn thư hành chính; thực hiện chế độ chính sách, tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên; công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi Công ty đóng trụ sở; tổ chức thanh tra; tổng hợp các thông tin để tiến hành báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống, an ninh, nội bộ thường kỳ cho Giám đốc.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban:
Các phòng, ban, đơn vị chức năng có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc, phó giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp thông tin, đề xuất ý kiến, triển khai thực hiện các công việc cụ thể được giao cho đơn vị mình nhằm hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đảm bảo tiến độ và chất lượng. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số phòng, ban:
* Phòng kế hoạch kinh doanh: Gồm 7 người chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng, đề xuất ra các kế hoạch, chiến lược phát triển, mở rộng quy mô của Công ty, tìm kiếm thêm những đối tác mới tạo điều kiện cho Công ty ngày càng phát triển.
* Phòng tổng hợp: Có 11 người trong đó có 1 người phụ trách về tiền lương, thưởng, các chế độ như Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…; 1 người phụ trách về chế độ tuyển dụng lao động; 1 người phụ trách khối hành chính quản trị. Nhiệm vụ của phòng tổng hợp là tham mưu cho Giám đốc về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, đề xuất đào tạo cán bộ trước mắt và lâu dài, quản lý vấn đề tiền lương, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Gồm 7 người theo dõi các hoạt động thu, chi của Công ty và giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của Công ty về vốn, nguồn hình thành vốn và tài sản của Công ty. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về mặt tài chính.
* Phòng khoa học kỹ thuật an toàn: Gồm 7 người giải quyết các vấn đề an toàn lao động, kỹ thuật sử dụng và vận hành máy móc trong quá trình làm việc. Đồng thời, lên kế hoạch về việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, hiện đại.
* Phòng công trình: Gồm 4 người phụ trách các vấn đề về nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, cầu tàu ngoài ra còn lập các dự án phát triển trong hệ thống Cảng, dự trù kinh phí sửa chữa, xây dựng các công trình trên Cảng rồi trình lên Giám đốc duyệt.
* Phòng điều độ: Gồm 8 người thực hiện điều độ tàu ra, vào Cảng, bố trí các ca sản xuất cho hợp lý đồng thời khai thác cầu tàu một cách có hiệu quả nhất; lưu thông, giải phóng các tàu nhanh chóng không để tàu ứ đọng tại các cầu Cảng.
* Phòng bảo vệ: Có 60 người phụ trách các vấn đề về an ninh trật tự trong toàn Công ty. Trong đó, có 8 người phụ trách việc an ninh bên khu hành chính, 52 người phụ trách hiện trường bên khu Cảng (các vấn đề về bảo vệ thiết bị, hàng hoá, an ninh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng).
* Kho: Trưởng kho hàng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý hàng hoá, sắp xếp hàng hoá trong kho, bãi cho hợp lý; giao đúng và đủ hàng cho chủ hàng theo nguyên tắc mà Công ty đã đề ra và theo đúng hợp đồng đã ký với chủ hàng. Đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của khách hàng góp phần tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững đồng thời nâng cao uy tín của Công ty.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển Công ty
Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách được bắt đầu xây dựng từ những năm 1968 ban đầu trực thuộc Cảng Hải Phòng hoạt động sản xuất kinh doanh với những trang thiết bị thô sơ, lạc hậu cùng với những lao động có tay nghề thấp do đó Công ty chủ yếu làm các mặt hàng chính là các loại hàng rời, than.
Trước sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế ngày 03/07/2002 Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách được tách ra khỏi Cảng Hải Phòng và chuyển tên thành “Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách” theo quyết định số 2080/2002/QĐBGTVT, tên giao dịch quốc tế là “Vatcach post join stock company”. Kể từ ngày 01/09/2002 Công ty chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích mặt bằng là 210.000 m2 (trong đó hệ thống kho kín có diện tích là 18.000 m2). Trụ sở chính đặt tại km số 9- Quốc lộ 5 - Phường Quán Toan - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng. Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách là một Công ty trực thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam, có tư cách pháp nhân được tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là doanh nghiệp được thành lập từ việc cổ phần hoá một đơn vị thuộc Cảng Hải Phòng sau 5 năm cổ phần hóa tổng doanh thu và mức sản lượng hàng hoá thông qua Cảng đã tăng hơn trước rất nhiều.
Năm 2003, Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách đã thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, tác phong làm việc tạo nên một sức sống mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, với cơ sở vật chất trang thiết bị tuy còn lạc hậu nhưng khối lượng hàng hoá thông qua Cảng đã tăng gấp 1,5 lần trước khi cổ phần, doanh thu đạt 19 tỷ tăng gấp 2,5 lần, trả cổ tức cho cổ đông 10%/ năm. Để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, Cảng đã đầu tư mua mới các trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo các hệ thống kho bãi chứa hàng…Đến năm 2004, khối lượng hàng hoá thông qua Cảng gấp đôi so với trước khi cổ phần. Doanh thu đạt 23 tỷ, tăng gấp hơn 3 lần, thu nhập bình quân 1,7 triệu đồng/người/tháng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và quá trình đổi mới trong cách hoạt động sản xuất kinh doanh thì năng lực hoạt động của Công ty ngày càng phát triển hơn. Đến năm 2008, bình quân thu nhập đầu người là 4,2 triệu đồng/người/tháng ngoài ra Công ty còn có một số trợ cấp về độc hại, làm ca, hình thành quỹ phúc lợi luôn chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ (ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh) của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
2.1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty
• Bốc xếp hàng hoá (Chuyên làm các loại hàng: hàng bao như xi măng, lân đạm; hàng rời như clinker, than, quặng, muối…; hàng thiết bị; hàng cây như sắt, thép, gỗ và một số loại hàng khác);
• Kinh doanh cho thuê kho, bãi chứa hàng;
• Dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá thông qua Cảng;
• Vận tải đa cách;
• Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu;
• Sửa chữa phương tiện cơ khí, phương tiện cơ giới thuỷ bộ.
Như vậy, kết quả của các quá trình hoạt động sản xuất của Công ty tạo ra sản phẩm không phải là hàng hoá mà chỉ tăng thêm giá trị của hàng hoá, được thực hiện ngay trong quá trình lưu thông, khi kết thúc một quá trình sản xuất cũng là kết thúc một dịch vụ được chuyển giao.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
- Thực hiện theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Cảng biển;
- Điều độ các tàu ra vào Cảng, cung cấp nguyên, nhiên liệu cần thiết cho hoạt động của tàu như dầu, than, củi…; chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng các tàu vào Cảng khi có yêu cầu của chủ tàu;
- Bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ các thiết bị, công trình thuộc phạm vi quản lý của Cảng như: xây dựng bến, vét lòng lạch, sửa chữa phao đeo đường vận chuyển, thường xuyên tu bổ, sữa chữa các cầu cảng...
Ký kết hợp đồng, chịu trách nhiệm xếp dỡ hàng hoá, lưu kho, bãi, bảo quản hàng hoá theo đúng hợp đồng với chủ tàu hay chủ hàng;
Kết toán việc giao nhận hàng hoá, các hoá đơn chứng từ với từng hợp đồng, giải phóng hàng một cách nhanh nhất không gây sách nhiễu với các đối tác.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
Tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Vật Cách. Công ty có đội ngũ cán bộ năng động, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Bộ máy quản lý chặt chẽ, có nhiều kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của Công ty.
Hiện nay, mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Các bộ phận được hình thành theo chức chuyên môn về các lĩnh vực như: marketing, nhân sự, tài chính… qua đó tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng và đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến do đó công việc được thực hiện dễ dàng.
Thực hiện theo mô hình cơ cấu tổ chức, quản lý này thì người lãnh đạo được sự quan tâm, giúp đỡ của các phòng ban chức năng trong việc tìm ra những giải pháp tốt nhất đối với những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người lãnh đạo cao nhất trong Công ty.
SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách:
* Đại hội cổ đông: Bầu ra Hội đồng quản trị, quyết định những vấn đề liên quan đến sự sống còn của Công ty. Đại hội cổ đông họp thường kì mỗi năm một lần trong thời hạn không quá 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hay họp Đại hội cổ đông bất thường theo các thủ tục quy định của Công ty.
* Ban kiểm soát: Có 3 người do Đại hội cổ đông bầu ra, có trách nhiệm và quyền hạn giám sát toàn bộ hoạt động của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị và toàn bộ hoạt động của Công ty nói chung trong việc chấp hành điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát đồng thời cũng là thay mặt bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông.
* Hội đồng quản trị: Gồm 4 người là cơ quan quản lý của Công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, bãi nhiệm và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và mục đích của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kì của Hội đồng quản trị là 5 năm. Người đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra trong số thành viên của Hội đồng quản trị.
* Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước các cổ đông, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật của Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Là người có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và chủ trì các cuộc họp của Đại hội cổ đông.
* Các phó giám đốc: Có 3 người là những trợ thủ đắc lực, tham mưu cho Giám đốc điều hành trong mọi hoạt động của Công ty. Các phó giám đốc là những người thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của Công ty khi Giám đốc uỷ quyền hay khi Giám đốc đi công tác.
+ Phó giám đốc khai thác: Chỉ đạo công tác xếp dỡ hàng hóa, quản lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng, quan hệ với các đơn vị cấp trên để giải quyết các nghiệp vụ công tác kế hoạch. Ngoài ra, phó giám đốc khai thác còn là người chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với chủ hàng, chủ tàu; giải quyết các vướng mắc trong quá trình bốc xếp, giao nhận theo các điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật : Là người giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kỹ thuật và sản xuất của Công ty, tổ chức nghiên cứu hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quá trình khai thác, tổ chức điều hành các mặt công tác quản lý kỹ thuật.
+ Phó giám đốc nội chính : Được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm về công tác tổ chức hành chính trong toàn Công ty, quản trị và xây dựng cơ bản; văn thư hành chính; thực hiện chế độ chính sách, tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên; công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi Công ty đóng trụ sở; tổ chức thanh tra; tổng hợp các thông tin để tiến hành báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống, an ninh, nội bộ thường kỳ cho Giám đốc.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban:
Các phòng, ban, đơn vị chức năng có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc, phó giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp thông tin, đề xuất ý kiến, triển khai thực hiện các công việc cụ thể được giao cho đơn vị mình nhằm hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đảm bảo tiến độ và chất lượng. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số phòng, ban:
* Phòng kế hoạch kinh doanh: Gồm 7 người chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng, đề xuất ra các kế hoạch, chiến lược phát triển, mở rộng quy mô của Công ty, tìm kiếm thêm những đối tác mới tạo điều kiện cho Công ty ngày càng phát triển.
* Phòng tổng hợp: Có 11 người trong đó có 1 người phụ trách về tiền lương, thưởng, các chế độ như Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…; 1 người phụ trách về chế độ tuyển dụng lao động; 1 người phụ trách khối hành chính quản trị. Nhiệm vụ của phòng tổng hợp là tham mưu cho Giám đốc về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, đề xuất đào tạo cán bộ trước mắt và lâu dài, quản lý vấn đề tiền lương, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Gồm 7 người theo dõi các hoạt động thu, chi của Công ty và giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của Công ty về vốn, nguồn hình thành vốn và tài sản của Công ty. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về mặt tài chính.
* Phòng khoa học kỹ thuật an toàn: Gồm 7 người giải quyết các vấn đề an toàn lao động, kỹ thuật sử dụng và vận hành máy móc trong quá trình làm việc. Đồng thời, lên kế hoạch về việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, hiện đại.
* Phòng công trình: Gồm 4 người phụ trách các vấn đề về nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, cầu tàu ngoài ra còn lập các dự án phát triển trong hệ thống Cảng, dự trù kinh phí sửa chữa, xây dựng các công trình trên Cảng rồi trình lên Giám đốc duyệt.
* Phòng điều độ: Gồm 8 người thực hiện điều độ tàu ra, vào Cảng, bố trí các ca sản xuất cho hợp lý đồng thời khai thác cầu tàu một cách có hiệu quả nhất; lưu thông, giải phóng các tàu nhanh chóng không để tàu ứ đọng tại các cầu Cảng.
* Phòng bảo vệ: Có 60 người phụ trách các vấn đề về an ninh trật tự trong toàn Công ty. Trong đó, có 8 người phụ trách việc an ninh bên khu hành chính, 52 người phụ trách hiện trường bên khu Cảng (các vấn đề về bảo vệ thiết bị, hàng hoá, an ninh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng).
* Kho: Trưởng kho hàng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý hàng hoá, sắp xếp hàng hoá trong kho, bãi cho hợp lý; giao đúng và đủ hàng cho chủ hàng theo nguyên tắc mà Công ty đã đề ra và theo đúng hợp đồng đã ký với chủ hàng. Đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của khách hàng góp phần tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững đồng thời nâng cao uy tín của Công ty.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links