hathuhuong88

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
I.1 Lý do khách quan 3
I.2 Lý do chủ quan: 4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5
IV.1 Khách thể nghiên cứu 5
IV.2 Đối tượng nghiên cứu 5
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
V.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: 5
V.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT 6
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 6
I.1 Phương pháp: 6
I.2 Phương pháp dạy học: 6
I.3 Các đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học 7
I.4 Phân loại các phương pháp dạy học 7
I.5 Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống 9
I.5.1 Nhóm phương pháp dạy học dùng lời 9
I.5.2 Nhóm phương pháp dạy học trực quan 12
I.5.3 Nhóm các phương pháp thực hành 12
I.6 Một số phương pháp dạy học hiện đại 13
I.6.1 Dạy học giải quyết vấn đề: 13
I.6.2 Dạy học theo nhóm nhỏ 13
I.6.3 Dạy học theo dự án 14
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 15
II.1 Một số phương pháp dạy học tiếng Anh 15
II.1.1 Phương pháp Ngữ pháp – Dịch 15
II.1.2 Phương pháp tự nhiên (hay trực tiếp) 16
II.1.3 Phương pháp Nghe – Nói 19
II.1.4 Phương pháp Giao tiếp 21
III. MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH 24
III.1 Bản chất của việc đổi mới PPDH tiếng Anh: 24
IV. VAI TRÒ MỚI CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG LỚP HỌC NGOẠI NGỮ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH BẬC THPT 27
I. TỔ CHỨC KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 27
II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỢC KHẢO SÁT………. 27
II.1 Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của trường được khảo sát 27
III. NGUYÊN NHÂN: 34
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 35
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37
I. KẾT LUẬN 37
II. KHUYẾN NGHỊ 39
II.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 39
II.2 Với trường THPT 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
I.1 Lý do khách quan
Trong giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, với đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống của 45 quốc gia, 1/3 dân số thế giới nói tiếng Anh, 75% chương trình truyền hình phát bằng tiếng Anh, 3/4 bưu kiện thư tín viết bằng tiếng Anh(1), bàn phím máy vi tính là bàn phím tiếng Anh, bất cứ hội nghị nào với tên gọi là hội nghị quốc tế thì ngôn ngữ làm việc của hội nghĩ đó nhất định cần dùng tiếng Anh…. Tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay được chính phủ và người dân chúng ta hàng năm bỏ ra rất nhiều công sức, tiền của vào việc dạy và học tiếng Anh. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì vai trò là cầu nối để giao lưu văn hóa, học hỏi, trao đổi thông tin, thiết lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước trên thế giới càng được nhấn mạnh.
Do đó có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của sự tác động to lớn của tiếng Anh đối với sự phát triển của xã hội, Nhà nước cũng như ngành Giáo dục đã đề ra các chính sách khuyến khích học tập, phổ biến chương trình dạy tiếng Anh rộng rãi đến từng các bậc học và gần đây là cả ở bậc tiểu học. Việc phổ cập tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông ngày càng phát sinh những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tuy vậy, trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức nước ta nhìn chung còn thấp, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập trong môi trường hội nhập quốc tế còn yếu. Nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học còn nhiều hạn chế, một bộ phận giáo viên dạy ngoại ngữ còn yếu kém về năng lực chuyên môn, lạc hậu về phương pháp, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ còn cùng kiệt nàn, lạc hậu, …Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để nâng cao được chất lượng đào tạo đặc biệt về mặt phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
I.2 Lý do chủ quan:
Giáo dục THPT hiện nay đã và đang từng bước nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục, song còn gặp nhiều bất cập đã được chỉ ra nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trường THPT cần năng động, hiệu quả hơn trong việc sử dụng phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học tiếng Anh nói riêng. Là sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh luôn quan tâm về mặt phương pháp giảng dạy tiếng Anh đặc biệt ở các trường THPT và mong muốn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục, cũng như góp phần đào tạo thế hệ trẻ có năng lực tiếng Anh phục vụ cho bối cảnh đất nước trước thềm hội nhập. Xét theo định hướng và tầm nhìn trên, đề tài “Thực trạng việc dạy học tiếng Anh xét về phương pháp giảng dạy, nguyên nhân và biện pháp” được thực hiện mong góp phần đẩy lùi các bất cập, tồn tại trên thực trạng.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện nay tại các trường THPT. Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDH tiếng Anh tại các trường THPT.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng hợp lý luận phương pháp dạy học.
Khảo sát thực trạng sử dụng PPDH tiếng Anh bậc THPT.
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên.
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh bậc THPT.
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
IV.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giảng dạy tiếng Anh bậc THPT hiện nay.
IV.2 Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh bậc THPT hiện nay.
V. Các phương pháp nghiên cứu
V.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sưu tầm tài liệu lý luận về phương pháp dạy học và việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh bậc THPT
V.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra bằng phiếu khảo sát với đối tượng khảo sát: học sinh.
Phỏng vấn sâu giáo viên giảng dạy tiếng Anh.
Thu thập, phân tích và thống kê số liệu.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT
I. Phương pháp dạy học
I.1 Phương pháp:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp vì nó là một khái niệm rất trừu tượng.
Theo lý thuyết hoạt động phương pháp là cách thức của chủ thể tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà chủ thể phải đi theo để đạt được mục đích. Phương pháp là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắc dùng để chỉ đạo thành công. Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung (Hêghen).
Theo lý thuyết hệ thống thì hoạt động là một hệ thống bao gồm ba thành tố cơ bản: mục đích – nội dung – phương pháp. Phương pháp là con đường, là sự vận động của nội dung đến mục đích. Khi định nghĩa phương pháp không thể tách rời cái đích của nó. Một thành tố chỉ là phương pháp trong một hệ thống nhất định. Cũng thành tố ấy đặt trong một hệ thống khác có thể nó không còn là phương pháp nữa. Định nghĩa về phương pháp chỉ mang tính tương đối.
I.2 Phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh do giáo viên tổ chức, điều khiển, học sinh tự tổ chức tự điều khiển nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
Phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.
Phương pháp dạy học theo nghĩa rộng bao gồm:
• Phương tiện dạy học
• Hình thức tổ chức dạy học
• Phương pháp dạy học theo nghĩa hẹp
I.3 Các đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học có tính mục đích: phương pháp dạy học bị qui định và chi phối bởi mục đích, mục tiêu giáo dục – đào tạo nói chung, các nhiệm vụ dạy học nói riêng. Ngược lại, phương pháp dạy học lại là cách thức, phương tiện, con đường nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học. Mối quan hệ giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học với phương tiện dạy học là mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích.
Phương pháp dạy học có tính nội dung, nó là “hình thức về cách thức vận động bên trong nội dung”, là cách truyền tải nội dung từ người dạy, từ sách và các nguồn tài liệu tới người học cũng như là cách chiếm lĩnh các nguồn tài liệu đó của người học. Nó bị qui định và bị chi phối bới nội dung dạy học, mỗi môn học đều có phương pháp dạy học tương ứng. Khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các môn học, và nội dung các bài. Trong một bài học có thể phối hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Phương pháp dạy học có tính hiệu quả: mục đích cuối cùng dạy học là phải mang lại chất lượng và hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định. Cho nên giáo viên và học sinh phải vận dụng các phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất.
Phương pháp dạy học có tính hệ thống: các phương pháp dạy học không tồn tại biệt lập mà luôn hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
I.4 Phân loại các phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học được tiếp cận nhiều quan điểm phức hợp. Xin giới thiệu một vài quan điểm phân loại phương pháp dạy học như sau:
 Dựa trên quan điểm hoạt động ( thay mặt I.K.Babanxki) chia phương pháp dạy học thành 3 nhóm:
• Nhóm phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động nhận thức - học tập
• Nhóm phương pháp kích thích và hình thành động cơ hoạt động nhận thức – học tập.
• Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức học tập
Trong từng nhóm phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động nhận thức - học tập bao gồm nhiều nhóm phương pháp dạy học bộ phận như:
• Nhóm phương pháp dạy học dùng lời
• Nhóm phương pháp dạy học trực quan
• Nhóm phương pháp dạy học thực hành
 Dựa trên mức độ, tính chất hoạt động nhận thức của học sinh ( thay mặt M.N.Scatkin, I.Ia.Lecne …):
• Phương pháp dạy học minh họa - giải thích
• Phương pháp dạy học tái hiện
• Phương pháp trình bày có tính chất vấn đề
• Phương pháp tìm tòi bộ phận
• Phương pháp nghiên cứu
 Dựa vào các mục đích dạy học cơ bản được thực hiện trong quá trình dạy học ( thay mặt M.A Đanhilôp, B.P.Exipôp …)
• Nhóm phương pháp hình thành tri thức (thuyết trình, đàm thoại, trực quan …)
• Nhóm phương pháp hình thành kỹ năng (luyện tập, làm thí nghiệm …)
• Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học sinh.
 Dựa trên các bước phát triển của một bài dạy
• Nhóm phương pháp mở đầu (khởi động) bài dạy
• Nhóm phương pháp triển khai bài dạy
• Nhóm phương pháp kết thúc bài dạy
Các nhà giáo dục học Việt Nam căn cứ vào mục đích dạy học cơ bản và phương tiện dạy học chủ yếu được sử dụng trong quá trình dạy học đã chia phương pháp dạy học thành 4 nhóm, đó là:
• Nhóm phương pháp dạy học dùng lời
• Nhóm phương pháp dạy học trực quan
• Nhóm phương pháp dạy học thực tiễn
• Nhóm phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
I.5 Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống
I.5.1 Nhóm phương pháp dạy học dùng lời
I.5.1.a Phương pháp dạy học thuyết trình :
 Định nghĩa: là cách thức chuyển giao và tiếp nhận một khối lượng kiến thức lớn có hệ thống bằng ngôn ngữ nói của giáo viên trong những khoảng thời gian nhất định. Mục đích cơ bản là hình thành tri thức mới ở HS hay củng cố, hệ thống hóa tri thức, kỹ năng, kĩ xảo.
 Phân loại phương pháp thuyết trình:
• Dựa vào tính chất của nội dung thuyết trình
- Giảng thuật: chứa đựng yếu tố miêu tả, trần thuật. PP này không chỉ được sử dụng trong việc dạy học các môn khoa học xã hội – nhân văn mà cả những môn khoa học tự nhiên khi mô tả thí nghiệm, hiện tượng … GV có thể sử dụng phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật (máy chiếu) để minh họa cho việc trình bày của mình, hay nêu câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của HS.
- Giảng giải: sử dụng những luận cứ, số liệu để giải thích và chứng minh một hiện tượng, sự kiện, định luật, định lý … PP này chứa đựng yếu tố suy đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của HS. Giảng giải thường được kết hợp với giảng thuật.

Trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, tiểu luận đã khảo sát, phân tích và rút ra những tồn tại chủ yếu của quá trình quản lý sử dụng PPDH tiếng Anh tại trường THPT và các nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó. Những vấn đề gay cấn chủ yếu trong việc sử dụng PPDH tiếng Anh bao gồm:
Về kết quả học tập tiếng Anh của học sinh còn thấp. Bởi vậy,cần xem xét lại độ hợp lý, mức độ và sự kết hợp các PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học tiếng Anh hiện nay để đạt mục tiêu dạy tiếng Anh trong các trường trung học cơ sở và THPT.
Một số giáo viên tiếng Anh bất cập về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trước đòi hỏi của công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh THPT mới. Còn có khá nhiều giáo viên ngại đổi mới PPDH, chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học và làm đồ dùng dạy học;
Nhiều giáo viên chưa quen với PPDH ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp và chưa có khái niệm về đường hướng lấy người học làm trung tâm. Thậm chí một số giáo viên chưa hề có khái niệm thế nào là dạy ngôn ngữ giao tiếp.
Trình độ ngôn ngữ tiếng Anh và kĩ năng giao tiếp (thực hành) của một số giáo viên tiếng Anh còn thấp, ít có cơ hội để giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài, không có động cơ để giao tiếp bằng tiếng Anh ở trường, và ít có điều kiện để cập nhật với những phát triển mới trong dạy và học ngoại ngữ.
Để khắc phục những tồn tại trên, luận văn đã xây dựng 4 nhóm biện pháp chính:
Về hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò
Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và nhóm. Giáo viên cần kết hợp hài hòa các phương pháp và kĩ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên cần sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hợp lí và có hiệu quả trong quá trình dạy học.
Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập. Học sinh tham gia học tập và hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao. Học sinh cần luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự học.
Tổ chức bồi dưỡng và tư vấn nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên tiếng Anh;
Đánh giá và khuyến khích giáo viên đổi mới PPDH tiếng Anh;
Tạo môi trường và đầu tư trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDH
II. Khuyến nghị
II.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên nòng cốt về thay sách giáo khoa môn tiếng Anh của chương trình THPT phân ban, ngoài bồi dưỡng về chuyên môn cần hướng tới việc đổi mới PPDH.
Hình thành một dự án trong chương trình mục tiêu của giáo dục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh, trong đó có đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT.
Cải tiến quá trình, đánh giá, thi cử cho phù hợp với PPDH nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, các thiết bị dạy học để giáo viên có đủ điều kiện trong việc đổi mới PPDH tiếng Anh.
Có kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực.
Có chế độ, chính sách đãi ngộ (lương, tuyên dương, khen thưởng) nhằm tạo động lực cho giáo viên đổi mới PPDH tiếng Anh.
Tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh tham gia những khoá học ngắn ngày ở các nước nói tiếng Anh nhằm trao đổi kinh nghiệm, giao lưu và nâng cao trình độ.
Khuyến khích giáo viên tiếng Anh tự nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
II.2 Với trường THPT
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn và PPDH, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh.
Chỉ đạo đổi mới PPDH tiếng Anh theo hướng giao tiếp.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH Quản trị Nhân lực 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kiến trúc, xây dựng 1
P Thực trạng sử dụng đất ở thành phố Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top