Download Đề tài Thực trạng thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam

Download Đề tài Thực trạng thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam miễn phí





Mục lục:
PhầnI: Lý luận chung
I. Khái niệm
II. Phân loại
III. Nguyên tắc hoạt động
IV. Hợp đồng Bảo hiểm Thương mại
V. Tái Bảo hiểm Thương mại
Phần II: Thực trạng thị trường Bảo hiểm
thương mại ở Việt Nam
I. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm ở Việt Nam
II. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam
III. Các tổ chức kinh doanh Bảo hiểm ở Việt Nam
IV. Khó khăn và hạn chế của Bảo hiểm Thương mại
V. Giải pháp hoàn thiện thị trường Bảo hiểm Thương mại ở Việt Nam



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ay: năm 1986, Nghị quyết Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diến ra vào năm này đã đưa ra chính sách đổi
mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo các
quy định của pháp luật. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tiến hành mở cửa nền
kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực. Hoạt động sản xuất - kinh
doanh từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành
bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu, thích hợp với hoàn cảnh
mới. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh, công ty
cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài... sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá
trình phát triển bảo hiểm ở nước ta.
Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã
được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm
Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời
của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành
phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh
doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO... và các công
ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,... Ngoài ra, với khoảng 40 văn
phòng thay mặt của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70.000 đại lý
bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày một sôi động.
Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty
mới đã tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường
cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản
phẩm cũ, đồng thời nghiên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ bảo
hiểm mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa
15
chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh
nhất. Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ ngày càng đa dạng hơn và số
lượng, chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được rộng mở. Không chỉ có
vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày
càng được chú trọng. Bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị trường
vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển.
II. Thị trường Bảo hiểm Thương mại Việt Nam
Tính đến hết tháng 6/2010, có 50 Doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động trên
thị trường trong đó bao gồm 27 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ, 11
Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, 10 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1
Doanh nghiệp tái bảo hiểm. Hiện tại Bộ Tài chính đã chấp nhận về nguyên
tắc việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 01 Doanh nghiệp Bảo
hiểm phi nhân thọ -Công ty Bảo hiểm Cathay Việt Nam và 01 Doanh nghiệp
Bảo hiểm nhân thọ - Công ty Bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam. Tổng
doanh thu Phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt14.427 tỷ đồng, tăng
21% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó doanh thu phí bảohiểm phi nhân thọ
ước đạt 7.940 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, doanh thu phí
bảo hiểm nhân thọ ước đạt 6.487 tỷ đồng, tăng 14,39% so với cùngkỳ năm
2009.
Tổng doanh thu hoạt động đầu tư 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt3.321 tỷ
đồng, trong đó các doanh nghiệp phi nhân thọ ước đạt 875 tỷ đồng, các danh
nghiệp nhân thọ ước đạt 2.446 tỷ đồng.
Tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước đạt 3.985tỷ đồng, trong
đó các doanh nghiệp phi nhân thọ là 2.422 tỷ đồng, các doanh nghiệp nhân
thọ là 1.563 tỷ đồng.
16
Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 810 tỷ đồng, tăng
20,36% so với cùng kỳ năm 2009. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính được thu
xếp qua nôi giới là bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiến (27, 73%), bảo hiểm
sức khỏe và tai nạn con người (34,37%), bảo hiểm trách nhiệm chung
(10,05%).
1. Bảo hiểm phi nhân thọ
Doanh thu phí bảo hiểm gốc trong 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 7.940 tỷ
đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 25 DNBH tăng
trưởng về doanh thu phí bảo hiểm gốc; 3 DNBH giảm doanh thu phí bảo
hiểm gốc là UIC, Bảo Tín và VIA.
Các DNBH lớn như Bảo Việt, PVI, Bảo Minh vẫn dẫn đầu thị trường:
Bảo Việt ước đạt 1.871 tỷ đồng, chiếm 23,57% thị phần, giảm gần 2%; Bảo
Minh đạt 1.095 tỷ đồng chiếm 13,79%, tăng 0,18%.
Một số nghiệp vụ chiến tỉ trọng doanh thu lớn: dẫn đầu là nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới, chiếm tỉ trọng 31,35%, doanh thu phí đạt 2.489 tỉ đồng,
tăng gần 21% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại, chiếm 25,57%,
doanh thu phí đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 21,51% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và tách nhiện chủ tàu chiến tỉ trọng
12,19%, ước đạt 967 tỷ đồng, tăng 27,27%.
Đứng thứ tư là nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người với
doanh thu ước đạt 936 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 11,79%.
Nghiệp vụ này tăng trưởng do việc tăng cường kênh phân phối qua hệ
thống ngân hàng;
17
Bồi thường bảo hiểm: Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2010 không phát
sinh nhiều vụ tổn thất lớn, bồi thường chủ yếu tập trung vào bảo hiểm vật
chất xe cơ giới và bảo hiểm sức khỏe tai nạn con người.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc ước đạt 2.422 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi
thường gốc là 30,51%, giảm 2,78% so với cùng kỳ năm 2009:
Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm: Samsungvina (76,04%, do
các vụ cháy ở nước ngoài); Lib erty (70,71%), Bảo Long (49,49%) do bồi
thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới cao, mặt khác nghiệp vụ bảo hiểm xe
cơ giới chiếm tỷ trọng 70-75% tổng doanh thu bảo hiểm gốc của 2 DNBH
này. Các DNBH có tỷ lệ bồi thường thấp là Bảo Tín (1,28%), QBE (6,47%),
UIC (7%).
Xét theo nghiệp vụ, đứng thứ nhất về tỷ lệ bồi thường là bảo hiểm sức
khỏe và tai nạn con người (48,01%). Các DNBH có tỷ lệ bồi thường nghiệp
vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cao là : Bảo Minh (61,89%),Bảo
Việt (54%).
Đứng thứ 2 về tỉ lệ bồi thường là bảo hiểm xe cơ giới (43,78%), chủ yếu
là giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe. Các DNBH có tỷ lệ
bồi thường cao: PJICO (50,7%), Bảo Minh (47,95%). Tiếp theo là bảo hiểm
thân tàu và TNDS của chủ tàu, có tỷ lệ bồi thường 37,4%. Các doanh nghiệp
có tỷ lệbồi thường cao về nghiệp vụ này là PVI (68,5%) và Bảo Việt
(37,5%).
Tổng số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại (TNGL) ước khoảng
1.845 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường giữ lại là 35,16%. Nghiệp vụ Bảo hiểm sức
khỏe và tai nạn con người có tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cao
nhất là 47,63%, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với 42,71%.
Đứng thứ 3 là nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ 29,44%. Các nghiệp vụ có tỉ lệ
18
bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp là bảo hiểm nông nghiệp 1,05%,
bảo hiểm trách nhiệm chung 2,36%.
2. Bảo hiểm nhân thọ:
Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt khoảng 6.487 tỷ đồng
tăng 14,39%so với cùng kỳ năm 2009 (trong đó tổng doanh thu phí của các
sản phẩm bảo hiểm chính đạt 6.268 tỷ đồng tăng 14,4% so v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu thực trạng cận thị và yếu tố liên quan ở học sinh THPT thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang năm 2010 Y dược 0
H Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ: Thực trạng và giải pháp phát triển Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Thực trạng và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011 Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển đồng bộ các loại thị trường: Lý luận-Thực trạng-giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top