Arber

New Member
Download Đề tài Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa





Theo số liệu cho thấy huyện Khánh Vĩnh trong những năm gần đây khu vực kinh tế Nhà nuớc hầu như không tạo đuợc lưọng việc làm đáng kể, có sự tăng về số lao động hoạt động trong linh vực này nhưng rất hạn chế. Từ 2007 – 2009 chỉ tăng 137 lao động như vậy là quá thấp so với tốc độ phát triển kinh tế của Huyện hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình cải cách và cổ phần hoá Doanh nghiệp diễn ra khá mạnh vì thế đã làm mới trong thành phần kinh tế này không nhiều. Đối với khu vực kinh tế cá thể tuy số lưọng lao động làm việc chiếm số lưọng lớn (14881 lao động so với tổng số lao động tham gia trong ngành công nghiệp – xây dựng là 17932 năm 2010) như vậy khu vực kinh tế này đã giải quyết một lưọng lớn công việc cho ngưòi lao động địa phưong nhưng việc tạo việc làm mới ở khu vực này cũng còn hạn chế chưa thực sự phát triển so với nhu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Hiện nay số lưọng lao động cá thể và lao động Nhà nuớc ở Khánh Vĩnh có số lượng khá lớn chứng tỏ vai trò của khu vực này trong sự phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động thời kỳ đổi mới. Điều này cũng dễ hiểu vì Khánh Vĩnh chưa thật sự thu hút được sự đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vì thế việc tạo việc làm cho lao động trong khu vực này còn hạn chế.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

do Khánh Vĩnh là một huyện miền núi, hệ thống thủy văn đa dạng, lượng mưa hàng năm lớn làm mặt đường xói lở, bào mòn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của nhân dân trong địa bàn huyện cũng như thông qua các huyện lân cận.
Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của huyện đến 2010 tương đối đã được hoàn thiện, hiện nay toàn huyện có 232 công trình thủy lợi kiên cố, trong đó có 10 đập dâng, 5 trạm bơm… Ngoài ra còn có hơn 150 km mương bê tông và mương đất do sự giúp sức của nông dân. Tuy nhiên do ý thức sử dụng và bảo quản chưa cao của cán bộ quản lý cũng như người sử dụng nên một số công trình đã xuống cấp và chưa phát huy hết công suất của các công trình.
Nhưng với hệ thống thủy lợi như hiện tại đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân trong địa bàn huyện về việc sản xuất nông nghiệp. Ý thức trách nhiệm người dân được nâng cao phần nào các công trình cũng được quan tâm và được nâng cấp kịp thời.
Hệ thống phúc lợi
Hệ thống phúc lợi của huyện ngày càng được nâng cấp phục vụ nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế xã hội hiện nay cũng như việc phát triển giáo dục, y tế, quốc phòng. Tất cả các công trình được xây dựng đã được sử dụng và kiên cố.
Đối với giáo dục huyện đã có nhưng công trình như: 65 trường mẫu giáo, 14 trường tiểu học, 04 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông trung học và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, cùng một trung tâm dạy nghề.
Về y tế thì có 01 bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã, thị trấn và 2 phòng khám tại xã Liên Sang và xã Khánh Bình đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân vằ đặc biệt huyện Khánh Vĩnh là điểm đỏ của bệnh sốt rét nên đã thành lập một viên nghiên cứu riêng biệt tại xã Khánh Phú để phòng chống sốt rét.
Cùng với hệ thống giáo dục y tế, công tác tuyên truyền nâng cao dân trí cũng được huyện chú trọng thông qua hệ thống phát thanh với 14 trạm truyền thanh và 01 đài cấp huyện 1kw, nâng tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh lên hơn 90%. Toàn huyện hiện có một trạm truyền hình tại thị trấn Khánh Vĩnh. Tuy công suất nhỏ nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân trong địa bàn huyện Khánh Vĩnh.
Những năm trước đây, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt dưới 30%. Đến nay, nhờ làm tốt công tác đầu tư chương trình nước sạch bằng Nhà máy nước Thị trấn, các hệ thống nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan nên đã nâng tỉ lệ này lên 75%.
Hiện nay đã có 13/13 xã – thị trấn đã được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc kiên cố, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, xây dựng nhà công vụ cho cán bộ y tế và giáo viên, xây dựng 02 Trung tâm cụm xã ở cánh Tây và cánh Bắc của huyện.
Hệ thống điện
Hoàn thành chương trình phủ điện nông thôn vào năm 1999 và tiếp tục đầu tư phủ điện vùng sâu, hỗ trợ đường dây, Công tơ điện cho hộ đồng bào dân tộc, tỉ lệ hộ dùng điện hiện nay đạt 98%, một số hộ bà con dân tộc đã biết sử dụng điện vào sản xuất.
d. Văn hóa – xã hội
Ngoài những tiềm năng về tài nguyen khoáng sản, huyện Khánh Vĩnh còn có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch lịch sử văn hóa, như: Kgu di tích lịch sử Hòn Dù tại xã Khánh Trung, Khu di tích Hòn Dữ tại xã Khánh Đông…
Bên cạnh những tiềm năng về tài nguyên, một số địa danh được thiên nhiên ưu đãi trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có khả năng phát triển du lịch thác và khu du lịch sinh thái, như: Thác YangBay tại xã Khánh Phú, Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm tại xã Khánh Đông, Suối Khoáng nóng Nhân Tâm tại xã Khánh Hiệp,…phát huy thế mạnh này huyện Khánh Vĩnh đã tiến hành lập đề án phát triển du lịch – dịch vụ đến năm 2020.
Huyện Khánh Vĩnh hiện nay đang có 15 dân tộc anh em sinh sống và làm việc trong đó dân tộc Kinh chiếm 26,62%, các dân tộc khác chiếm 73.82% đó là: Raglai, Ede, T’Rin, Mường, Tày, Nùng, Dao, Khơ Me, Chăm, Hoa, Thái, H’Rê, Thổ, M’Nông. Sự đa dạng về dân tộc làm cho Khánh Vĩnh có nét độc đáo về phong tục tập quán. Nếu khai thác những tiềm năng này Khánh Vĩnh có thể đưa ngành du lịch văn hóa phát triển, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh, đặc biệt là dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn.
2.1.2.3. Tình hình p hát triển kinh tế của huyện Khánh Vĩnh
Kinh tế của huyện Khánh Vinh hiện nay tăng trưởng khá nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; năng lực sản xuất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất bước đầu đã được coi trọng, các thành phần kinh tế phát triển ngày càng đa dạng; khai thác tốt hơn các nguồn lực địa hương hiện có.
Tổng sản hẩm nội địa (GDP) tăng bình quân tăng 8,79%/ năm giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,49%; ngành công nghiệp xây dựng tăng 14,84% và ngành dịch vụ tăng 9,71%. GDP bình quân đầu người đạt 8,6 triệu đồng/năm.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm, ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trong cơ cấu kinh tế, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất. Năm 2010, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 34,14%; công nghiệp – xây dựng chiếm 23,31% và dịch vụ chiếm 42,55%.
Bảng 3: Tình hình tăng trưởng GDP các ngành kinh tế của huyện Khánh Vĩnh
Ngành kinh tế
Năm 2006
Năm 2010
Nông – Lâm – Thủy sản
39,05%
34,14%
Công nghiệ - xây dựng
18,30%
23,31%
Dịch vụ
42,65%
42,55%
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh)
Ngành nông nghiệp tăng trưởng khá so với mức bình quân chung của toàn tỉnh Khánh Hòa. Lựa chọn cây trồng, vật nuôi gắn liền với yếu tố thị trường. Năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng lương thực và sản lượng thóc tăng đáng kể. Đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi trong tậ quán canh tác, đã dần tiếp cận với kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới, góp phần tích cực ổn định định canh định cư. Công tác trồng rừng cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sản xuất công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao. Cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng, gắn liền với thế mạnh của vùng nguyên liệu và nhu cầu của thị trường, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có sức cạnh tranh cao. Công nghiệp phát triển đã phần nào giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhậ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệ và dịch vụ.
Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Hệ thống chợ, cửa hàng tiế tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Một số ngành dịch vụ mới được hình thành và phát triển như dịch vụ sản xuất nông nghiệp, xăng dầu, vận tải, điện tử. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tăng, huy động vốn và cho vay vốn đạt kế hoạch hàng năm, tỉ lệ nợ xấu giảm. Dịch vụ bưu chính – viên thông phát triển khá, tái cơ cấu về mặt tổ chức để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mạng lưới thông tin lien lạc thông suốt ở hầu hết các khu vực trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.
Các thành phần kinh tế , đặc biệt là kinh ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top