misabear2803

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan 2
1.1. Khái niệm trẻ em 2
1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2
1.3. Khái niệm trẻ em lang thang 2
2. Khái niệm nhu cầu và hệ thống thứ bậc nhu cầu 2
2.1. Nhu cầu của con người theo cách phân chia của Maslow 2
2.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em 2
2.3. Nhu cầu của trẻ lang thang 2
3. Luật pháp quốc gia và quốc tế về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 2
3.1. Luật pháp quốc gia 2
3.1.1. Các quyền trẻ em 2
3.1.2. Bổn phận của trẻ em 2
3.2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 2
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2
1. Sự cần thiết phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc hiệt khó khăn nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 2
2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2
2.1. Hệ thống chính sách cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB 2
2.2. Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang 2
3. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị có liên quan 2
II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 2
1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Việt Nam 2
2. Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn Hà Tĩnh 2
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn 2
4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang xin ăn tại địa bàn 2
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH 2
1. Tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang 2
2. Giải pháp cho vay vốn, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm, tìm kiếm việc làm mới nhằm xoá đói giảm cùng kiệt nâng cao thu nhập cho người dân 2
3. Nâng cao nhận thức, kết hợp nỗ lực của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, lực lượng công an, các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 2
4. Một số biện pháp khác nhằm ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang 2
IV. KIẾN NGHỊ 2
KẾT LUẬN 2
Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi… là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em.
Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em.
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai.
Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm trẻ em
- Theo pháp luật quốc tế: "Trẻ em là những người dưới 18 tuổi" (Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em).
Công ước giải thích rõ thêm định nghĩa này bằng cách nhắc lại điều đã nêu trong tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 "Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời".
- Theo pháp luật Việt Nam: "Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi" (Điều 1, Luật BVCS và GDTE).
Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào.
Nhưng trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bày tỏ ý kiến. Đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hay tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình và cộng đồng (điều 3 Luật Bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004).
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em dưới 16 tuổi do nhiều lí do khác nhau mà rơi vào các hoàn cảnh sau:
- Rơi vào hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn khác thường so với nhiều trẻ em khác.
- Bị mồ côi hay bị bỏ rơi
- Bị tàn tật về thể chất hay tinh thần.
- Không có người nuôi dưỡng, không người thân thích.
- Phải lao động làm thuê trong điều kiện độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
- Bị xâm hại tình dục, bị hiếp dâm
- Bị lôi kéo, sử dụng vận chuyển ma tuý
- Trở thành trẻ hư: không vâng lời, trốn học.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu thực trạng bệnh Thalassemia tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng Y dược 0
N Nghiên cứu thực trạng thiếu máu nhược sắc ở trẻ em dưới 10 tuổi tại bệnh viện Y dược 1
H Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở tỉnh phía nam và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Khoa học Tự nhiên 0
V Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Văn hóa, Xã hội 0
B Thực trạng nhận thức của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội về quyền và bổn phận của trẻ em Văn hóa, Xã hội 0
V Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
H Thực trạng phát triển tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi vào lớp 1 (6 tuổi) ở tỉnh Thái Bình Tâm lý học đại cương 0
N Biện hộ thực trạng Quyền trẻ em của nhóm trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm Lao động 02 Ba Vì - Hà Nội Văn hóa, Xã hội 2
H Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa) Văn hóa, Xã hội 2
T Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 - thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top