Iorwerth

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi hội nhập WTO
1.2. Sự phát triển du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
CHƯƠNG II : NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DU LỊCH VIỆT NAM HỘI NHẬP THẾ GIỚI
2.1. THUẬN LỢI
2.1.1 Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng
2.1.2 Chính sách khuyến khích phát triển du lịch của Nhà nước
2.1.3 Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng
2.1.4 Các loại hình du lịch ngày càng đa dạng hóa và phát triển hơn
2.2 KHÓ KHĂN
2.2.1 Khó khăn trong quy hoạch
2.2.2 Khủng hoảng kinh tế, kinh tế suy thoái, dịch bệnh, thiên tai.
2.2.3 Ý thức người dân và việc bảo vệ môi trường
2.2.4 Nhân lực cho ngành du lịch chưa đạt yêu cầu
2.2.5 Công tác marketing chưa được triển khai toàn diện
2.2.6 Chính sách của Nhà nước
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM
3.1 ) Các giải pháp kinh tế
3.2 ) Giải pháp tài chính
3.3 ) Giải Pháp điều kiện
KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU


Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển
vọng.

Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn.

Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế
giới.
Bài thảo luận của nhóm em đề cập đến những nhận thức cơ bản về "Thực trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam". Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của cô giáo.








CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM

1.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi hội nhập WTO
1.1.1 Lịch sử hình thành ngành du lịch
Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5/6/1951.
Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham gia Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958.
Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông Dương"với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.
Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 09/7/1960.
Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch.
Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
1.1.2 Quá trình phát triển ngành du lịch trước khi gia nhập WTO
Từ năm 1960 đến 1975: Du lịch Việt Nam hoạt động chủ yếu là đón tiếp các đoàn khách của Đảng và Nhà nước phục vụ cho quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng đất nước.
Từ năm 1975 đến 1990: Ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở, thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Du lịch .
Trong giai đoạn này, du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu hai miền Nam - Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Ngành Du lịch đã phát triển thêm một bước, hoạt động có kết quả tốt, đặt nền móng cho ngành Du lịch bước vào giai đoạn mới.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đôi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Năm 2001 đến 2007, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhưng do năng động, cố gắng vượt khó, chủ động áp dụng các biện pháp tháo gỡ táo bạo, kịp thời, nên lượng khách và thu nhập hàng năm vẫn tăng trưởng 2 con số.

Dưới đây là số liệu thống kê về một số chỉ tiêu trong du lịch trong giai đoạn từ 1990 đến 2006:
* Năm 1990: cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng, thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng, chỉ đón hơn 200.000 lượt khách quốc tế, cả khách quốc tế và nội địa là 250.000
*Giai đoạn từ 1995 đến 2003: lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tăng từ 610.000 lên 1.238.500 lượt khách.
* Năm 2004: Trong tháng 12 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 283.626 lượt người. Cả năm 2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.927.876 lượt người, tăng 20,5% so năm 2003.
* Năm 2005: Trong tháng 12/2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 308.257 lượt. Trong cả năm 2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.467.757 lượt, tăng 18,4% so với năm 2004.
* Năm 2006: Trong tháng 12/2006 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 324.625 lượt. Tổng cộng trong 12 tháng lượng khách quốc tế ước đạt 3.583.486 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005.

Lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên hơn 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006.
Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13 ngàn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng.
Khẩu hiệu ngành du lịch
2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
2004-2005: Hãy đến với Việt Nam
2006 - nay: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn

1.2. Sự phát triển du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác và những thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch.
Sự phát triển đó được thể hiện dựa trên các số liệu về lượng du khách, doanh thu và các hoạt động về du lịch mà Việt Nam đã tổ chức được.
*Năm 2007: Nước ta lần đầu tiên đạt 4,23 triệu lượt khách quốc tế. GDP du lịch chiếm khoảng 4% GDP cả nước (theo cách tính của WTO thì con số này là 9%). Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt. Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so với năm 2006.
Du lịc nước Ta trong năm này đã có 10 sự kiện tiêu biểu:
• Thành công của Năm du lịch quốc gia "Về thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"
• Ngành du lịch đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu
• Quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN
• Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch VN - Lào - Campuchia và Hội chợ Du lịch chủ đề "3 quốc gia, 1 điểm đến"
• Chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long
• Khảo sát xây dựng sản phẩm, các tour du lịch mới
• Festival hoa Đà Lạt thành công
• Bùng nổ các dự án đầu tư FDI vào du lịch
• Mười năm hoạt động của trang web ngành
• Khách du lịch đến miền Trung tăng trưởng cao.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
W Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận Khoa học Tự nhiên 0
T Thực trạng thuận lợi khó khăn và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ lãi suất cơ bản đến lãi suất thỏa thuận, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
C Thực trạng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12-15 tuổi tại các trường THCS tỉnh Ninh Thuận. Tài liệu chưa phân loại 0
C Thực trạng sâu răng, viêm lợi và yếu tố liên quan ở học sinh tại 4 trường THCS thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2012 Tài liệu chưa phân loại 0
N Thực trạng sâu răng, viêm lợi và yếu tố liên quan ở học sinh tại 4 trường THCS thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2012 Tài liệu chưa phân loại 0
M Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Tài liệu chưa phân loại 0
G Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Thuận Thành Tài liệu chưa phân loại 2
B Tìm hiểu thực trạng quản lý bảo vệ rừng cho người dân tộc ở xã Phan sơn, huyện BẮc Bình, tỉnh Bình Thuận Nông Lâm Thủy sản 0
H Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Xây Dựng Khánh Thuận Tài liệu chưa phân loại 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top