Jose

New Member
Download Đề tài Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử của học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà - Quảng Trị
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỉ của sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, để đáp ứng với sự phát triển đó, đòi hỏi nền giáo dục cần đào tạo những người năng động, linh hoạt, sáng tạo, những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cốt lõi, là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình giáo dục.
Thực tế ở nước ta cho thấy rằng, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống bởi chất lượng dạy học và giáo dục còn yếu kém. Sự yếu kém ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là giáo viên đang còn xem nhẹ vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Với việc sử dụng phương pháp tự luận truyền thống chỉ đánh giá được một mặt nào đó của nội dung dạy học đã dẫn đến hiện tượng học tủ, học lệch, học mang tính “đối phó”. Mặt khác, với phương pháp đó thì việc đánh giá còn mang tính chủ quan. Cho nên, chưa đánh giá một cách chính xác năng lực thực sự của học sinh. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm giúp học sinh sau khi ra trường có khả năng đi vào cuộc sống, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội, cần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trắc nghiệm là một phương pháp điều tra, đánh giá là kết quả học tập của học sinh có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp tự luận truyền thống, đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Mặt khác có thể kiểm tra được một khối lượng tri thức rộng lớn.
Sử dụng trắc nghiệm như là một phương pháp để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nước ta là một vẫn đề còn mới và thực hiện nó còn gặp khó khăn. Nhưng để đào tạo được một thế hệ trẻ có khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhất thiết phải sử dụng nó.
Thực trạng kết quả thi tốt nghiệp và đại học quá thấp của môn Lịch sử những năm gần đây đang gây nhiều xôn xao trong dư luận về chất lượng dạy học môn học cực kỳ quan trọng này. Cho nên, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn Lịch sử trở nên vô cùng thiết yếu.
Xuất phát từ những lí do đó chúng tui chọn vấn đề: “Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử của học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà - Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn lịch sử của học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà - Quảng Trị để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử khối 11 trường THPT Đông Hà_Quảng Trị
3.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Lịch sử lớp 11
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong việc kiểm tra, đánh giá môn lịch sử khối 11 trường THPT Đông Hà_Quảng Trị.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn lịch sử của học sinh đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập và kém hiệu quả. Nếu khảo sát đúng thực trạng việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn lịch sử của học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà - Quảng Trị thì sẽ đề xuất được các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn lịch sử.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
6.1.1. Phương pháp chọn lọc, phân tích, tổng hợp tài liệu
6.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng an két
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn
6.2.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
6.2.4. Phương pháp thống kê toán học
7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
7.1. Phạm vi nghiên cứu
100 học sinh khối 12 và 7 giáo viên lịch sử của trường THPT Đông Hà_Quảng Trị.
7.2. Thời gian nghiên cứu
Học kì 1 năm học 2009-2010
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ XIX, người ta đã dùng phương pháp này chủ yếu để phát hiện năng khiếu, xu hướng nghiề nghiệp của học sinh. Sang đầu thế kỷ XX, E.Thoidaicơ là người đầu tiên dùng trắc nghiệm như một phương pháp “ khách quan và nhanh chóng ” để đo trình độ kiến thức học sinh, bắt đầu dùng với môn sử học và sau đó đối với một số loại kiến thức khác. Đến năm 1940 ở Hoa Kì đã xuất bản nhiều hệ thống trắc nghiệm dùng để đo thành tích học tập của học sinh. Năm 1901, Hoa Kỳ đã có hơn 2000 chương trình trắc nghiệm chuẩn.
Ở Liên Xô, từ năm 1926-1931 đã có một số nhà sư phạm tại Maxcova, Leningrat tiếp thí nghiệm dùng trắc nghiệm để chẩn đoán tâm lí cá nhân và kiểm tra kiến thức học sinh.
Từ năm 1936-1960, các công trình nghiên cứu của chuyên gia Xô Viết hướng vào những việc tìm kiếm học tập kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Năm 1963 tại Liên Xô mới phục hồi việc sử dụng trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức học sinh đã xuất hiện những công trình nghiên cứu dùng trắc nghiệm trong các môn học khác như E.E.Solovieva (1963), V.A.Korinsakaa và L.M.Pansevnicova (1964), K.A.Craxmianfoiaa (1963)...
1.1.2. Ở trong nước
Ở nước ta, trong thập kỷ 70 đã có những công trình vận dụng trắc nghiệm vào kiểm tra kiến thức học sinh (Trần Bá Hoành, nghiên cứu giáo dục. Số 11/5/1971, số 26/7/1973).
Ở miền Nam, trước ngày giải phóng, trắc nghiệm đã sử dụng khác rộng rãi trong học đường để ôn tập và thi cử. Người đã xuất bản những cuốn sách riêng cho giáo viên để hướng dẫn cụ thể việc sử dụng trắc nghiệm trong nhà trường (trắc nghiệm giáo dục của Huỳnh Huỳnh, Nguyễn Ngọc Đính, Lê Như Dục, 1973).
Hiện nay, trên các tạp chí giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các môn học như vật lí, sinh học, địa lí, lịch sử, hoá học. Đã xuất bản các cuốn giáo trình hướng dẫn trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như cuốn: “Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập” của hai tác giả Võ Ngọc Lan và Nguyễn Phụng Hoàng. Những công trình nghiên cứu trong việc sử dụng học tập câu hỏi trắc nghiệm làm những đề tài khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa lịch sử như : “Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn lịch sử của học sinh lớp 7 THCS” Lê Thị Hồng Hương, Nguyễn Văn Đằng hướng dẫn, Cao đẳng sư phạm Hà Nội, 2007.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Kiểm tra
Theo từ điển Tiếng Việt – NXB Viện ngôn ngữ học Việt Nam – Trung tâm từ điển học – 2001, định nghĩa: Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.
Trong cuốn Tổ chức hoạt động dạy học ở trường THCS – NXB Giáo dục định nghĩa: Kiểm tra là một quá trình thu thập thông tin về kết quả công việc, làm cơ sở cho việc đánh giá.
Từ hai định nghĩa trên, chúng ta có một định nghĩa chung về kiểm tra trong dạy học như sau: Kiểm tra là một quá trình thu thập thông tin, dữ kiện phản ánh trình độ đạt được trong nhân cách người học, nhân cách học sinh sau một quá trình học, làm cơ sở cho việc đánh giá.
1.2.2. Đánh giá
Có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá:
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam: đánh giá là nhận định giá trị.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc (3, tr5).
Nếu xét về đánh giá, sử dụng trong học tập giáo dục, nhiều tác giả như Tylor, Croubach, Alkin, Stake... đã đưa ra định nghĩa như sau: Đánh giá trong giáo dục như là một quá trình được tiến hành có học tập để xác định mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu của đào tạo. Nó có thể bao gồm những sự mô tả (liệt kê) về mặt định tính hay định lượng những hành vi (hoạt động) của người học cùng với sự nhận xét, đánh giá những hành vi này đối chiếu với sự mong muốn đạt được về mặt hành vi đó (3, tr 16).

MỤC LỤC
---------------------

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1. Ở nước ngoài 4
1.1.2. Ở trong nước 4
1.2. Các khái niệm cơ bản 5
1.2.1. Kiểm tra 5
1.2.2. Đánh giá 6
1.2.3. Trắc nghiệm 6
1.3. Đánh giá ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm 7
1.3.1. Ưu điểm 7
1.3.2. Nhược điểm 8
1.4. Vấn đề sử dụng hiệu quả phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 9
1.4.1. Mức độ phức tạp khi viết câu hỏi và tổ hợp đề 9
1.4.2. Mức độ phức tạp khi tổ chức kiểm tra 10
1.4.3. Vấn đề đoán mò phương án trả lời đúng 10
1.4.4. Độ tin cậy của câu hỏi 10
1.4.5. Sự phức tạp của việc chấm điểm 10
1.4.6. Phân tích, đánh giá các câu hỏi 11
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ 12
2.1. Vài nét khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 12
2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử của học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà_Quảng Trị 12
2.2.1. Thực trạng nhận thức 13
2.2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá môn lịch sử khối 12 trường THPT Đông Hà 21
2.2.3 Những khó khăn khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá môn lịch sử 27
2.3. Nguyên nhân của thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
1. Kết luận 32
2. Kiến nghị 32
2.1. Đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục 32
2.2. Đối với giáo viên 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Bạn vui lòng cho mình xin bản doc của tài liệu này! mình xin Thank các bạn rất nhiều!

Đề tài Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử của học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà - Quảng Trị​

 
Sửa lần cuối:

daigai

Well-Known Member
Bạn vui lòng cho mình xin bản doc của tài liệu này! mình xin Thank các bạn rất nhiều! gmail của mình là: "[email protected]"

Đề tài Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử của học sinh khối 11 trường THPT Đông Hà - Quảng Trị​

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH Quản trị Nhân lực 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kiến trúc, xây dựng 1
P Thực trạng sử dụng đất ở thành phố Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top