bjnhan_172

New Member
Download Đề tài Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam

Download Đề tài Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: .01
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀODA NHẬT BẢN:.03
I. Khái niệm ODA: .03
1. Khái niệm ODA:.03
2. Phân loại ODA: .03
3. Ưu điểm vàbất lợi khi tiếp nhận ODA:.05
II.ODA Nhật Bản:.06
1. Mục tiêu cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam:.06
2. Chính sách ODA của Nhật Bản tại Việt Nam:.09
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM . .13
I. Quy môvà cơcấu: .13
1. Quy mô: .13
2. Cơcấu: . 15
II. Đánh giá thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam: .25
1. Thành tựu: . 25
2. Hạn chế: . 29
CHƯƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁPTHU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM . 33
I. Phương hướng vận động của ODA trong thời gian tới: .33
1. Kếhoạch phát triển kinh tếxã hội 5năm(2006-2010): .33
2. Phương hướng vận động của ODA trong thời gian tới: .34
II. Một sốgiải pháp nhằmthu hút và đẩy nhanh tiến độgiải ngân vốn ODA
Nhật Bản vào Việt Nam: 36
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .39



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

2
ADB 2.900,97
Pháp 912,26
Đức 597,35
Đan Mạch 549,48
Thuỵ Điển 412,83
Trung Quốc 301,08
Ôxtrâylia 282,32
EU 269,83
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
13
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
Nhìn trên bảng số liệu ta thấy Nhật Bản là nước viện trợ cho lớn nhất cho
Việt Nam. ODA Nhật Bản tăng dần ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật
Bản gặp khó khăn nhất, và trong ba năm trở lại đây, 2006, 2007,2008. Nhật
Bản luôn là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ 1992-2007 đạt
khoảng 13 tỷ USD, chiếm khoảng 30 % tổng khối lượng ODA của cộng đồng
quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng
1,5 tỷ USD. Ngày 31-3-2009, với số tiền 900 triệu USD cho tài khóa 2008
được ký đã nâng tổng số tiền cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam năm
2008 lên con số 6 tỷ USD (so với 5 tỷ USD của năm 2007). Với con số này,
ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam năm 2008 vừa qua đã đạt mức kỷ lục cao
nhất từ trước đến nay.
Viện trợ phát triển chính thức ODA Nhật Bản cho Việt Nam
Đơn vị: tỷ Yên
(Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư)
14
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
2.Cơ cấu:
a. Theo loại hình viện trợ
Bảng cơ cấu ODA Nhật Bản theo loại hình viện trợ tính đến năm 2003
Đơn vị: tỷ yên
( Nguồn: Bộ kế hoạch - đầu tư)
• Hợp tác vốn vay:
Hợp tác vốn vay là hình thức cho vay của chính phủ Nhật Bản đối với
chính phủ các nước đang phát triển với các điều kiện cho vay mềm dẻo hơn
như lãi suất thấp và thời hạn vay dài. Tại Việt Nam, hợp tác vốn vay chủ yếu
dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, điện lực, phát triển
nông thôn. Hợp tác vốn vay thường do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JBIC) thực hiện.
Tín dụng ưu đãi của Nhật được thực hiện dưới hai hình thức:
- Tín dụng theo dự án
- Tín dụng phi dự án
Tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số ODA Nhật Bản( 87.3%).
Tư tưởng chủ đạo của ODA Nhật Bản là nhấn mạnh đến yếu tố làm chủ và chủ
15
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
động của nước tiếp nhận viện trợ, và do vậy Nhật Bản tập trung cho các khoản
tín dụng ưu đãi hơn là viện trợ. Chính phủ Nhật cho rằng nghĩa vụ trả nợ sẽ tạo
động lực mạnh hơn cho những nỗ lực tăng cường ý thức tự lực cánh sinh.
Cho đến nay thì Nhật Bản đã cùng hợp tác với các nhà đầu tư của ta để
xây dựng những dự án như: Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, dự án cầu Cần
Thơ, dự án xây dựng nhà ga hành khách Quốc Tế sân bay Tân Sơn Nhất, xây
dựng đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, dự án đường hầm Hải Vân, dự án phát
triển cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ cho người nghèo, Dự án nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, dự án cải thiện môi trường nước Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dự án mở rộng cảng Cái Lân, dự án nâng cấp
quốc lộ số 5, dự án mạng lưới thông tin liên lạc nông thôn miền Trung Việt
Nam, dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn.
• Hợp tác viện trợ không hoàn lại:
Hợp tác viện trợ không hoàn lại là việc trao tặng vốn cho chính phủ các
nước đang phát triển mà không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả. Mục đích chính
của hợp tác viện trợ không hoàn lại là đáp ứng cho những nhu cầu căn bản của
con người (nâng cao mức sống cho tầng lớp người dân cùng kiệt đói nhất), đào tạo
nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hợp tác viện trợ không hoàn lại do bộ
ngoại giao thực hiện, trong đó các dự án hợp tác viện trợ không hoàn lại do địa
phương hay viện trợ không hoàn lại hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ
(NGO) của Nhật Bản do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện.
Viện trợ không hoàn lại chiếm 7.3% trong tổng cơ cấu ODA Nhật Bản.
Viện trợ không hoàn lại tập chung vào việc xóa đói giảm cùng kiệt và giải quyết
nhu cầu thiết yếu của con người, cải thiện, nâng cao đời sống con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống nhân dân đối với nước ta. Chính phủ Nhật Bản cũng đã viện trợ không
hoàn lại để phát triển những dự án như: xây dựng TT đào tạo nguồn nhân lực,
viện trợ học bổng phát triển nguồn Nhân lực, cầu Miền Bắc -Trung, xây lại cầu
ở đồng bắng sông Cửu Long, trường kỹ thuật giao thông vận tải I, NC trường
tiểu học vùng bão lụt khu vực miền Trung, NC trường tiểu học miền núi phía
Bắc, nâng cấp khoa Nông nghiệp, trường ĐH Cần Thơ, xây dựng cảng cá
16
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
Vũng Tàu, hệ thống tưới tiêu Tân Chi, nâng cao điều kiện sống ở Nam Đàn
Nghệ An, nâng cấp bệnh viện (bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bạch Mai, bệnh
viện Hai Bà Trưng, viện Nhi Trung ương, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh
viện Đà Nẵng,... ). Sản xuất Vắc xin Sởi, nhà máy nước Gia Lâm, mở rộng hệ
thống cấp nước Hải Dương, nâng cấp hệ thống cấp nước miền Bắc, nâng cấp
thiết bị trồng rừng (Tây Bắc), thiết bị trồng rừng Tây Nguyên, trồng rừng ven
biển khu vực Nam Trung bộ.
• Hợp tác kỹ thuật:
Hợp tác kỹ thuật là hình thức cử chuyên gia, nghiên cứu phát triển,
chương trình đào tạo, cung cấp thiết bị nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển
đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thể chế. Hợp tác kỹ thuật của chính phủ
Nhật Bản phần lớn do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) thực hiện.
Khác với vốn vay chủ yếu dành cho phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông
vận tải) thì hợp tác kỹ thuật chủ yếu tập chung cho phát triển nguồn nhân lực,
xây dựng thể chế thông qua chuyên gia kỹ thuật và kiến thức thích hợp cho
Việt nam.
Chương trình đào tạo kỹ thuật và cử các chuyên gia đơn lẻ là hai hình thức
hợp tác cơ bản. Hiện nay, chính phủ Nhật cũng đã mở một số hình thức mới
như chương trình tình nguyện viên cấp cao tại Việt Nam (2001), Chương trình
nâng cao năng lực cộng đồng (1998)…. Tuy nhiên, ODA Nhật Bản giành cho
Việt Nam trong cơ cấu hợp tác kỹ thuật còn hạn chế, chiếm 5.4%.
Hiện nay, dự án hợp tác kỹ thuật: tổng cộng có 15 dự án hiện đang thực
hiện (Phục hồi rừng đầu nguồn miền Bắc, Thụ tinh nhân tạo bò, Hợp tác về
luật, Sức khoẻ Sinh sản Nghệ An, Nâng cao kỹ thuật môi trường nước,...) ;
ngoài ra Nhật đã tiếp nhận 9.729 thực tập sinh (tính đến năm 2003) ; cử 1.612
chuyên gia (tính đến năm 2003) ; 114 thanh niên tình nguyện theo chương trình
hợp tác tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản
b. Cơ cấu theo lĩnh vực:
b.1. Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế:
• Phát triển nguồn nhân lực:
17
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
Thực hiện đường lối “đổi mới” nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo
phát triển nguồn nhân lực, coi “phát triển nguồn nhân lực và giáo dục và đào
tạo” là quốc sách hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó
chính phủ Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tế với nhiều chương trình và d...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
L Thực trạng công tác thu – chi ở BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2003 – 2008) Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách sạn Hương Giang Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng thu - Chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định) Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã và phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 2
S Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư tực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) Luận văn Kinh tế 0
T Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top